‘Tiếu đàm phong vân’ – Tập 10: Tri nhân thiện nhiệm (Phần 2)

tieu dam phong van 2 minh chan tuong
Tiết mục kể chuyện lịch sử “Tiếu đàm phong vân” của đài truyền hình Tân Đường Nhân, do Giáo sư Chương Thiên Lượng thuyết giảng. (Ảnh: Tân Đường Nhân)

Ngụy Văn Hầu trọng dụng Nhạc Dương, Tây Môn Báo

Đợi sau ba tháng, Nhạc Dương hạ lệnh công thành, đích thân chỉ huy, thế tiến công mạnh mẽ. Thành trì lập tức không giữ được.

Đại thần trong Trung Sơn bàn bạc đối sách, Công Tôn Tiêu tâu lên Vua của Trung Sơn rằng ông ta có một biện pháp có thể lui binh, đó là đem Nhạc Thư con trai của Nhạc Dương trói vào cột cờ, treo lên, yêu cầu Nhạc Dương nếu như không rút quân, sẽ chém đầu con trai của ông ta. Nhạc Thư bị treo lên cột cờ, từ xa cầu phụ thân cứu mạng.

Nhạc Dương mắng lớn, “Thằng con xấu xa, cho ngươi nhiều thời gian như vậy. ngươi đã không biết phò tá Vua trị lý quốc gia, đến lúc lâm nguy, lại không thể giúp Vua hạ quyết tâm đầu hàng, bây giờ ngươi còn khóc như một đứa trẻ, thực là đáng chết!”

Sau đó Nhạc Dương giương cung, Nhạc Thư ở phía trên kêu khổ liên hồi, vua của Trung Sơn hạ lệnh thả anh ta xuống.

Công Tôn Tiêu lại tâu, cứ đem Nhạc Thư giết đi, lấy thịt nấu canh, rồi mang sang cho Nhạc Dương. Công Tôn Tiêu nói tình thân nào vượt qua tình phụ tử được, cha thấy con trai chết thảm như vậy, trong lòng đau xót, tâm trí sẽ loạn, không còn tâm sức chỉ huy chiến đấu. Nhân lúc đó, chúng ta sẽ điều quân đánh một trận lớn, biết đâu sẽ thắng. Cơ Quật liền nghe theo kiến nghị của Công Tôn Tiêu, giết chết Lạc Thư, làm một bát canh, bưng sang doanh trại của Nhạc Dương, nói đây chính là thịt của tiểu tướng quân.

Nhạc Dương bê bát canh nói “thằng con xấu xa”, sau đó ăn hết bát canh trước mặt sứ thần. Ông còn nói với sứ thần, ngươi về tâu lại với Vua của ngươi, trong doanh trại của chúng ta có nồi to lắm, là để chuẩn bị cho Vua của các ngươi đó.

Sau khi sứ thần ra về, nước Trung Sơn cuối cùng không còn cách nào lui binh, Vua Trung Sơn treo cổ tự sát. Sau khi tự sát, thành bị công phá. Nhạc Dương chở hết của cải châu báu trong kho về thành đô của nước Ngụy.

Khi đó Ngụy Văn Hầu đích thân ra ngoài xa đón, ông nói ai chà, vì việc của quả nhân khiến con trai khanh bị giết, quả nhân rất đau lòng. Nhạc Dương tâu, đại trượng phu lập công danh vì chủ của mình. Con trai thần đích thực phò tá một hôn quân vô đạo, cũng là mang tội chết, thần không dám vì chút tư tình mà làm hỏng việc công của Quốc Vương.

Sau đó Ngụy Văn Hầu bày yến tiệc thiết đãi Nhạc Dương, khi đó cũng là đại yến quần thần. Nhạc Dương trong buổi yến tiệc rất tự mãn, cảm thấy công lao của mình phi thường nên vô cùng tự tin và ngạo mạn.

Ngụy Văn Hầu nói với Nhạc Dương, ta có hai rương đồ vật muốn tặng cho khanh, nhưng tuyệt đối không nên mở ra ngay tại triều, đợi tan tiệc về nhà hãy kín đáo xem. Vì Quốc Vương đã xây cho ông một dinh phủ mới, ngay sau khi yến tiệc kết thúc, Nhạc Dương mang theo hai rương đồ vật đã được niêm phong cẩn thận ra về, trong lòng còn nghĩ, Quốc Vương nhất định ban cho ta bảo bối quý giá, sợ người khác trông thấy sinh tâm đố kỵ, nên mới bảo ta về nhà hãy xem.

Khi ông ta mở niêm phong để xem thì thấy đồ vật trong hai cái rương tất cả đều là thư tín, là những cáo trạng mà năm đó những đại thần kia gửi cho Quốc Vương, khuyên tuyệt đối không thể dùng Nhạc Dương. Ngày hôm sau Nhạc Dương vào triều, ông hướng đến Quốc Vương biểu thị cảm tạ, thưa rằng nếu như không có sự tín nhiệm của Quốc Vương, thần không thể nào ở tiền tuyến lập công được. Ngụy Văn Hầu nói nếu như không có khanh, nước Trung Sơn không thể bị đánh hạ, nếu như không có ta, khanh xác thực tác chiến với ngoại bang cũng khó khăn, ta thấy khanh đã rất khổ cực, ta phong cho khanh một nơi là Linh Thọ, khanh đến đó làm Linh Thọ Quân đi, nói xong hạ lệnh giải trừ binh quyền của Nhạc Dương.

Sau khi Trung Sơn bị đánh hạ, còn có một việc nhỏ xen giữa. Ngụy Văn Hầu thấy Trung Sơn quá xa xôi, cần một người tin cẩn đi trấn thủ. Ông phái chính thế tử của mình, tên là Ngụy Kích, là người chuẩn bị kế thừa ngôi vị Quốc Vương, đến Trung Sơn cai quản.

Khi Ngụy Kích rời khỏi quốc đô, trông thấy một nho sinh gọi là Điền Tử Phương, ngồi một cỗ xe rách nát ngang nhiên đến, dáng vẻ ngạo mạn. Ngụy Kích cũng là một thế tử tôn trọng nho sinh, nên đứng bên vệ đường hướng về Điền Tử Phương hành lễ. Điền Tử Phương ngạo nghễ không để ý, ngồi xe lướt qua.

Lúc ấy Ngụy Kích trong lòng thấy khó chịu, đuổi về phía trước giữ chặt ngựa của Điền Tử Phương nói, ta hỏi ngươi một vấn đề, Điền Tử Phương đáp xin mời ngài. Người phú quý có thể ngạo mạn đối với người khác không, người nghèo có thể ngạo mạn đối với người khác không?

Điền Tử Phương trả lời nếu như người có phú quý, người làm sao có thể ngạo mạn đối với người khác? Nếu như Quốc Vương ngạo mạn đối với người khác, thì sẽ mất nước, nếu như một đại phu ngạo mạn đối với người khác, thì sẽ mất nhà, nhưng là một người nghèo giống như ta, ta không có cái gì, Quốc Vương nếu như nghe lời ta, ta sẽ bất chấp khó khăn đưa ra cho Quốc Vương một số chủ ý, nếu như Quốc Vương không nghe ta, ta sẽ xỏ giày rời đi, ai có thể ngăn được ta đây? Đó là lý do vì sao năm đó Ân Trụ Vương là vạn thừa chi chủ lại bị Chu Vũ Vương tiêu diệt, mà Chu Vũ Vương lại không thể thuyết phục được Bá Di và Thúc Tề ở núi Thủ Dương nghe theo, vì Bá Di và Thúc Tề là người nghèo, không có bất kỳ sự việc gì khiến bọn họ cảm thấy không thể mất.

Những lời nói này khiến Thế tử Kích á khẩu không nói nên lời, còn Điền Tử Phương quay người rời đi. Tôi cảm thấy những lời Điền Tử Phương nói, thật ra không thật sự có đạo lý. Cho dù là phú quý hay nghèo hèn đều nên khiêm nhường, chứ không nên ngạo mạn. Điền Tử Phương thốt ra những lời ngạo mạn này, kỳ thật không hẳn là ngạo mạn, mà là một người cứng cỏi. Tóm lại một người không thể ngạo mạn đối với người khác, nhưng bản thân mình nhất định phải có tự tôn.

Chúng ta biết Nhạc Dương có ba phương diện tương đối tốt, thê tử của ông ta tốt, hậu thế của ông ta tốt, ông ta đánh trận tốt. Trong hậu thế của ông ta có một vị tướng lừng danh của nước Yên gọi là Nhạc Nghị. Trong “Tam quốc chí” nói, Gia Cát Lượng “Cung canh lũng mẫu, hảo vi lương phụ ngâm, mỗi thường tự bỉ Quản Trọng Nhạc Nghị” tức là “Tự mình cày ruộng, thích ngâm nga Lương Phụ, hàng ngày thường tự so sánh mình với Quản Trọng, Nhạc Nghị”. Quản Trọng và Nhạc Nghị đều là tướng quốc nổi tiếng. Nhạc Nghị là một tướng quân vô cùng vô cùng nổi tiếng vào những năm Chiến Quốc, dựa theo ghi chép của “Sử ký – Nhạc Nghị liệt truyện”, ông là hậu thế của Nhạc Dương. 

Sau khi đánh hạ Trung Sơn, Ngụy Văn Hầu hướng ánh mắt nhìn về phía Nghiệp Thành. Nghiệp Thành hiện nay là huyện Lâm Chương, tỉnh Hà Bắc, vị trí khi đó ở vào chỗ giao giới của ba nước Ngụy, Hàn, Triệu. Phía bắc nước Ngụy, phía nam nước Triệu, nó thuộc về nước Ngụy quản lý. Ngụy Văn Hầu nói Nghiệp Thành thiếu một Thái Thú, ai là người phù hợp quản lý nơi đây? Ông lại hỏi Địch Hoàng, Địch Hoàng đã đề cử Nhạc Dương mà. Địch Hoàng thưa thần cảm thấy Tây Môn Báo tương đối phù hợp. Ngụy Văn Hầu liền phái Tây Môn Báo đến Nghiệp Thành.

Tranh bán thân Tây Môn Báo trong “Cổ Thánh hiền tượng lược truyện”. (Ảnh: Sở hữu công cộng)
Tranh bán thân Tây Môn Báo trong “Cổ Thánh hiền tượng lược truyện”. (Ảnh: Sở hữu công cộng)

Khi Tây Môn Báo vừa đến Nghiệp Thành, phát hiện nơi này quá tiêu điều, hoang vu, nhân khẩu thưa thớt. Ông cho gọi dân chúng hỏi nguyên nhân. Dân chúng thưa, chúng tôi khổ nhất một việc, đó là Thần sông đòi lấy vợ, gọi là Hà Bá cưới thê. Tây Môn Báo nói Hà Bá cưới thê, chuyện này chưa từng nghe qua, chuyện như thế nào?

Dân chúng thưa rằng, ở chỗ chúng tôi đây có một con sông gọi Chương Thủy, đất đai, nông nghiệp của cả khu vực đều dựa vào con sông này. Ở địa phương chúng tôi có một Vu Hịch, Vu Hịch, theo như cách gọi của chúng ta bây giờ chính là bà đồng. Bà đồng nói, Hà Bá rất thích thiếu nữ dung mạo xinh đẹp, mỗi năm phải cưới một nàng. Nếu như không cho Hà Bá một thiếu nữ như vậy, Hà Bá sẽ nổi cơn hồng thủy nhấn chìm tất cả chúng tôi. Người dân địa phương chúng tôi, mỗi năm tiêu tốn rất nhiều tiền cho Hà Bá kết thê.

Tây Môn Báo liền hỏi, cưới vợ cho Hà Bá phải hao tốn bao nhiêu tiền? Dân chúng nói đại khái phải hai, ba mươi vạn. Chúng tôi có thể cùng nhau góp lại, khổ nhất là mỗi năm bà đồng đều tới từng nhà để xem nhà ai có cô nương xinh đẹp, có thể làm vợ Hà Bá.

Nghi thức Hà Bá kết thê chính là dựng một cái lều rất đẹp, sau đó kết một con thuyền, đặt thiếu nữ vào trong thuyền, thuyền cố ý làm không chắc chắn, theo dòng nước khiến thuyền tan vỡ, thiếu nữ sẽ rớt xuống sông, đương nhiên bị chết đuối. Nào ai nỡ để tiểu nữ nhà mình bị chết đuối, nên sẽ cầm một số tiền lớn đưa cho bà đồng, đề nghị không chọn tiểu nữ nhà mình. Bà đồng đã kiếm được rất nhiều tiền. Nhà nghèo khó không có cách nào, đành phải đem con gái dâng hiến. Mà lại không phải chỉ có một bà đồng lấy tiền, khi đó có Tam lão (một người lớn tuổi phụ trách giáo hóa trong thôn thời đó), còn có Đình duyện (tương đương với bí thư trưởng của địa phương), còn có Lý trưởng (người lúc ấy phụ trách trị an địa phương) v.v., những người này đều kiếm được rất nhiều tiền từ việc này.

Tây Môn Báo nói, như vậy đi, năm nay khi Hà Bá kết thê, ta cũng muốn đi xem một lần. Đến thời điểm, Tây Môn Báo tự mình đến bờ sông. Lúc này bà đồng đã đến rồi, còn rất coi thường Tây Môn Báo, bởi vì bà là rắn đầu đàn, nên rất ngạo mạn. Bà đồng mang theo vài nữ đệ tử, còn có Tam lão ở địa phương, Đình duyện, Lý trưởng, bảy, tám người đều tới.

Tây Môn Báo nói, nghe nói hôm nay là ngày Hà Bá cưới thê, ta muốn nhìn một chút xem năm nay ai được gả cho Hà Bá? Thế là, liền mang tới một thiếu nữ. Tây Môn Báo nhìn thoáng qua nói, ai chà, thiếu nữ này không đủ xinh đẹp, Hà Bá cưới vợ, nhất định phải cưới một nữ nhân xinh đẹp nhất, ta thấy nàng này không xứng đáng. Tây Môn Báo nói, thôi như vậy đi, phiền bà đồng đi nói với Hà Bá một tiếng, nói là Thái Thú bây giờ sẽ nhanh chóng tuyển chọn một nữ nhân đẹp hơn, lập tức cho đưa tới ngay. Ông nói xong cũng ra lệnh cho binh sĩ ôm bà đồng ném xuống sông. Bà đồng đương nhiên vùng vẫy một lúc rồi chìm xuống nước.

Tây Môn Báo cung cung kính kính đứng ở bên bờ sông. Qua một lúc lại nói, ai chà, làm sao mà mãi không quay về thế, chắc là vì tuổi tác đã lớn, nói chuyện không rõ ràng, vậy thì cảm phiền mời hai nữ đệ tử đứng đầu thay bà ta thông báo một tiếng. Ông lại cho ôm hai nữ đệ tử của bà đồng thả xuống nước. Qua một hồi Tây Môn Báo lại nói, ai chà làm sao mãi vẫn không quay về, xem ra nữ phụ làm không được việc, hay là phiền mời người trông coi trị an, người lo sổ sách, đều thuộc hội Tam lão … cùng xuống gặp Hà Bá một thể. 

Mấy người này khi đó sợ đến nỗi mặt như màu đất, quỳ xuống dập đầu, biết là xuống nước sẽ chết. Tây Môn Báo coi như không nghe thấy, đem tất cả bọn họ thả xuống sông. Sau khi vứt xuống nước lại đợi một lúc, Tây Môn Báo nói, ai chà sao còn chưa quay lại, sau đó nhìn đám người bên dưới. Những người còn lại đều kinh sợ, không biết ai sẽ là người tiếp theo. Bọn họ liền quỳ xuống dưới đất dập đầu. Phàm là những người tham dự, cứ dập đầu mãi đến chảy cả máu mà không dám ngẩng lên.

Tây Môn Báo nói, các người bây giờ mới biết chuyện Hà Bá nạp thê là giả phải không? Làm sao có chuyện đó được? Nước chảy cuồn cuộn, một Thần sông làm sao lại lấy thiếu nữ ở nhân gian, làm sao còn tham luyến sắc đẹp nhân gian? Tây Môn Báo đã dùng biện pháp như vậy cắt đứt được phong tục Hà Bá kết thê ở địa phương.

Tây Môn Báo bắt đầu khởi công xây dựng công trình thuỷ lợi, lúc ấy tạo mương gọi là mương Tây Môn, bây giờ vẫn còn. Được nước sông Chương Thủy dẫn vào, khiến cho nông nghiệp nơi đó được mùa lớn.

Việc Hà Bá cưới thê, không thấy nói trong “Sử ký – Ngụy thế gia”, chỉ đề cập tới việc Tây Môn Báo cai trị Nghiệp Thành. Nhưng toàn bộ quá trình câu chuyện, được ghi chép hoàn chỉnh trong “Sử ký – Hoạt Kê liệt truyện”, hai chữ này giờ gọi là Hoạt Kê, thời cổ đọc là “Cổ tịch”. Tư Mã Thiên cảm thấy có một số người rất khôi hài như Tây Môn Báo, Thuần Vu Khôn, Đông Phương Sóc. Ông đã đem sự tích của bọn họ sưu tập lại, gọi là “Sử ký – Hoạt Kê liệt truyện”, chuyên kể những câu chuyện hài hước. Tây Môn Báo đã dùng một loại phép phản chứng. Nếu các vị nói một chuyện hoang đường, thì tôi dựa theo cách các vị nói mà làm, đạt được một kết luận hoang đường, cuối cùng để các vị tự mình gánh chịu hậu quả. 

(Còn tiếp)

Do Bi Hui thực hiện
Sương Sương biên dịch
Quý vị tham khảo 
bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Nguồn: Epoch Times Tiếng Việt


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x