Ba cảnh giới của người quân tử

Ba cảnh giới của người quân tử
Khổng Tử luận về ba cảnh giới của người quân tử. (Ảnh: Pixabay)

Thế nào là người tốt? Thế nào là người quân tử? Con người ai cũng có bản tính thiện lương, cũng muốn làm người tốt. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ thế nào là người tốt, thế nào là người quân tử thì rất dễ lầm đường lạc lối mà không tự biết..

Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe bình phẩm về một người nào đó là “người tốt”. Chúng ta có thể hiểu “người tốt” là người ‘làm việc tốt’ cho người khác, cho cộng đồng, cho mọi người. Như vậy người tốt cũng có rất nhiều mức độ biểu hiện và hành xử khác nhau, như tốt nhỏ, tốt lớn, tốt ít, tốt nhiều…

Tuy nhiên, nếu một người được đánh giá là “quân tử” thì khẳng định mọi người đều nghĩ ngay, người này nhất định phải là người tốt, hơn nữa lại là người có nhân cách, sống đàng hoàng, chân thực, chính trực, nói một là một, hai là hai, là người có thủy có chung, có chữ tín. Như vậy có thể thấy “quân tử” là ở tầng cao của “người tốt” rồi.

Vậy người “quân tử” đều cùng một tầng thứ, một cảnh giới chăng? Thế nào là người “quân tử”?

Trong các điển tịch thời kỳ đầu thời Tiên Tần thì “quân tử” có nghĩa là vương công quý tộc, hoặc bậc quân vương. Trong bài thơ Đại đông, phần Tiểu Nhã của Kinh Thi có viết: “Quân tử cất bước, tiểu nhân ngước nhìn” (Quân tử sở lý, tiểu nhân sở thị).

Khổng Dĩnh Đạt chú giải trong Thi kinh chính nghĩa rằng: “Quân tử và tiểu nhân nói ở đây có nghĩa là sự đối lập của người tại vị và thứ dân. Quân tử dẫn dắt, lãnh đạo, tiểu nhân cung cấp sức lực, lao dịch”.

Sau này, nhất là từ khi quan niệm Nho gia của Khổng Tử truyền bá ra thì “quân tử” được dùng với nghĩa là người có tu dưỡng đạo đức cao thượng. Để xem thế nào là người có tu dưỡng đạo đức cao thượng, thế nào là người quân tử, chúng ta cùng tham khảo những lời đàm thoại của thầy trò Khổng tử về người quân tử dưới đây:

Tử Lộ hỏi Khổng Tử thế nào được gọi là người quân tử. Khổng Tử nói: “Tu dưỡng bản thân, bảo trì thái độ cung kính”. (Tu kỷ dĩ kính).

Tử Lộ nói: “Như thế là đủ rồi sao?” (Như tư nhi dĩ hồ?)

Khổng Tử nói: “Tu dưỡng bản thân khiến cho mọi người xung quanh yên vui“. (Tu kỷ dĩ an nhân).

Tử Lộ nói: “Như thế là đủ rồi sao?

Khổng Tử nói: “Tu dưỡng bản thân khiến cho tất cả nhân dân bách tính đều yên vui. Tu dưỡng bản thân khiến cho tất cả nhân dân bách tính đều yên vui thì ngay cả vua Nghiêu vua Thuấn e rằng còn chưa làm nổi”. (Tu kỷ dĩ an bách tính. Tu kỷ dĩ an bách tính, Nghiêu, Thuấn kỳ do bệnh chư?).

khong tu luan ve ba canh gioi cua nguoi quan tu minh chan tuong 2
Tử Lộ, một trong các đệ tử giỏi của Khổng Tử. (Ảnh: Wikipedia)

Lời bàn

Thường chúng ta hiểu người quân tử có tu dưỡng đạo đức là người có đạo đức cao thượng, đối lập với kẻ tiểu nhân đạo đức thấp kém như: “Quân tử vì nghĩa, tiểu nhân vì lợi”; “Người quân tử chỉ nghĩ về đức, kẻ tiểu nhân chỉ nghĩ về đất đai“; hay như “Người quân tử yêu tiền tài, nhưng để có được tiền tài thì dùng biện pháp hợp với đạo nghĩa”…

Đó chỉ là cảnh giới thấp nhất của người quân tử mà đa số mọi người đều nhìn nhận. Tuy nhiên với cách nhìn của Khổng Tử thì như thế vẫn chưa được tính là người quân tử.

Theo cách nhìn của Khổng Tử thì cảnh giới thấp nhất để xứng danh là người quân tử chính là “Tu dưỡng bản thân, bảo trì thái độ cung kính“, đó là phải làm được: “Ở nhà thì hiếu thảo với cha mẹ, ra ngoài thì kính nhường bậc huynh trưởng, thận trọng lời nói mà giữ chữ Tín, yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức”.

Đây chính là cảnh giới “tu thân”, “khắc kỷ phục lễ“, “cùng tắc độc thiện kỳ thân”.

Người quân tử bậc trung thì cần phải làm được “Tu dưỡng bản thân khiến cho mọi người xung quanh yên vui”; “Người nhân thì yêu người, người có lễ thì kính trọng kẻ khác. Yêu người thì người hằng yêu lại. Kính người thì người hằng kính lại”.

Đây chính là cảnh giới “tề gia”, và bước đầu cảnh giới “trị quốc”. Người quân tử dùng đạo đức tu dưỡng cao đẹp của bản thân cảm hóa họ hàng gia tộc, xóm làng, quản lý địa phương, quản lý xã hội bằng đạo đức nhân nghĩa, khiến người người yên vui.

Tuy nhiên cảnh giới cao nhất của người quân tử chính là “Tu dưỡng bản thân khiến cho tất cả nhân dân bách tính đều yên vui”.

Đây chính là bậc cao của cảnh giới trị quốc, và là cảnh giới “bình thiên hạ”. Đó cũng chính là cảnh giới của bậc Thánh nhân như vua Nghiêu, vua Thuấn.

Như vậy không phải cứ người có học thức cao là có văn hóa ứng xử cao, không phải cứ người học Nho đều là quân tử. Vì vậy Khổng Tử cũng đã từng răn dạy học trò của ông rằng: “Các trò hãy làm Nho quân tử, chớ làm Nho tiểu nhân” (Nhữ vi quân tử Nho, vô vi tiểu nhân Nho).

Thế nên chỉ cần “Tu dưỡng bản thân, bảo trì thái độ cung kính” thì tuy chưa thành người quân tử thì cũng đã tránh xa cái họa tiểu nhân rồi.

Trung Hòa

Nguồn: NTD Việt Nam


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x