Khóa học dành cho cha mẹ: Phần 13 – Cha mẹ làm sao lấy nhu chế cương? 

Cha mẹ làm sao lấy nhu chế cương
Cha mẹ làm sao lấy nhu chế cương (Nguồn: ETV Life)

Khi đứa trẻ kháng cự lại điều gì đó, cha mẹ nên phản ứng như thế nào cho đúng? Kỳ thực, khi đứa trẻ còn rất nhỏ đã bắt đầu thăm dò giới hạn sức chịu đựng của người lớn. Nếu người lớn không phản ứng kịp thời và chính xác, thì có thể sẽ từng bước, từng bước lùi lại phía sau. Nhưng nếu bạn quát mắng thì trẻ có thể sẽ càng không nghe lời hơn.

Có khi trẻ sẽ không chịu làm theo những gì người lớn yêu cầu, nhưng rất nhiều bậc cha mẹ đã không kịp thời đáp lại sự phản kháng của đứa trẻ. Điều này có chính xác không?

Từ nhỏ trẻ con đã có năng lực thăm dò giới hạn (của người lớn)

Có lần, tôi tới làm khách ở nhà một người bạn. Người bạn này nói với đứa con 3 tuổi của mình sắp xếp giày ngay ngắn ở cửa, nhưng cháu bé không làm, người cha liền vội vàng tiến vào phòng giúp đứa trẻ thu xếp. Đứa trẻ đó không những không sắp xếp giày chỉnh tề, mà còn ném giày đi để thể hiện sự phản kháng của mình.

Phụ huynh nên phản ứng như thế nào cho đúng trước hành vi phản kháng này?

Cô Trần nói rằng cậu bé đã lợi dụng cơ hội khi cô đến nhà cậu làm khách mà cố ý không nghe lời. Bởi vì, cậu bé biết rằng người lớn sẽ không quát mắng mình ở trước mặt khách. Cậu bé đang thăm dò giới hạn của người lớn đến đâu, người lớn đối đãi với mình như thế nào, quyền hạn và trách nhiệm của mình ở đâu?

Trên thực tế, khi trẻ hơn 1 tuổi và có thể đứng dậy đi lại, khi trẻ biết nói “không,” thì đã bắt đầu liên tục thăm dò giới hạn của người lớn. Những nghiên cứu về trẻ em đã nhận ra vấn đề này từ rất lâu rồi, hơn nữa trẻ con ở các dân tộc đều như vậy, đều là lớn lên theo cách này.

Trước sự thăm dò của trẻ nhỏ, nếu người lớn không thể kịp thời ứng phó chính xác, thì sẽ từng bước từng bước lùi lại phía sau, đồng thời trẻ sẽ liên tục chiến thắng bạn. Cho đến khi bạn không thể nhẫn chịu được nữa và giận dữ quát mắng, thì con bạn biết đây là giới hạn.

Nếu đứa trẻ đã lớn và có thể dùng sức mạnh với người khác rồi, thì cậu ấy sẽ trở thành một thiếu niên ngỗ nghịch. Khi đó, cho dù người lớn có tức giận thì cũng không thể làm gì được. Những ví dụ như vậy thực sự quá nhiều.

Tuy nhiên, cách trẻ khám phá thế giới quan trọng hơn rất nhiều so với thành tích học tập. 

Tôi thường nhắc nhở bản thân và những bậc phụ huynh khác, rằng tôi thà dành nhiều thời gian hơn khi con tôi còn nhỏ, hơn là đợi khi vấn đề của trẻ đã trở nên lớn và khó có thể giải quyết rồi. Lúc đó, phải dành thêm gấp đôi thời gian để giải quyết nó. Không cần trở thành cha mẹ “xuất sắc” chỉ coi trọng điểm thi của con, quan trọng hơn là cách con bạn khám phá thế giới.

Vậy trước những thăm dò của trẻ nhỏ, người lớn phải ứng phó như thế nào cho đúng?

Đó chính là “lặp đi lặp lại,” bạn cần lặp lại hành vi và cách cư xử mà đứa trẻ nên học với thái độ vui vẻ, đừng chỉ trích đứa trẻ.

Đứa trẻ biết rằng người lớn không thể đánh hay mắng nó khi có khách ở nhà. Nếu bạn quát thì cháu bé sẽ càng dùng sức mà ném giày cho bạn xem. Nếu người lớn đánh thì cháu có thể sẽ khóc rất to. Cháu sẽ để cho bạn không thoái lui, bởi vì bạn đã làm cho cháu không thoái lui được.

Đối mặt với việc đứa trẻ ném giày như vậy, người lớn có thể mỉm cười và nói: “Giày muốn về nhà, vừa nãy bị đau 1 chút.” Sau đó, nhặt chiếc giày lên nhẹ nhàng vuốt ve rồi hỏi giày: “Bạn giày có muốn về nhà tìm mẹ không?”

Một đứa bé dưới 6 tuổi sẽ nhân cách hóa tất cả đồ vật, trẻ sẽ cho rằng tất cả đồ vật đều có sinh mệnh và trẻ có thể nói chuyện với chúng. Người lớn có thể tận dụng tính chất đặc biệt này của trẻ nhỏ để đối thoại với chiếc giày.

Đứa trẻ sẽ cảm động trước việc làm của người lớn, trẻ sẽ cho rằng người lớn cùng đội với mình và bạn cũng biết rằng chiếc giày đó có thể nói chuyện. Khi đứa trẻ có thể hiểu được hành vi của người lớn thì khoảng cách giữa người lớn và trẻ nhỏ sẽ được rút ngắn lại.

Nếu sau khi người lớn làm như vậy, chiếc giày sẽ nói “tôi hi vọng ai đó mang tôi về nhà”. Khi đó, đứa trẻ cũng sẽ vuốt ve chiếc giày và thu dọn chúng. Lúc này, người lớn nhất định phải khen ngợi đứa trẻ “bạn làm thật là giỏi!”. “Bạn cuối cùng đã đưa mình về nhà rồi, giỏi quá à!”.

Làm như vậy thì vấn đề này sẽ được giải quyết một cách hoàn hảo, cả đứa trẻ và người lớn đều vui vẻ.

cach tre kham pha the gioi quan trong hon rat nhieu thanh tich hoc tap
Cách trẻ khám phá thế giới quan trọng hơn rất nhiều so với thành tích học tập (Ảnh: Pixabay)

Vì sao trẻ em 2 tuổi thích đánh người?

Khi tôi giúp các bậc phụ huynh giải quyết vấn đề của mình thì tùy theo mỗi người khác nhau mà tôi sẽ áp dụng các phương pháp khác nhau. Sau khi đạt đến một trình độ nhất định thì rất nhiều người đều đến xin lời khuyên. Lúc này, nếu tự cho mình là chuyên gia mà tùy tiện đưa ra kết luận thì rất dễ phạm sai lầm. Vì mỗi gia đình đều khác nhau nên những vấn đề mà mọi người gặp phải đều không giống nhau. “Học không có điểm dừng” là câu trả lời tốt nhất cho những vấn đề mà người khác hỏi bạn.

Có một lần, một cặp phụ huynh đến gặp tôi, nói rằng đứa con 2 tuổi của mình ở nhà trẻ có mối quan hệ cá nhân không tốt. Giáo viên cũng thấy khó quản giáo đứa trẻ này. Đứa trẻ này có lúc sẽ đánh nhau với bạn, có lúc làm rơi vãi đồ ăn khắp nơi khiến mọi người trong lớp không thoải mái. Vì vậy, tôi nhờ cha mẹ ghi hình quá trình đứa trẻ ăn cơm cho tôi xem.

Khi xem lại video, đầu tiên tôi xem sự phát triển về thể chất của đứa trẻ có đang ở giai đoạn bình thường hay không. Tức là xem cơ thể của trẻ có gặp một số vấn đề về chức năng hay không, có thể cha mẹ cũng không biết rõ. Ví dụ, đôi khi dây thần kinh của đứa trẻ bị tổn thương nhẹ, khả năng giữ thăng bằng của cơ thể sẽ có vấn đề. Có một số đứa trẻ hai chân trái phải phát triển không đều nhau gọi là hiện tượng “chân to chân nhỏ” hay “chân dài chân ngắn.” Những khiếm khuyết về thể chất này có thể mang lại cho đứa trẻ cảm giác ức chế. Khi cảm giác ức chế này không có ai thấu hiểu, không có ai khơi thông, không có ai phụ đạo đứa trẻ thì đứa trẻ sẽ biểu hiện ra sự nổi nóng.

Trong ví dụ này, sự phát triển thể chất của đứa trẻ vẫn xem là bình thường. Vì vậy, trước đây tôi đã cung cấp cho mọi người những chỉ tiêu về sự phát triển thể chất của trẻ, như vậy phụ huynh có thể đánh giá chính xác sự phát triển thể chất của đứa trẻ có bình thường không.

cha me hay kien nhan voi con
Cha mẹ đừng quá nóng vội mà hãy kiên nhẫn với con cái (Ảnh: Pixabay)

Cha mẹ đừng quá nóng vội mà hãy kiên nhẫn với con cái

Điểm thứ hai, tôi phát hiện khi đứa trẻ ăn cơm rất muốn cầm muỗng để ăn, nhưng cha mẹ lại giật mất. Tôi còn thấy rằng cha mẹ cho con quá nhiều cơm và canh. Khi đứa trẻ dùng muỗng để ăn thì sẽ dễ làm rơi vãi ra ngoài, như vậy cha mẹ sẽ phải bận rộn thu dọn chiến trường. Sau mấy lần rớt xuống như vậy, thì cha mẹ sẽ không nhẫn chịu được nữa, thế là cha mẹ trực tiếp đút cho đứa trẻ ăn, như vậy thì sẽ nhanh hơn. Nhưng vấn đề là ở nhà trẻ thì sẽ không có ai đút cho đứa trẻ ăn nên đã dẫn đến phát sinh rất nhiều rắc rối.

Tôi đã cùng phụ huynh này xem video, sau đó chỉ ra từng vấn đề một và đề xuất phương pháp giải quyết. Ví dụ, nếu phần cơm quá nhiều thì có thể chia ra 3 lần ăn, mỗi lần ít một chút, như vậy đứa trẻ có thể tự mình ăn trong miệng mà không bị rơi vãi ra ngoài.

Người lớn có thể quan sát lực cầm muỗng đứa trẻ khi ăn cơm có cân đối hay không, nếu không cân đối thì có thể dây thần kinh liên kết giữa tay và mắt của đứa trẻ chưa hoàn thiện. Lúc này, cha mẹ không nên cho đứa trẻ quá nhiều thứ một lúc và cũng không nên quá vội vàng. Bởi vì sự hoàn thiện của thần kinh của trẻ cần có thời gian, có đứa trẻ sẽ chậm một chút. 

(Còn tiếp)

Tiến sĩ Trần Ngạn Linh có hơn 30 năm kinh nghiệm giúp đỡ các bậc cha mẹ và giáo viên ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Indonesia, Hoa Kỳ,  Âu Châu, Úc Châu, và New Zealand. Cô đã giải quyết vô số vấn đề khó khăn. Nhiều phụ huynh và giáo viên xem cô Trần là nhà cố vấn trọn đời. Khả năng tư vấn của cô không chỉ giới hạn lĩnh vực nuôi dạy con trẻ và giáo dục, mà còn bao gồm nghiên cứu phát triển và thiết lập văn hóa doanh nghiệp cho các công ty tư nhân. Kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau giúp cho cô Trần có cái nhìn toàn diện và tổng quát hơn trong việc hướng dẫn các bậc cha mẹ và các giáo viên khác bồi dưỡng nên những nhân tài khỏe mạnh.

Tiến sĩ Trần có bằng tiến sĩ Tâm lý học chỉnh thể và Năng lượng y học của Đại học Y khoa Thân Tâm Hoa Kỳ (nay là Viện nghiên cứu Thân và Tâm), Thạc sĩ Học viện Đại học Y Đài Loan, Thạc sĩ Phát triển nhi đồng Đại học California (US), Thạc sĩ về Giáo dục năng khiếu của Đại học California và chứng chỉ lập trình máy điện toán. Video bài diễn văn trên truyền hình của cô được Thư viện Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc lưu giữ, và được China Airlines International phát sóng.

Video tham khảo: Cha mẹ làm sao lấy nhu chế cương? (tập 13)

Mời bạn xem video: Cha mẹ làm sao lấy nhu chế cương? (tập 13) trong Khóa học dành cho cha mẹ.

Cha mẹ làm sao lấy nhu chế cương? Tập 13 | Khóa học dành cho cha mẹ

Xem phần tiếp theo: Phần 14 – Phản hồi chính xác cho trẻ

Nguồn: Epoch Times

Link bài dịch từ: Epoch Times Tiếng Việt


 Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x