Đại ý là nói, thông qua tiền tài bất nghĩa mà được phú quý, thì người quân tử không thể nào an nhiên tự tại. Nói cách khác là lấy tiền tài bất nghĩa và làm hại người khác đều sẽ mang đến tai hoạ, bởi vì đó không phải là con đường chân chính. Trong dòng sông dài của lịch sử, đã có bao nhiêu câu chuyện lặp đi lặp lại để cho thế nhân tỏ tường đạo lý này.
Khổng Tử nói: “Bất nghĩa mà giàu sang, đối với ta như phù vân” (Bất nghĩa nhi phú thả quý, ư ngã như phù vân)
“Giàu sang và phú quý thì ai cũng thích, nhưng không dùng nhân nghĩa đạo đức mà đạt được nó thì không nên chọn làm. Nghèo và thấp hèn thì không ai thích. Nếu không dùng nhân nghĩa đạo đức để thoát nghèo hèn thì không nên làm.” (Phú dữ quý, thị nhân chi sở dục dã; bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất xử dã. Bần dữ tiện, thị nhân chi sở ác dã; bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất khứ dã)
Đại ý là nói, thông qua tiền tài bất nghĩa mà được phú quý, thì người quân tử không thể nào an nhiên tự tại. Nói cách khác là lấy tiền tài bất nghĩa và làm hại người khác đều sẽ mang đến tai hoạ, bởi vì đó không phải là con đường chân chính. Trong dòng sông dài của lịch sử, đã có bao nhiêu câu chuyện lặp đi lặp lại để cho thế nhân tỏ tường đạo lý này.
Thương gia An Huy dặn dò con trai trả nợ, Trời ban cho ngân lượng.
Có một thương gia An Huy họ Ngô vào thời nhà Thanh, là người có tín nghĩa. Trước khi lâm chung, ông dặn dò hai người con trai rằng: “Ta có cất giữ 1000 lượng bạc, vừa đủ để trả hết nợ nần, các con nhớ lấy nhất định phải dùng số tiền đó trả hết nợ, thà chịu cơ hàn, cũng không được phụ lòng người.“
Hai người con trai của ông rất hiếu thảo, răm rắp tuân theo di mệnh của phụ thân, dần dần trả hết nợ nần. Nhưng sau khi trả hết nợ, thì gia đình gần như không đủ sinh hoạt.
Một ngày nọ, họ vô tình tìm thấy một thỏi bạc nghìn lượng trong một cái giếng khô ở nhà họ, trên thỏi bạc có khắc niên hiệu thời nhà Đường. Sáng sớm ngày hôm sau, một người hàng xóm khi bước vào đã chúc mừng: “Các vị có tài lộc lớn thật.”
Thì ra, trong khi người hàng xóm này ốm nặng, ông ta đang lúc mê man thì thấy mình đi đến Đông Nhạc điện của Minh phủ, thì thấy có người hộ tống tiền bạc và lương thực, người này tự xưng là “Tỉnh tuyền Thần” và nói: “Đây là bạc ở trong ngân khố của triều đình nhà Đường, Thượng Thiên vì thấy nhà Ngô mỗ tiền tài rõ ràng, nên đem số tiền này thưởng cho tử tôn của ông ấy, đời đời hưởng dụng.”
Người hàng xóm tỉnh mộng, cảm thấy kỳ lạ, cho nên sáng sớm đã chạy sang báo tin. Thế rồi, hai người con trai của Ngô mỗ kể lại cho ông nghe sự tình tìm thấy bạc từ triều Đường ở trong giếng khô. Hiển nhiên là Thượng thiên thông qua giấc mộng của hàng xóm để hiển lộ đạo lý nhân quả, và tử tôn của Ngô mỗ quả nhiên đều trở thành những người giàu có, nên mới nói rằng: Nhân nghĩa xưa nay chẳng thiệt thòi.
Con rể phú ông trả lại gia tài, chết rồi thành tiên.
Vào triều Tống ở Hứa Xương có một người đọc sách tên là Trương Hiếu Cơ, kết hôn với con gái của một phú ông cùng quê. Phú ông có một cậu con trai, nhưng vì không có chí nên bị phú ông đuổi khỏi nhà. Trước khi phú ông qua đời, ông giao toàn bộ tài sản cho Trương Hiếu Cơ. Trương Hiếu Cơ đã lo liệu chu tất hậu sự cho ông.
Vài năm sau, Trương Hiếu Cơ thấy con trai phú ông ăn xin bên vệ đường, bèn gọi cậu đến hỏi cậu có làm vườn không, con trai phú ông đáp: “Nếu làm vườn mà kiếm được thức ăn thì thật tốt quá!“
Một năm sau, Trương Hiếu Cơ thấy con trai phú ông cần cù chịu khó làm việc, bèn hỏi cậu: “Cậu có thể quản lý phòng kho không?”.
Cậu cảm kích nói: “Anh đã cho em làm vườn rồi, nào dám nghĩ xa vời thế. Nếu như có thể được thế thì thật quá may mắn.”
Thế rồi Trương Hiếu Cơ liền giao cậu quản lý phòng kho. Con trai phú ông vẫn cần cù chăm chỉ, có lẽ trải qua những khổ sở ngoài đời, rồi cậu cũng đã nhận ra phải làm người như thế nào.
Sau mấy năm quan sát, Trương Hiếu Cơ thấy con trai phú ông đã thật sự ăn năn hối cải, không còn những thói quen xấu trước đó nữa, nên trả lại toàn bộ tài sản mà phú ông để lại cho ông. Con trai của phú ông cảm kích vô cùng.
Sau đó, Trương Hiếu Cơ chết, một người bạn của ông khi đến thăm Tùng Sơn đã nhìn thấy ông, trông thấy ông ấy uy nghi như một vị vua, liền hỏi ông nguyên nhân. Trương Hiếu Cơ nói rằng đó là vì ông đã trả lại tất cả tài sản cho con trai phú ông, Thượng thiên khen ngợi ông và để ông cai quản Tùng Sơn. Ông nói dứt lời rồi biến mất không thấy tăm hơi gì. Xem ra, Trương Hiếu Cơ sau khi chết đã trở thành tiên.
Không tham lam ngọc quý và sắc đẹp, tử tôn phú quý bất tuyệt
Lý Ước thuộc tôn thất nhà Đường, là cháu của Trịnh Vương Nguyên, con trai của Khiên công Lý Miễn. Sử sách đánh giá ông là người “nho nhã, giản dị”, “kiến thức thông suốt”.
Khi Lý Ước là nhậm chức Binh bộ viên ngoại lang, một lần đi thuyền xuất hành, trên đường gặp một thương nhân mang theo gia quyến. Ông cùng vị thương nhân này mới gặp nhau nhưng đã rất hiểu nhau, có thể nói là tri kỷ. Không ngờ, không lâu sau, vị thương nhân đột nhiên bệnh nặng, ông cho thủ hạ tìm đến Lý Ước, tặng cho ông hai viên dạ minh châu, rồi đem cả của cải và hai con gái giao phó cho ông. Hai người con gái của ông đều tuyệt sắc mỹ nữ.
Ngày hôm sau, vị thương nhân chết vì bạo bệnh. Lý Ước không chỉ lo liệu chuyện hậu sự cho ông, mà còn đem hết thảy của cải của vị thương gia trình trước quan phủ, nhờ quan phủ làm chứng. Khi hạ táng, Lý Ước còn lặng lẽ bỏ hai viên minh châu vào trong miệng ông. Sau đó, ông tìm hai gia đình lương thiện, đem hai người con gái của vị thương nhân gả về gia đình họ.
Về sau, khi người thân của thương gia đến sau khi biết tin và tìm đến, Lý Ước đã trả lại đầy đủ tài sản của vị thương gia, rồi đến lúc rời táng thì mời họ mở quan tài lấy hai viên minh châu. Sau khi người thân của thương gia mở quan tài, quả nhiên tìm thấy hai viên minh châu trong miệng ông.
Lý Ước không tham tiền tài, không ham sắc đẹp, phẩm hạnh của ông được Thượng Thiên khen ngợi. Con cháu của ông đời đời phú quý.
Hại người lợi mình mà chết thê thảm
Vào thời Trung Hoa Dân Quốc, ở Thiên Tân có một thương nhân mở một cửa hàng dược phẩm tên là Tống Mậu Đường. Thu nhập khá nên ông mở thêm mấy chi nhánh, việc kinh doanh phát đạt, ông càng ngày càng giàu có.
Sau đó vài năm, ông đột nhiên mắc một chứng bệnh lạ: ông nằm bất động trên giường, tựa như có vật gì đó đang ôm chặt ông, còn ông thì tay cứ ôm lấy trụ tường mà kêu khóc không dứt. Những lời la hét của ông, nghe thấy rất kỳ lạ: “Huynh ơi, huynh đừng làm thế! ta sẽ trả lại tiền cho huynh, ta nhất định sẽ trả lại tiền cho huynh!”, và sau đó chết.
Có người biết chuyện đã nói ra nguyên nhân trong đó. Hóa ra lúc đầu là thương nhân này thay mặt người bạn kia điều hành một cửa hàng thuốc, tiền vốn đều là cùng nhau góp vào. Nhưng sau khi có lợi nhuận, thì ông lại nói với bạn mình là làm ăn thua lỗ, làm sổ sách giả, còn lấy luôn cả tiền vốn bạn ông góp vào. Về sau, người bạn của ông biết được một số nội tình sự việc, nhưng không có bằng chứng nào, chỉ biết bất lực mà chết trong uất hận. Đến khi lộc mệnh của thương nhân này hết rồi, người bạn của ông mới đến đòi mạng.
Thương nhân này mặc dù có mưu lược khôn khéo, lừa bạn bè không để lại dấu vết, thậm chí ngay cả báo quan cũng không giúp được gì, nhưng ông trời có mắt, lưới trời lồng lồng, tuy thưa mà khó thoát.
Đạo tặc cướp tiền, báo ứng tức thì
Đại học sĩ Kỷ Hiểu Lam thời nhà Thanh kể một câu chuyện rằng: Một lần, Thúc phụ thứ tư của ông là Lật Phủ Công đến Hà Thành để thăm một người bạn. Trên đường đi thấy một người đang phi ngựa về hướng đông bắc thì bất ngờ bị cành dương liễu rơi xuống, mọi người chạy lại kiểm tra thì phát hiện người đó đã bất tỉnh. Bởi vì không ai biết anh ta đến từ đâu, nên mọi người tập trung xung quanh chờ anh ta tỉnh dậy.
Một lát sau, một người phụ nữ khóc lóc chạy tới, người ta hỏi tại sao lại cô lại khóc, cô nói rằng: “Mẹ chồng tôi ốm nặng, nhưng không có tiền thuốc thang, tôi đành phải đi bộ một ngày đêm, mượn mấy bộ quần áo trang sức từ nhà mẹ đẻ, mang bán đi lấy tiền mua thuốc cho mẹ chồng, nhưng không ngờ lại bị một tên trộm cưỡi ngựa cướp mất”.
Đám người liền dẫn cô đến chỗ người bị ngã ngựa kia, lúc này người bị ngã kia đã tỉnh rồi. Người phụ nữ vừa nhìn thấy đã hô lên: “Tên này cướp đồ của tôi!”
Túi đồ của người bị ngã ngựa kia văng sang bên vệ đường, mọi người hỏi số quần áo, trang sức trong túi đồ, nhưng người bị ngã ngựa kia không trả lời được, còn người phụ nữ kia lại miêu tả rất chính xác những món đồ trong đó. Tên ngã ngựa không còn cách nào khác đành phải thừa nhận tội cướp giật. Mọi người cho rằng tên cướp dám giữa thanh thiên bạch nhật mà cướp bóc, cần phải trừng trị, họ thảo luận với nhau và quyết định đưa hắn ta đến quan phủ trị tội.
Tên trộm dập đầu van xin được tha thứ, tỏ ý muốn cho người phụ nữ mấy chục lượng bạc để chuộc tội. Người phụ nữ vì mẹ chồng đang bệnh năng, cũng không muốn đến quan phủ thưa kiện, nên nhận tiền của tên trộm rồi để cho hắn đi.
Lật Phủ Công xúc động nói: “Thật là quả báo nhãn tiền. Mỗi lần nhớ tới, đều cảm thấy khắp nơi đều có quỷ thần.“
Thật vậy, nhân tâm sinh nhất niệm, thiên địa tận giai tri, đạo lý thiện báo ác báo xưa nay chưa từng bỏ sót ai.
Tác giả: Lam Sơn
Nguồn: NTD Việt Nam
- Xem thêm:
- Đạo làm giàu và dùng tiền của các thương nhân xưa
- Trời xanh có mắt: Mọi việc lớn nhỏ trong đời đều đã có an bài
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!