Trí tuệ cổ xưa: Sửa chữa sai lầm, thay đổi vận mệnh

(Ảnh minh họa: Liuling Pan/Shutterstock)
(Ảnh minh họa: Liuling Pan/Shutterstock)

Trương Duy Ngạn liên tiếp ba năm tích đức hành thiện nên đã thay đổi được vận mệnh. Ông đã đậu kỳ thi do triều đình tổ chức.

Những câu chuyện về trí tuệ cổ xưa nhắc nhở chúng ta về những truyền thống và giá trị đạo đức đã được trân trọng và gìn giữ trên khắp thế giới. Chúng tôi hy vọng những câu chuyện và thông điệp trong loạt bài này sẽ khiến trái tim và tâm trí của độc giả được thăng hoa.

Câu chuyện “Sửa chữa sai lầm, thay đổi vận mệnh” là một trong những câu chuyện bằng âm thanh từ chương trình “Những câu chuyện về trí tuệ cổ xưa” của Đài Phát thanh Hy Vọng, được ghi lại và in xuất bản để độc giả cùng thưởng thức.

Hãy đọc bản dịch câu chuyện bên dưới, và du hành vào một thế giới khác!

Vào thời nhà Minh, có một người tên là Trương Duy Ngạn, ngụ tại huyện Giang Âm, tỉnh Giang Tô. Ông là một văn sĩ tài hoa có tiếng trong vùng. Vào năm Giáp Ngọ, ông tham dự một cuộc thi do triều đình tổ chức, nhưng không đạt. Sau khi xem bảng thông báo kết quả kỳ thi, ông đã buông lời nguyền rủa các giám khảo vì đã chấm điểm rất thấp cho bài thi của mình, cho rằng họ không đủ tài trí sáng suốt để lựa chọn nhân tài. 

Đúng lúc đó, một vị đạo sĩ đi ngang qua và nghe thấy những lời nói của ông. Vị đạo sĩ mỉm cười và nói: “Xem ra văn chương của ngươi nhất định chẳng hay ho gì!”

Trương Duy Ngạn tức giận đáp: “Người cười ta là sao? Ngươi chưa đọc qua văn chương của ta, thì làm sao biết hay dở thế nào?”

Trương Duy Ngạn
(Ảnh minh họa: Liuling Pan/Shutterstock)

Vị đạo sĩ trả lời: “Ta nghe nói rằng then chốt của viết lách cần phải tâm bình khí hòa, và bảo trì điềm tĩnh, nhưng ta đã nghe thấy ngươi buông lời nặng nhẹ với các giám khảo. Ngươi hẳn phải là người rất dễ nổi nóng. Làm sao ngươi có thể viết ra những áng văn hay với một tính cách như vậy?”

Trương Duy Ngạn yên lặng suy nghĩ một lúc về những gì vị đạo sĩ đã nói, và nhận ra điều vị ấy nói rất có đạo lý. Vì vậy, ông đã thành khẩn cầu xin vị đạo sĩ kia giúp đỡ mình.

Vị đạo sĩ đáp: “Văn của ngươi nhất định cần phải tốt. Tuy nhiên, nếu định mệnh của ngươi là sẽ thi trượt thì dù văn của ngươi có hay đến đâu, cũng không giúp gì được cho ngươi. Căn bản là người phải thay đổi thái độ”.

Trương Duy Ngạn hỏi: “Làm sao tôi có thể thay đổi được thái độ của mình?”

Vị đạo sĩ đáp: “Nếu ngươi có thể tuân theo thiên đạo mà hành thiện, chuyện tốt tất sẽ đến”.

Nghe vậy, Trương Duy Ngạn thở dài: “Tôi chỉ là một thư sinh nghèo khó. Tôi có thể kiếm đâu ra đủ tiền để làm việc thiện?”

Vị đạo sĩ trả lời: “Hãy hành thiện và tu đức dưỡng tính, điều quan trọng nhất nằm ở tấm lòng. Đối với chúng ta mà nói, trong nội tâm thời thời khắc khắc luôn cần có lòng tử tế, cần khiêm tốn và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Mong muốn hành thiện phải thuần khiết và chính trực. Luôn luôn tuân theo thiên ý, làm người chân thành, từ bi, khoan dung.

Ví dụ, một người không cần phải có tiền mới có thể làm được khiêm tốn. Ngươi không cần tiền cũng có thể làm được. Ngươi cần phải xem xét chính mình thay vì nguyền rủa các giám khảo. Hành động phán xét của ngươi là một thiếu sót cần phải loại bỏ”.

Những lời này đã đụng chạm đến tâm can của Trương Duy Ngạn, vì thế ông đã cung kính cảm tạ vị đạo sĩ.

Trí tuệ cổ xưa: Sửa chữa sai lầm, thay đổi vận mệnh
(Ảnh minh họa: Liuling Pan/Shutterstock)

Kể từ ngày hôm đó, Trương Duy Ngạn đã đối đãi tử tế với người khác đồng thời cũng rất nghiêm khắc với chính mình. Ông bắt đầu tu thân dưỡng tính và trở thành người có đạo đức cao thượng. Ông mở trường học và giáo hóa dân chúng tại địa phương, dạy họ tránh làm điều sai trái và tích đức hành thiện. Ông cổ vũ mọi người đối đãi tử tế với nhau, và vì tấm lòng vô tư vô ngã của mình mà ông được mọi người tán dương. 

Ba năm sau, Trương Duy Ngạn có một giấc mộng. Ông mơ thấy mình bước vào một ngôi nhà lớn, trong đó có một quyển sách với rất nhiều cái tên, và cũng có nhiều chỗ trống. Ông hỏi một người đứng gần đó điều này nghĩa là gì.

Người này trả lời: “Đây là danh sách những người sẽ thi đậu vào mùa thu năm nay. Nếu một cái tên xuất hiện ở đây và người đó không có phạm bất kỳ sai lầm nào, tên của người đó sẽ được giữ nguyên. Khoảng trống là những người lẽ ra đã thi đậu nhưng lại có hành vi sai trái nên tên của họ đã bị xóa.

Trong suốt 3 năm qua, ông đã đối đãi tử tế với người khác, nên tên của ông đã được thêm vào đây. Nếu ông có thể tiếp tục làm tốt, ông sẽ tiếp tục tích đức, và ta cổ cũ ngươi tiếp tục lưu tâm chú ý đến bản thân và chăm chỉ tinh tấn”.

Cuối năm đó, Trương Duy Ngạn thực sự đã thi đậu các kỳ thi của triều đình, đồng thời vẫn tiếp tục vô tư làm nhiều điều tốt cho người khác.

Trời sẽ che chở cho những người tử tế; và tất nhiên, những người tốt sẽ được báo đáp. Cho dù bạn ở đâu, bạn chọn nghề nghiệp gì và ở trong môi trường ra sao, bạn đều có thể trở thành một người tốt. Khi bạn thực sự làm việc thiện mà không truy cầu đắc được phần thưởng nào, và luôn giữ một tấm lòng nhân hậu, khiêm tốn, thì mỹ đức của bạn sẽ được đề cao một cách tự nhiên. Và bạn sẽ có một tương lai tươi sáng.

Nguồn: Epoch Times Tiếng Việt

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x