“Trời cao đền đáp cho người biết lo lắng và thương yêu người khác” là một trong nhiều câu chuyện nhắc nhở chúng ta về truyền thống và các giá trị đạo đức đã được trân trọng khắp nơi trên thế giới, giúp độc giả mở rộng trái tim, nâng cao tâm trí.
Vào tháng 5, năm Càn Long thứ 10, dưới triều đại của Hoàng đế Thanh Cao Tông (thường gọi là Hoàng đế Càn Long), hai người đàn ông từ huyện Vũ Tiến tên là Tiền Duy Thành và Lý Kiến Trung bắt đầu hành trình bằng ngựa đến kinh thành để tham dự kỳ thi do triều đình tổ chức, một hệ thống tuyển dụng quan chức triều đình cổ đại của Trung Quốc. Khi đi vào tỉnh Sơn Đông, trời đột ngột đổ mưa lớn. Hai người đàn ông đều ướt sũng, nên đã kiếm một quán rượu trong thị trấn để trú mưa.
Cảm thấy mệt lả sau một chuyến đi dài, sau khi vừa ăn tối xong, cả hai liền lăn ra ngủ.
Một thời gian ngắn sau đó, khi Tiền Duy Thành đã lâm trạng thái ngủ mơ, anh nhìn thấy mình đang đi dạo trong kinh thành. Anh đi lang thang vào Bộ Khảo thí và thấy nhiều thí sinh đang tụ tập trước bức tường nơi dán kết quả thi của triều đình. “Ai sẽ giành được vị trí đầu tiên của năm nay? Mình sẽ vượt qua kỳ thi của triều đình chứ?”, anh tự hỏi. Tiền Duy Thành bắt đầu đọc kết quả.
Ngay lập tức, anh nhận thấy rằng Lý Kiến Trung đã giành được vị trí đầu tiên. Sau một thời gian lần mò, cuối cùng anh cũng tìm thấy tên mình ở vị trí thứ 30. Anh ngây ngất thốt lên: “Mình đã vượt qua kỳ thi của triều đình!”.
Trong lúc ấy, Lý Kiến Trung vẫn chưa chìm vào giấc ngủ. Lý Kiến Trung nghe thấy câu cảm thán của Tiền Duy Thành. Lý Kiến Trung bắt đầu hỏi Tiền Duy Thành: “Bạn nói gì vậy? Bạn đã vượt qua những gì?”.
Tiền Duy Thành dụi mắt và trả lời: “Tôi chỉ mơ mà thôi, trong đó tôi thấy bạn giành được vị trí đầu tiên và tôi giành được vị trí thứ 30 trong kỳ thi của triều đình”.
Sau khi nghe về giấc mơ của Tiền Duy Thành, Lý Kiến Trung phấn khích đến mức không thể ngủ được. Lý Kiến Trung đã thức cả đêm để mong đợi mặt trời mau mọc, nhằm sớm lên đường tiến về kinh thành.
Tuy nhiên, ngày hôm sau trời vẫn tiếp tục đổ mưa. Lý Kiến Trung lo lắng đi đi lại lại trong phòng. Vì lòng tốt, Tiền Duy Thành khuyên Lý Kiến Trung: “Bạn của tôi ơi, hãy kiên nhẫn. Mưa chỉ đơn thuần là cố giữ chúng ta ở đây lâu hơn một chút, để chúng ta làm khách trong thị trấn này. Chúng ta cũng nên tận dụng cơ hội trời mưa này, để học thêm một chút trước kỳ thi”.
Lý Kiến Trung không để ý đến lời của Tiền Duy Thành. Tất cả những gì Lý Kiến Trung có thể nghĩ đến là rời đi. Ngược lại, Tiền Duy Thành lấy sách trong hành lý của mình ra học một mình.
Trận mưa kéo dài suốt ba ngày. Cuối cùng thì mưa cũng dừng lại, Lý Kiến Trung hối thúc Tiền Duy Thành lên đường ngay sau khi họ ăn sáng xong. Bởi vì đã rất gần đến ngày thi do triều đình tổ chức, bọn họ tăng tốc phi ngựa. Họ băng qua một khu rừng thông tối tăm, băng qua Vịnh Tam Đạo, và đến một bờ sông. Khi chuẩn bị đi qua cầu, họ bất ngờ nghe thấy tiếng kêu cứu của một bé gái từ khu rừng bên kia sông. Tiền Duy Thành dừng ngựa ngay lập tức và nói với Lý Kiến Trung: “Bạn ơi, chúng ta phải nhanh chóng giải cứu cho cô bé ấy!”.
Sau đó, anh quất ngựa và băng qua cầu để giải cứu cô gái nhỏ. Nhưng Lý Kiến Trung nói một cách lạnh lùng: “Anh có thể ở lại nếu muốn giải cứu đứa trẻ, nhưng tôi phải nhanh chóng đến kinh thành để dự thi”.
Sau đó, Lý Kiến Trung tiếp tục giục ngựa hướng về kinh thành.
Sau khi Tiền Duy Thành vào rừng, anh ta xuống ngựa, đi về hướng mà anh đã nghe thấy tiếng kêu cứu. Ngay sau đó, anh phát hiện ra một phụ nữ và một bé gái đang ôm nhau và cả hai đều rơi nước mắt. Trên một cái cây bên cạnh họ, có một cái thòng lọng trên cành. Tiền Duy Thành ngay lập tức nhận ra rằng người phụ nữ đang cố gắng tự sát bằng cách treo cổ. Anh đến gần họ và lo lắng hỏi: “Chị ơi, sao chị lại muốn làm điều gì đó dại dột như vậy?”.
Người phụ nữ nhìn anh lơ đãng trong giây lát. Rồi cô lắc đầu và nước mắt chảy dài trên khuôn mặt.
Cô bé thấy mẹ không nói gì nên đã thay mặt mẹ trả lời. Cô bé mở lời: “Những tên cướp đã không cho cha cháu lựa chọn nào khác ngoài việc tự sát, vì vậy mẹ cháu cũng muốn tự sát…”.
Sau khi đứa trẻ vừa dứt lời, hai mẹ con ôm nhau, khóc nức nở.
Tiền Duy Thành cảm thấy rất buồn. Nước mắt anh trào ra. Anh cố kìm nước mắt và nói: “Chị ơi, xin đừng khóc. Tôi có một ít tiền”.
Tiền Duy Thành lấy ra 10 lượng bạc từ trong túi của mình và đặt chúng vào tay người phụ nữ. Tiền Duy Thành không phải xuất thân từ một gia đình giàu có. Anh đã phải mất rất nhiều thời gian và công sức mới kiếm được khoảng 20 lượng bạc cho chuyến đi này.
Trên thực tế, 20 lượng bạc chỉ đủ cho chuyến đi khứ hồi này mà thôi. Vì vậy, Tiền Duy Thành đã rất tiết kiệm trong chuyến đi. Nếu như cho đi số bạc trên, và nếu không vượt qua được kỳ thi này, anh cũng không có tiền để trở về nhà. Nhưng anh không nghĩ nhiều đến điều đó, vì tất cả những gì anh có thể nghĩ lúc này là cứu hai mẹ con cô bé này.
Người phụ nữ bàng hoàng nhìn số tiền trên tay. Phải mất một lúc cô mới nhớ ra để cảm ơn người đã cứu mình, nhưng Tiền Duy Thành đã rời khỏi khu rừng và đang trên đường đến kinh thành.
Mười ngày sau, Lý Kiến Trung và Tiền Duy Thành gặp nhau trong kỳ thi. Họ không nói gì với nhau. Mười lăm ngày sau, kết quả của kỳ thi được công bố. Tiền Duy Thành đạt vị trí đầu tiên trong kỳ thi, nhưng Lý Kiến Trung chỉ đạt vị trí thứ 30. Nó hoàn toàn ngược lại với kết quả mà Tiền Duy Thành đã thấy trong giấc mơ của mình. Khi Lý Kiến Trung gặp lại Tiền Duy Thành, Lý Kiến Trung tức tối, nói một cách quyết liệt: “Bạn đã cướp mất vị trí đầu tiên của tôi!”.
Tiền Duy Thành trả lời một cách ôn hòa: “Bạn phải nên tự hỏi mình lý do tại sao chứ?”.
Kỳ thi của triều đình tổ chức là một cách để tuyển dụng các quan chức. Nếu một người làm ngơ trước sự khốn cùng của người dân, thì việc tuyển chọn một người như thế để làm quan, liệu có ích gì? Như vậy, Trời cao có mắt, đã rút lại danh hiệu và sự hiển vinh bậc nhất, để trao cho người có đức đã thật lòng vì dân.
Hoa Long
Nguồn: The Epoch Times
Link bài dịch: NTD Việt Nam
- Xem thêm:
- Đạo làm giàu và dùng tiền của các thương nhân xưa
- Trời xanh có mắt: Mọi việc lớn nhỏ trong đời đều đã có an bài
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!