Bạn có để ý đến từng bước nhỏ trong quá trình trưởng thành của con trẻ không? Ngay cả là xoay cổ tay và uốn cong lưỡi? Kỳ thực, khi cơ thể của trẻ trưởng thành, tâm lý của trẻ cũng phát triển, nhưng các bậc cha mẹ người Hoa thường xem nhẹ vấn đề phát triển tâm lý của trẻ. Cha mẹ nên làm như thế nào?
Khi trẻ sơ sinh khoảng 4 tháng tuổi đã chuẩn bị ngồi dậy. Cha mẹ có thể kê một cái gối hoặc đệm sau lưng để bé có thể ngồi tốt hơn. Lúc này, cha mẹ có thể chuẩn bị một tấm gương để trẻ soi gương và tương tác với chính mình trong gương, điều này sẽ khiến trẻ vô cùng tò mò.
Xoay cổ tay không phải là một việc nhỏ
Thông thường lúc tay của trẻ bắt đầu có thể chuyển động thì cũng là biểu hiện rằng trẻ đã có thể cầm được muỗng. Nhưng mà, động tác quan trọng này thường bị cha mẹ bỏ qua. Rất nhiều bậc cha mẹ cho rằng trẻ lớn lên một cách tự nhiên thì tất nhiên chúng sẽ dần dần cầm được muỗng thôi.
Như vậy, tại sao động tác cầm muỗng lại có liên quan đến sự phát triển trong tương lai của trẻ? Từ khi mới lọt lòng cần người khác đút ăn đến lúc trẻ có thể tự mình cầm muỗng để ăn cơm là một chuyển biến quan trọng. Cha mẹ cần để cho con hiểu rằng đây là một việc rất tuyệt vời, cần khen ngợi trẻ. Cha mẹ nên khuyến khích mỗi khi con cái đạt được tiến bộ quan trọng.
Khi tay của trẻ bắt đầu có thể chuyển động, cha mẹ nhất định phải nói rõ với con: “Ồ, tay của con bây giờ có thể chuyển động rồi”. Sau đó, cha mẹ tốt hơn hết là nên làm lại một lần cho trẻ xem. Liên kết động tác và ngôn ngữ để trẻ hiểu đây là động tác gì.
Tại sao một số đứa trẻ phát triển ngôn ngữ rất nhanh và chiếm được ưu thế trong quan hệ giữa người với người. Điều này là do cách dùng từ của trẻ vô cùng thành thạo và kỹ năng diễn đạt của trẻ rất tốt. Mọi người đều thích những người như vậy, cho dù đang làm việc trong công ty hay là làm kinh doanh.
Trong kỳ trước, tôi đã chia sẻ về việc cha mẹ cần phải phản hồi con cái của mình. Từ lúc trẻ mấy tháng tuổi đến lúc 1, 2 tuổi, trẻ sẽ thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên, nếu cha mẹ đã quen với những thay đổi này mà không kịp thời nói cho trẻ biết thì sẽ gây ra ảnh hưởng không đáng có đến tương của trẻ.
Tôi đặc biệt lưu ý cha mẹ không nên bỏ qua những động tác nhỏ nhặt của trẻ khi các cháu còn nhỏ. Lúc 3, 4 tháng tuổi, cổ tay có thể xoay thì cha mẹ nên khẳng định và khen ngợi kịp thời, để cho bé cũng nhận thấy rằng bản thân đã có sự thay đổi lớn như vậy, cháu bé sẽ rất vui. Con bạn sẽ lặp đi lặp lại động tác này, cha mẹ hãy tiếp tục cổ vũ và khen ngợi.
Động tác quan trọng này cần được lặp lại liên tục, không chỉ là một lần. Khi trẻ có khả năng này, cha mẹ còn phải tán thưởng trẻ và cần nói rõ ràng ra.
Có thể uốn cong lưỡi thì phát âm sẽ chuẩn xác hơn
Nếu trẻ có thể uốn cong lưỡi thì hãy khuyến khích trẻ. Bời vì bằng cách này, trẻ có thể nói được những âm cuốn lưỡi và việc phát âm sẽ trở nên chính xác. Trẻ không uốn cong được lưỡi thường do 2 nguyên nhân, một là vì lưỡi quá ngắn do bẩm sinh, hai là không ai dạy trẻ đúng cách.
Trên thực tế, nếu sự phát triển thể chất và phát triển tâm lý bên trong có thể phối hợp tốt thì đứa trẻ này sẽ rất vui vẻ, hơn nữa rất ổn định.
Khi đứa trẻ lớn một chút và đi phỏng vấn, đặc biệt là người Hoa thì điều thiệt thòi nhất khi sống trong xã hội Tây phương là họ không biết tương lai mình muốn làm gì. Mục tiêu của người Mỹ rất rõ ràng, họ biết bản thân thích làm gì, yêu cái gì, mục tiêu của mình là gì. Ngược lại, người Hoa ngay cả ở độ tuổi trung niên vẫn đang tìm kiếm xem rốt cuộc bản thân mình thích làm gì.
Đừng bỏ qua sự phát triển tâm lý của trẻ
Đây là đặc điểm vô cùng phổ biến của người Hoa. Khi lớn lên về mặt thể chất thì trẻ cũng trưởng thành về mặt tinh thần. Nhưng các bậc cha mẹ người Hoa thường xem nhẹ vấn đề phát triển tâm lý của con cái. Cha mẹ người Hoa sẽ chi rất nhiều tiền để mua thức ăn trẻ em và thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh để cơ thể trẻ phát triển cường tráng khỏe mạnh. Nhưng họ không xem trọng sự phát triển tâm lý của trẻ, điểm này thường bị cha mẹ người Hoa bỏ qua.
Ở xã hội phương Tây vô cùng coi trọng vấn đề phát triển tâm lý của trẻ em. Khi trẻ lớn đến 10 tuổi, bắt đầu được phỏng vấn hoặc khi xin vào đại học, những người phỏng vấn có kinh nghiệm nhìn một cái thì biết được phương diện phát triển tâm lý của đứa trẻ có ổn định hay không. Nếu sự phát triển tâm lý của trẻ bị trì trệ thì đứa trẻ sẽ nói không biết hoặc trả lời theo đáp án đã học thuộc khi đối mặt với câu hỏi.
Một hôm, có một phụ huynh đưa con đến chỗ tôi xem bệnh. Đứa trẻ này tuy chỉ mới 16, 17 tuổi nhưng bề ngoài như đã 20 tuổi rồi, thậm chí có cảm giác đã trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống.
Tôi hỏi cậu ấy thích những môn học nào ở trường? Cậu ấy sững sờ một chút, cậu không ngờ tôi lại hỏi cậu ấy câu này. Thông thường mọi người đều hỏi cậu ấy về kết quả học tập như thế nào, chứ không hỏi cậu ấy thích môn học nào. Trong các gia đình người Hoa thường rất coi trọng thành tích, còn những thứ khác thì không mấy quan tâm.
Điểm số môn toán, lý, hóa của những trẻ em người Hoa tương đối tốt, cha mẹ thường coi trọng thành tích ở phương diện này. Nhưng ở nước ngoài, người Hoa cũng phải dung nhập với tư tưởng chủ lưu của nơi đây. Phần nhân văn là một phần vô cùng quan trọng, cảm giác hạnh phúc trong cuộc sống, cảm giác sứ mệnh, cảm giác ổn định đều xuất phát từ phương diện nhân văn mà hình thành.
Đứa trẻ này nhìn thấy cha mẹ vẫn còn ở bên cạnh, sau đó nói với tôi rằng nó thích lịch sử. Tôi nghĩ rằng một đứa trẻ mới đến Mỹ 2 năm mà lại thích học môn lịch sử, đây là điều khá đặc biệt.
Tôi liền cố ý hỏi đứa trẻ này, “Lịch sử có gì tốt mà học chứ? Đều là sự việc đã qua, đều là việc của người đã mất có phải không?”
Đứa trẻ này vỗ bàn một cái rồi nói lớn “Đúng vậy!”.
Thì ra, cậu bé trả lời rằng bản thân thích học môn lịch sử là bị người khác ép buộc nói thế.
Bởi vì nhiều bậc cha mẹ ở Trung Quốc biết rằng văn hóa truyền thống Trung Quốc, bao gồm Tứ Thư Ngũ Kinh đang dần dần được coi trọng trong xã hội chủ lưu của Mỹ, đặc biệt là trong các trường đại học. Vì vậy, nhiều gia đình Trung Quốc đã cho con cái của họ tìm hiểu khía cạnh này, đọc một số cổ văn và thư tịch lịch sử.v.v. Tuy nhiên, cậu bé này thực sự không hề thích những thứ này. Cậu ấy trả lời rằng cậu ấy thích lịch sử, đó là câu trả lời tiêu chuẩn được cha mẹ cậu ấy chuẩn bị.
Vì cậu ấy không thích nên cậu rất khó vào được trường đại học lý tưởng mà bố mẹ cậu ấy kỳ vọng.
(Còn tiếp)
Tiến sĩ Trần Ngạn Linh có hơn 30 năm kinh nghiệm giúp đỡ các bậc cha mẹ và giáo viên ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Indonesia, Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Châu, và New Zealand. Cô đã giải quyết vô số vấn đề khó khăn. Nhiều phụ huynh và giáo viên xem cô Trần là nhà cố vấn trọn đời. Khả năng tư vấn của cô không chỉ giới hạn lĩnh vực nuôi dạy con trẻ và giáo dục, mà còn bao gồm nghiên cứu phát triển và thiết lập văn hóa doanh nghiệp cho các công ty tư nhân. Kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau giúp cho cô Trần có cái nhìn toàn diện và tổng quát hơn trong việc hướng dẫn các bậc cha mẹ và các giáo viên khác bồi dưỡng nên những nhân tài khỏe mạnh.
Tiến sĩ Trần có bằng tiến sĩ Tâm lý học chỉnh thể và Năng lượng y học của Đại học Y khoa Thân Tâm Hoa Kỳ (nay là Viện nghiên cứu Thân và Tâm), Thạc sĩ Học viện Đại học Y Đài Loan, Thạc sĩ Phát triển nhi đồng Đại học California (US), Thạc sĩ về Giáo dục năng khiếu của Đại học California và chứng chỉ lập trình máy điện toán. Video bài diễn văn trên truyền hình của cô được Thư viện Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc lưu giữ, và được China Airlines International phát sóng.
Mời quý vị xem video “Khóa học dành cho cha mẹ”
Video tham khảo: Khích lệ con cái trong mỗi tiến bộ nhỏ của con (tập 17)
Mời bạn xem video: Khích lệ con cái trong mỗi tiến bộ nhỏ của con (tập 17) trong Khóa học dành cho cha mẹ.
Xem phần tiếp theo: Phần 18 – Buổi phỏng vấn một học sinh violin [1]
Nguồn: Epoch Times
Link bài dịch từ: Epoch Times Tiếng Việt
Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.
- Xem thêm:
- Khóa học dành cho cha mẹ (P.64): Lập quy tắc cho trẻ 10 tháng tuổi
- Khóa học dành cho cha mẹ: Phần 54 – Dạy trẻ sống hòa thuận với người khác
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!