7400 năm trước, trên bình nguyên Mesopotamia, ở khu vực hạ lưu của 2 con sông Euphrates và Tigress xuất hiện một thành bang có nền văn minh cao.
Nền văn minh này sớm hơn văn minh Ai Cập cổ đại khoảng 1000 năm, và sớm hơn văn minh Babylon và Ấn Độ 3000 năm, sớm hơn văn minh Trung Hoa và Hy Lạp 3500 năm. Thành bang này tên là Eridu, là thành trì đầu tiên của nền văn minh nhân loại lần này. Nền văn minh này gọi là văn minh Sumer. Những người tạo ra nền văn minh này chính là người Sumer.
Theo thuyết tiến hóa của Darwin, 7400 năm trước, nhân loại trên trái đất đều thuộc về thời kỳ đồ đá, họ khoác da thú, sống ngày nào biết ngày ấy, làm bạn với cầm thú… Thế nhưng, trên bình nguyên Mesopotamia, tại sao lại có người Sumer xuất sắc đến vậy, đã phát triển một nền văn minh cao độ, hơn nữa lại xuất hiện rất đột ngột kỳ lạ. Vậy người Sumer rốt cuộc là ai?
Phát hiện khảo cổ – cái nôi của nền văn minh nhân loại
Năm 1877, nhà khảo cổ Pháp là Ernest Choquin Sarzec, khi khảo cổ ở Telloh đã phát hiện ra di chỉ thành phố Sumer Lagash. Sau đó, tại Lagash, các nhà khảo cổ khai quật được trên 100.000 tấm có chữ hình nêm, và một bức tượng được họ nhận định là một công chúa Lagash.
Nhìn y phục của công chúa, quả là rất giống với Hán phục. Tư thế tay của cô cũng rất quen thuộc, rất giống với kiểu tay xếp chồng lên nhau thi lễ của Khổng Tử.
Họ còn phát hiện ra trong những pho tượng khác, cũng có kiểu xếp tay thi lễ như thế này. Liệu có khả năng Hán phục có nguồn gốc từ trang phục quý tộc của người Sumer chăng? Xếp tay thi lễ của Khổng Tử cũng có nguồn gốc từ lễ nghi của người Sumer chăng?
Hơn nửa thế kỷ qua, người phương Tây đã có bước tiến triển lớn trong việc giải mã các văn vật của người Sumer, tuy nhiên những nội dung giải mã này lại rất ít được công bố.
Bởi vì sự thực lịch sử được ghi chép trong các văn vật của người Sumer nói rõ rằng, văn minh Sumer là khởi nguồn của văn minh phương Đông và phương Tây, hơn nữa Thiên Thần trong các câu chuyện Thần thoại rất gần với Thần thoại Trung Hoa.
Có thể nói rằng, ít nhất Thần thoại Trung Hoa được cải biên từ Thần thoại Sumer, chỉ là Thần thoại Trung Hoa đã bị mất rất nhiều nội dung.
Ví như, trong Thần thoại Sumer, Thần tối cao có 3 vị là Enki, Ninmah và Enlil, họ là thủ lĩnh của người dòng tộc Anunnaki, cũng là 3 anh em. Trong đó, Enki là vị Thần hình rắn, Enlil là vị Thần hình trâu. Rắn và trâu là biểu tượng của 2 đại gia tộc Enki và Enlil.
Có một thuyết cho rằng, 3 vị Thần chính này hoàn toàn đối ứng với Tam Hoàng trong Thần thoại Trung Hoa. Enki đối ứng với Thái Hạo Phục Hy, Ninmah đối ứng với Nữ Oa, Enlil đối ứng với Viêm Đế Thần Nông.Enki đối ứng với Thái Hạo Phục Hy, Ninmah đối ứng với Nữ Oa,
Trong “Tam Hoàng bản kỷ” của Tư Mã Trinh cũng có nói đến “Thiên Hoàng, Địa Hoàng và Nhân Hoàng là Tam Hoàng. Tức là ban đầu khi khai thiên tịch địa, khởi đầu quân thần, có hình vẽ ghi chép lại, không thể hoàn toàn phủ định”.
Cũng có nghĩa là, Tư Mã Trinh đã cung cấp cho chúng ta một phiên bản khác của Tam Hoàng, đó chính là, bất kể là cách nói Phục Hy, Nữ Oa, Viêm Đế, hay cách nói Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng, đối ứng với Thần thoại Sumer, đều tương thông.
Enki có nghĩa là Thần của Trái Đất, có thể đối ứng với Địa Hoàng, trong Thần thoại Trung Hoa chính là Phục Hy.
Enlil có nghĩa là Thần của Bầu Trời, có thể đối ứng với Thiên Hoàng.
Ninmah có nghĩa là Nữ Thần Sinh Sản, có thể đối ứng với Nhân Hoàng Nữ Oa.
Sự đối ứng của 3 vị Thần chính của người Sumer và Tam Hoàng, có lẽ sẽ là mấu chốt giải mã chân tướng lịch sử thượng cổ.
Athrahasis là Thần thoại Sáng thế hoàn chỉnh nhất cổ xưa nhất của nhân loại hiện còn lưu lại, so với bản Kinh Thánh sớm nhất, nó còn có trước cả 1700 năm, được viết bằng chữ Sumer và Akkad, đã miêu tả chi tiết quá trình tạo ra con người của Enki và Ninmah, cũng là Phục Hy và Nữ Oa.
Nếu nhân loại là do Enki và Ninmah sáng tạo ra, như thế thì hoàn toàn lật đổ và phủ định toàn bộ tín ngưỡng văn hóa phương Tây. Vì vậy ở phương Tây, bất kể là giới tôn giáo hay giới lịch sử, đối với nền văn minh Sumer, họ luôn coi là vùng cấm nhạy cảm.
Như vậy, vấn đề đặt ra là, trí tuệ của nhân loại rốt cuộc là từ đâu? Là sự tiến hóa của các loài hay là Thần từ vũ trụ ban cho?
39 cái đầu tiên trên thế giới
Năm 1959, một cuốn sách bán chạy về văn minh Sumer đã ra đời, tác giả là nhà Sumer học nổi tiếng người Mỹ Samuel N. Kramer. Cuốn sách tên là “Lịch sử khởi nguồn từ Sumer” (History Begins at Sumer), trong sách liệt kê 39 cái đầu tiên trên thế giới của người Sumer, bao gồm ngôn ngữ, văn tự, công trình thủy lợi, kiến trúc, thiên văn, lịch pháp, trường học, tôn giáo, dược học, toán học, nông nghiệp, Thần thoại, văn học, sử thi, âm nhạc v.v.
Ngày nay, bất kỳ nguyên tố văn minh nào mà chúng ta quen thuộc, đều là người Sumer trong thời đầu sáng tạo văn minh chế định ra.
Ví dụ, chúng ta sử dụng lịch pháp 1 ngày 24 tiếng đồng hồ, 1 tiếng là 60 phút, 1 phút là 60 giây, hệ lục thập phân này chính là khởi nguồn từ văn minh Sumer.
Người Sumer không chỉ nắm bắt được kỹ thuật hợp kim, mà còn có kỹ thuật chữa bệnh khá cao siêu. Họ biết rằng, chỉ cần bỏ phần đục trong thủy tinh thể đi, thì có thể trị được chứng đục thủy tinh thể. Họ còn có hệ thống pháp luật kiện toàn, bảo vệ người thất nghiệp, người lao động. Trong phiên tòa có chế độ bồi thẩm đoàn.
Họ có lịch thái âm, lợi dụng trăng tròn trăng khuyết để đo lường năm tháng. Đây cũng là lịch lâu đời nhất trên thế giới. 12 cung hoàng đạo, chiêm tinh chòm sao… đều có khởi nguồn từ người Sumer.
4700 năm trước, người Sumer đã biết trái đất quay xung quanh mặt trời. Điều khiến người ta kinh ngạc hơn là, người Sumer đã tính chính xác tuế sai của trái đất quay quanh mặt trời, cứ 72 năm lệch 1 độ, và sau 25.920 năm, trục trái đất sẽ lệch 1 vòng.
Họ còn tính chính xác quỹ đạo chuyển động của tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời, chỉ có quỹ đạo sao Diêm Vương là có sai lệch một chút. Ngoài ra người Sumer còn biết 3 hành tinh mà mắt thường không nhìn thấy được, đó là sao Thiên Vương, sao Hải Vương và sao Diêm Vương. Họ còn nói, sao Thiên Vương là tinh cầu màu lục lam có nguồn nước dồi dào, sao Hải Vương là tinh cầu màu lam lục có đầy những ao hồ, giống như là tận mắt trông thấy vậy.
Trên thực tế, nhân loại phát hiện ra 3 hành tính này, là vào những năm 1781, 1846 và 1930, hơn nữa là áp dụng khoa học kỹ thuật huyền bí (công năng đặc dị) để phát hiện ra. Đến năm 1986, từ các bức ảnh của thiết bị thăm dò Voyager-2, mới chứng thực được sao Thiên Vương là màu lục lam, và đến năm 1989 mới chứng thực được sao Hải Vương là màu lam lục.
Ngoài ra, người Sumer còn có trường học đầu tiên trên thế giới, bản ghi chép học sinh thiếu bài đầu tiên, bộ pháp điển đầu tiên, còn có bản tình ca sớm nhất, phân loại sách sớm nhất, tranh chân dung sớm nhất, bể nuôi cá cảnh sớm nhất, chữ viết sớm nhất, tranh luận văn học sớm nhất, phương thuốc dược điển sớm nhất, sách nông nghiệp sớm nhất v.v.
Tất cả những nguyên tố văn minh nhân loại, dường như đều được người Sumer phát minh ra.
Cội nguồn văn minh phương Đông và phương Tây
Đến nay, nhân loại vẫn chưa phá vỡ “mô hình văn minh” mà người Sumer đã chế định ra 5500 năm trước. Rất nhiều phát minh và thành tựu đều vượt trước văn minh cận đại của châu Âu hàng mấy nghìn năm. Có thể nói, sự khởi nguồn của văn minh châu Âu là sự copy của nền văn minh Sumer.
Hiện nay, đối với sự khởi nguồn của trí tuệ nhân loại, có 2 thuyết. Thuyết thứ nhất cho rằng, trí tuệ của nhân loại là sinh ra trong quá trình lao động lâu dài. Thuyết này đương nhiên là sự suy luận trên cơ sở thuyết tiến hóa. Thực ra năm xưa, Darwin đã từ chối thảo luận về khởi nguồn của trí tuệ nhân loại. Do đó thuyết này chỉ là giả thuyết trên cơ sở của một giả thuyết khác. Tuy nhiên sau khi nó ra đời, nó được đại đa số tiếp nhận, coi là đương nhiên.
Thuyết thứ 2 cho rằng, trí tuệ của con người là Thần từ vũ trụ trao cho. Thuyết này là trên cơ sở các Thần thoại thời kỳ đầu của nhân loại. Ví dụ trong Thần thoại Trung Hoa, trí tuệ của nhân loại là đến từ sự truyền thụ của Phục Hy. Người Hy Lạp cổ cho rằng, trí tuệ nhân loại đến từ Thần Prometheus. Còn trong Kinh Thánh thì cho rằng, trí tuệ nhân loại đến từ Satan, chính là con rắn bảo Eva ăn trái cấm.
Nếu dùng thuyết thứ nhất để giải thích khởi nguồn của trí tuệ nhân loại, thế thì người Sumer đúng là Thần của nhân loại rồi. Bởi vì người Sumer đã sáng tạo ra tất cả những nhân tố của nền văn minh nhân loại. Nếu lao động là khởi nguồn của trí tuệ, thế thì người Sumer và dân tộc khác hoàn toàn không thể đứng trên cùng một tầng thứ tiến hóa, thì họ hoàn toàn không thể là cùng một chủng loại với nhân loại.
Nếu dùng thuyết thứ 2 để giải thích khởi nguồn của trí tuệ nhân loại, thế thì người Sumer chính là những đứa con của Thần, là sự sáng tạo của Thần do Đấng Tạo Hóa an bài.
Tuy nhiên sẽ xuất hiện vấn đề, nếu trí tuệ nhân loại là do Thần từ vũ trụ trao cho, thế thì tại sao Thần lại chỉ lựa chọn người Sumer làm trung gian truyền bá trí tuệ?
Danh sách các vị vua của người Sumer
Đây là một tấm bảng đất 3300 năm trước, trên có bản đồ địa điểm có tên là Nippur – một trong những thành phố lâu đời nhất của người Sumer, cũng là quê hương của Enlil – vị Thần của Bầu Trời, được gọi là Đô thành của Vua của Gió.
Năm 1900, nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Đức Hermann Hilprecht dẫn đầu đoàn khảo cổ đến Nippur. Ở đó, họ phát hiện ra 1 tấm bảng bằng đất có các chữ hình nêm, nội dung khiến tất cả các chuyên gia đều tròn mắt ngạc nhiên. Nội dung văn tự chia làm 2 phần, phần thứ nhất ghi chép 8 vị vua Sumer và thời gian cai trị của họ. Phần thứ 2 ghi chép 23 vị vua Sumer và thời gian cai trị của họ. Do đó tấm bảng đất này được giới học thuật gọi là “Danh sách các vị vua Sumer”.
Danh sách các vị vua Sumer này có 2 điểm khiến các chuyên gia toàn thế giới cảm thấy đáng sợ. Theo các tư liệu khảo cổ, các thành bang lớn đương thời gồm có Eridu, Kish, Lagash, Uruk, Ur và Nippur. Điểm đáng sợ đầu tiên là thời gian cai trị của 8 vị vua ở phần thứ nhất đối với 6 thành bang này. Trong đó mở đầu có 1 câu vô cùng thần bí, khiến các chuyên gia học giả toàn thế giới tranh luận khôn nguôi: “Quyền của vua từ Trời xuống, giáng hạ ở Eridu”.
Eridu chính là tòa thành đầu tiên của nhân loại.
Như trên đã nói, người Sumer dùng con số hệ lục thập phân, còn thời gian tại vị của quốc vương thì dùng đơn vị ‘sar’ và ‘ner’. Hiện nay, giới học thuật công nhận phép tính là 1 sar = 3600 năm; 1 ner = 600 năm.
Trong ghi chép của phần thứ nhất, đầu tiên ghi chép là Vương tộc từ trên Trời giáng hạ, sau đó họ đến Eridu.
- Vị vua đầu tiên Alulim cai trị 8 sar tức 28.800 năm
- Vị vua thứ hai Alalngar cai trị 10 sar tức 36.000 năm
- Vị vua thứ ba En-men-lu-ana cai trị 12 sar tức 43.200 năm
- Vị vua thứ tư En-men-gal-ana cai trị 8 sar tức 28.800 năm
- Vị vua thứ năm Dumuzid cai trị 10 sar tức 36.000 năm
- Vị vua thứ sáu En-sapid-zid-ana cai trị 8 sar tức 28.800 năm
- Vị vua thứ bảy En-men-dur-ana cai trị 5 sar và 5 ner tức 21.000 năm
- Vị vua thứ tám Ulbara-Tutu cai trị 5 sar và 1 ner tức 18.600 năm
Tổng thời gian cai trị của 8 vị quốc vương này là 241.200 năm.
Con người có thể sống lâu thế này sao? Do đó những khoảng thời gian này khiến các chuyên gia cảm thấy vô cùng đáng sợ.
Sau đó đã xảy ra điều gì? Đó chính là Đại hồng thủy hủy diệt thế giới.
Sau đó trên danh sách các vị vua Sumer xuất hiện một câu: “Sau khi xảy ra Đại hồng thủy, vương quyền lại lần nữa từ trên Trời xuống. Vương quyền ở Kish”.
Thế là bảng các vị vua Sumer bước vào phần thứ 2.
Điểm đáng sợ ở phần thứ 2 không phải là thời gian rất lâu dài, mà là sau khi Đại hồng thủy, ghi chép trong bảng danh sách dần dần đối ứng với lịch sử khảo cổ. Hơn nữa sau khi đến phạm vi mà các nhà khảo cổ có thể chứng thực được, lại trở nên chính xác vô cùng.
Vị vua Sumer đầu tiên được các nhà khảo cổ chứng thực là Gilgamesh. Trong các bảng bằng đất có văn tự hình nêm được khai quật, có một tấm khắc “Sử thi Gilgamesh”. Tấm bảng đất này 30 năm trước đã từng bị lấy trộm khỏi Iraq, năm 2019 sau khi được phát hiện ra ở Mỹ, đã được hoàn trả Iraq.
Trên bảng danh sách các vị vua Sumer, thời gian tại vị của Gilgamesh chỉ là 126 năm. Hơn nữa ghi chép trên các bảng bằng đất này nói rằng, vua Gilgamesh là hậu duệ của Thần và con người, có trí tuệ và sức mạnh của Thần.
Ghi chép này vừa vặn chứng tỏ rằng, những ghi chép về thời gian cai trị lâu dài của các vị vua Sumer trước thời Gilgamesh, không chỉ là thực sự tồn tại, mà còn là sự tồn tại của bán Thần bán nhân (nửa Thần nửa người).
Trong 2100 tấm bảng bằng đất khai quật từ thành Nippur, các chuyên gia đã phát hiện ra “Kinh Cựu Ước – Sáng thế ký”, Thần thoại Hy Lạp, Thần thoại Babylon v.v.
Câu chuyện Thần thoại Sáng thế nổi tiếng của phương Tây này, chỉ là sao chép từ văn bản ban đầu của người Sumer. Thần thoại Trung Hoa dường như cũng là phiên bản của Thần thoại Sumer.
Như trên đã nói về sự đối ứng của Tam Hoàng với 3 vị Thần chính của người Sumer. Trong “Tam Hoàng bản ký”, Tư Mã Trinh ghi chép rằng: “Phục Hy, Nữ Oa đều là hình nửa người nửa rắn, Viêm Đế là hình nửa người nửa trâu”.
Trong ngôn ngữ Sumer, danh từ Enki thì “ki” là đất, trái đất, “en” là chủ nhân. Enki có thể dịch thành Chúa của Trái Đất. Có thuyết cho rằng, Enki là vị Thần đầu người thân rắn, là vị Thần Trí tuệ trong vũ trụ, cũng là vị Thần tạo ra nền văn minh nhân loại sau Đại hồng thủy, cũng là người sáng lập trật tự thế giới của nhân loại.
Văn minh Sumer chính là mô hình chế độ quản lý và hình mẫu văn minh nhân loại đầu tiên được kiến lập sau Đại hồng thủy. Còn các việc như việc bảo vệ kéo dài sinh mệnh các chủng tộc nhân loại, mở ra trí tuệ nhân loại, dường như đều là sự việc của gia tộc Enki.
Tuy nhiên, trong con mắt của người Sumer, vị Thần chủ có cống hiến cực lớn đối với văn minh nhân loại này, lại bị người phương Tây xấu xí hóa thành con rắn độc và ma quỷ Satan.
Người phương Tây một mặt thừa nhận con rắn lớn đã mở ra trí tuệ nhân loại, một mặt lại dốc sức xấu xí hóa, nói rằng con rắn lớn mê hoặc khắp thiên hạ.
Trong Thần thoại Sumer, sau Đại hồng thủy, Enlil là vị Thần truyền thụ cho người Sumer tri thức nông nghiệp và kỹ thuật trồng trọt ngũ cốc. Ông sáng tạo ra các nông cụ như cuốc chim, giúp người Sumer tiến vào thời đại nông nghiệp, và cũng là vị Thần nông nghiệp của người Sumer.
Trên thực tế, vườn Eden chính là khu vườn của Viêm Đế Thần Nông. Điểm này hoàn toàn khớp với Viêm Đế Thần Nông.
“Phong tục thông nghĩa – Tam Hoàng” có ghi chép rằng: “Phục Hy mất, Thần Nông làm vua, đẽo gỗ làm cày, gọt gỗ làm cán cày. Ông đem lợi ích của cày dạy cho thiên hạ”.
Enlil là vị Thần của Bầu Trời của người Sumer, đại diện cho lợi ích của Thần tộc, yêu cầu nhân loại thực hiện nghĩa vụ, gánh trách nhiệm. Ông cai quản công chính, pháp luật, nhân quả, thúc đẩy nhân loại làm việc, đổi lấy sự công bằng và hồi báo, làm rõ việc nhân loại có tồn tại nghĩa vụ và quyền lợi. Nhân loại được Thần tộc sáng tạo ra, nuôi dưỡng và bảo vệ, thì cần phải cống hiến năng lượng nào đó để báo đáp Thần tộc.
Do đó có một thuyết cho rằng, Enlil luôn đứng trên quyền lợi của Thần tộc để suy xét vấn đề. Ông cho rằng, Enki và Ninmah sáng tạo ra nhân loại, cấp trí tuệ cho con người, sẽ tạo ra sự uy hiếp tiềm ẩn đối với Thần tộc. Do đó từ việc tạo ra con người lúc ban đầu đến khai mở trí tuệ nhân loại, Enlil đều ra sức phản đối.
Enlil đối ứng với Viêm Đế Thần Nông, cũng là 1 trong những nguyên mẫu của Giê-hô-va, vị Thần chủ của người phương Tây. Cũng có nghĩa là, người da trắng phương Tây là thuộc về Enlil, cũng có nghĩa là gia tộc của Giê-hô-va. Còn người phương Đông là gia tộc Enki, là con dân của Phục Hy.
Trong Thần hệ của người Sumer, Ninmah là vị Thần chủ quan trọng cuối cùng trong Tam Hoàng đến với trái đất, cũng là Nữ Thần sinh sản, Thần y học và Nữ Thần hòa bình.
Trong tiếng Sumer, “Nin” là từ tính âm, biểu thị nghĩa phụ nữ và Nữ Thần. Ninmah có thể dịch là Người phụ nữ cao quý.
Trong chữ Hán, chữ Oa vốn có nghĩa là sinh sản, do đó Ninmah đối ứng với Nữ Oa, cũng là vị Nữ Thần sinh sản, Bà là người sáng tạo ra nhân loại, được người Sumer gọi là Mẹ của chư Thần, Mẹ của bầy con.
Theo ghi chép của các bản bằng đất của người Sumer, sự xuất hiện của Ninmah có liên quan đến việc người Anunnaki không thích ứng với môi trường trái đất. Là vị Thần y học, Ninmah chịu trách nhiệm về sức khỏe của người Anunnaki, điều hòa mối quan hệ giữa Thần tộc và hệ sinh thái trái đất, cải thiện chủng loại hệ sinh thái trái đất, bồi dưỡng tính thích ứng của giống loài của hành tinh mẹ với thổ nhưỡng trái đất.
Đối với giải mã gen và năng lực điều tiết, khả năng của Ninmah vượt xa Enki, nên Bà là người thực hiện chính công việc sáng tạo nhân loại.
Enki và Ninmah cũng chính là Phục Hy và Nữ Oa tạo ra con người. Cũng không phải sáng tạo 1 lần là thành công, mà là sáng tạo ra 3 phiên bản. Trong quá trình quan sát thử nghiệm 3 phiên bản nhân loại, trong một cơ hội tình cờ, Enki và 2 cô gái nhân loại có quan hệ. Kết quả giữa Thần và con người hoàn toàn không có cách ly về sinh dục.
Hai cô gái nhân loại này đã sinh cho Enki 1 con trai và 1 con gái. Con trai tên là Adapa, con gái tên là Titi. 2 đưa con này là mẫu hình đặc biệt nhất trong nhân loại, là lai giữa Thần rắn Enki và con người, là huyết thống bán nhân bán Thần.
Loại người nửa người nửa Thần này chính là tổ tiên của người Sumer, cũng là tổ tiên của người Hoa Hạ. Cũng có nghĩa là, người Hoa Hạ có mối quan hệ rất rõ ràng với Thần rắn Enki, cũng chính là Phục Hy.
Có một thuyết cho rằng, ban đầu Enlil cực lực phản đối việc tạo ra con người, do đó việc tạo con người thực hiện ở căn cứ của Enki, tức là Abzu ở Đông Phi.
Nhân loại học phân tử hiện đại đã chứng thực, khởi nguồn của nhân loại là ở Đông Phi. Di chỉ Abzu cũng đã được tìm thấy. Do đó, Thần thoại, phân tử học, khảo cổ, đã hình thành chuỗi chứng cứ hoàn chỉnh, đã chứng minh việc Thần sáng thế mới là lịch sử chân thực.
Cũng có nghĩa là, học thuật chính thống hiện đại quy việc diễn hóa nhân chủng là nhân tố môi trường tự nhiên, điều này là không có căn cứ, bởi vì:
- DNA của nhân loại không thay đổi theo sự thay đổi của môi trường;
- Sự diễn hóa của nhân chủng là phân hóa nhóm đơn bội. Nếu là kết quả của sự vô ý thức tự nhiên, thì ắt sẽ là kết cấu cành cây.
Điều này cho thấy, sự diễn hóa nhân chủng là kết quả của sự lựa chọn, đằng sau đó là có bàn tay của Thượng Đế lựa chọn nhân loại để tiến hành cải thiện nhân chủng. Kết cấu chuỗi đơn này hiện thị ra rằng, đồng thời với việc Thần tiến hành cải thiện nhân chủng, Thần cũng đang quan sát nhân loại, chỉ lựa chọn một loại trong đó để tiến hành tối ưu hóa, sau đó lại xuất hiện mấy loại, rồi lại lựa chọn chủng loại.
Do đó sự tối ưu hóa chủng tộc nhân loại vẫn là sự tiếp tục của việc Thần tạo ra con người.
Tuy nhiên lại xuất hiện vấn đề. Theo ghi chép của kinh Phật và kinh Đạo rằng, Phật, Đạo tạo thế giới chỉ cần 1 niệm là thành, nhưng Enki, Ninmah tạo con người lại cần công trình gen, tại sao họ lại không thể 1 niệm tạo thành con người? Do Thần lực không đủ chăng? Họ là những vị Thần ở cảnh giới nào? Vấn đề này vẫn chưa có lời giải.
Lý Minh – Xinbuxinyouni
Trung Hòa biên dịch
Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.
- Xem thêm:
- Phát hiện đàn cá hóa thạch 50 triệu năm tuổi trong đá vôi tại Mỹ
- Giải mã bí ẩn xây dựng kim tự tháp Ai Cập: Công nghệ cao, liên quan chòm sao Lạp Hộ?
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!