Không còn phiền muộn về vấn đề giáo dục con cái

Con gái tôi năm nay 14 tuổi, học lớp 7. Mỗi ngày, nhìn con gái vui sướng đến trường, về nhà, tôi thấy hạnh phúc từ trong tâm! Cảm tạ Đại Pháp, ban cho tôi một đứa con gái khoẻ mạnh, vui vẻ!

Chẳng bao lâu sau, tôi cũng giống như những bậc cha mẹ khác, phiền muộn vì vấn đề giáo dục con cái. Từ nhỏ con gái tôi có tính cách ương ngạnh, hướng nội, hay nóng giận, không chịu được oan ức, bởi vì khả năng biểu đạt bằng lời nói kém nên cháu không thích nói chuyện, tôi cảm thấy rất khó thấu hiểu được cháu. Có khi có ai đó vô tình nói không đúng về cháu, cháu sẽ khóc và không chịu làm gì cả, không thể nào dỗ dành được. Có khi đang nói chuyện vui vẻ, cháu tự dưng nổi xung lên, hỏi nguyên nhân cũng không nói, khiến cho tôi thậm chí không dám nói chuyện trước mặt cháu.

Con gái tôi có một thói quen khó từ bỏ, khi ngủ thích đặt một cái gì đó có lông như là áo lông ở trên mũi, mới có thể ngủ một cách yên ổn, về sau phát triển dần đến mức áo lông không rời tay, tan học về nhà thì liền cầm cái áo vest có lông, ăn cơm, làm bài tập thì để áo lông bên cạnh, để lúc nào cũng có thể cầm đến được, hễ rời ra là cứ như mất hồn, khiến tôi rất khó hiểu. Tôi nghĩ hết mọi cách, cho dù là dạy bảo hay là giấu đồ đạc đi, thì cũng không có tác dụng gì cả.

Con gái tôi có sức ỳ rất lớn, chỉ cần về nhà, liền leo lên giường nằm, trong ấn tượng của tôi, ngoại trừ ăn cơm và làm bài tập ra, cháu luôn luôn nằm, bảo cháu ra khỏi giường là việc đau đầu nhất của tôi, đặc biệt là buổi sáng, trừ khi đi học, còn lại tôi có kéo, có lay, có nhấc thế nào, cháu cũng không chịu dậy, có khi vô tình làm cháu đau, cháu liền nước mắt lưng tròng, nhưng vẫn không dậy nổi để ra khỏi giường.

Một lần, cháu nói với tôi: “Mẹ à, con đang ngủ ngon ở kia, mẹ sao lại ngồi cạnh mà khóc.” Tôi biết rõ rằng tôi không hề khóc, nhưng tâm tình quả thực là khóc không ra nước mắt, tôi hỏi con gái: “Mẹ gọi con, vì sao con không dậy?” Cháu nói với một bộ dạng rất mơ hồ: “Mẹ gọi con bao giờ? Sao con lại không biết nhỉ?” Trời ạ, tôi vì sao lại có đứa con như vậy kia chứ!

Việc trong nhà thì cháu không làm chút nào, ngay cả đồ đạc của chính cháu cũng không thu dọn, dùng đâu bỏ đó, khắp nơi trong phòng cháu toàn là sách, giấy lộn, và các túi đồ ăn vặt của cháu, bảo cháu đi thu dọn, nói mười lần cũng không được.

Gọi ăn cơm cũng không được, thường là để cho cơm nguội lạnh cháu mới ra ăn. Tôi thường nghĩ đầy trách móc: “Thân thể của cháu vì sao lại như nặng nghìn cân vậy, vì sao vận động một chút cũng khó như vậy!” Có khi tôi hay nói đùa: “Treo lên cổ con một cái bánh to, con cũng chết đói, bởi vì lười không muốn cúi đầu xuống.” Tuy là nói đùa, tôi cảm thấy rằng cũng không quá khoa trương.

Tôi không muốn gọi cháu làm gì nữa, tôi cảm thấy rất mệt rất mệt, thích thế nào thì xử lý thế ấy đi. Bởi vì hiệu suất học tập của cháu thấp, nên sau khi lên cấp hai, cháu luôn phải làm bài tập đến hai ba giờ sáng, đến cuối tuần, liền ra sức ngủ bù, cả ngày mệt mỏi, không có một chút thời gian nhàn hạ rảnh rỗi.

Ngoài ra, con gái tôi còn đặc biệt kén ăn, ngoại trừ khoai tây, bông cải (súp lơ) và một vài loại nữa ra, những thứ đồ ăn khác đều không ăn chút nào. Còn để cơm thừa, dường như mỗi bữa đều để thừa, có khi thừa một chút xíu cũng không ăn nốt, tôi bắt cháu ăn cho hết, nhưng nhìn thấy bộ dạng khó chịu của cháu, tôi lại ăn một miếng cho xong.

Tôi còn phát hiện con gái nói dối. Ôi, cái này thì biết làm sao đây?

1. Học Đại Pháp, Sư phụ dạy tôi cách chăm sóc con cái

Khi đó tôi đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, Sư phụ thanh lọc thân thể cho tôi, đồng thời con gái tôi cũng được thanh lọc thân thể, hai mẹ con chúng tôi mấy năm qua không có uống một viên thuốc nào, thân thể đều rất khoẻ mạnh. Trong quá trình học Pháp, tôi nhận thức được Sư phụ muốn chúng ta giáo dục con cái cho tốt, như vậy xã hội mới có hy vọng.

Sư phụ có giảng trong “Chuyển Pháp Luân”:

“Có người khi quản giáo con cái cũng nóng giận, nổi cơn tam bành; khi quản giáo con cái thì chư vị đừng làm thế, chư vị không được thật sự nóng giận; chư vị cần giáo dục con cái một cách có lý trí, như thế mới có thể thật sự giáo dục chúng được tốt. Việc nhỏ không nhịn được, đã vội nóng, mà lại muốn tăng công là sao.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Sư phụ còn dạy chúng ta khi có vấn đề cần phải hướng nội tìm, tìm thiếu sót của mình. Do đó sau này khi thấy những biểu hiện không tốt của con gái, tôi cố hết sức không tức giận, trái lại tìm xem bản thân có gì làm chưa tốt. Một lần giữa trưa sau khi ăn cơm xong, con gái tôi làm bài tập, tôi ngồi ở bên cạnh, cháu lại tự nhiên nổi cơn tức giận, tôi hỏi vì sao vậy, cháu không nói, tôi cũng không động tâm, cũng không nói gì. Một lát sau, cháu nức nở nói: “Bài tập nhiều quá.” À, thì ra là chuyện như vậy. Tôi thông cảm với cháu, cũng bắt đầu hiểu được suy tư của cháu. Hướng nội tìm, tôi phát hiện mình thường chỉ biết đốc thúc con gái làm bài nhanh lên, mà không có thực sự quan tâm đến những khó khăn cụ thể trong việc học của con mình. Từ đó về sau, tôi giúp đỡ cháu trong việc học, giải đáp các nghi vấn, giải thích các thắc mắc, mà không còn nhất mực đốc thúc con phải làm nhanh hơn nữa.

Trong sinh hoạt bình thường, tôi thường xuyên dùng Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp để trao đổi với cháu, nói về nhận thức trong tu luyện của mình, nói về nhận thức khi hướng nội tìm. Ví dụ như có một lần tôi đang ngồi dưới bếp rửa nồi, không biết vì sao con gái tôi lại đi đóng cửa kính nhà bếp lại, bình thường không có việc gì thì cửa này luôn để mở, tôi không để ý, bưng nước rửa nồi đi ra, chuẩn bị đổ đi, kết quả là bị tông vào cửa kính, toàn bộ nồi nước rửa dội lên thân thể, tôi lập tức nổi trận lôi đình, con gái vô cùng sợ hãi, đột nhiên tôi nghĩ đến mình là người tu luyện, lập tức ngậm miệng lại.

Sau đó tôi thành khẩn nói với con gái: “Là mẹ không đúng, mẹ không có giữ vững tâm tính của mình, chỉ một việc nhỏ ấy cũng không nhẫn được, không dung nhẫn được với cả một đứa trẻ, làm sao được tính là một người tu luyện được.” Có thể thấy con gái tôi rất cảm động, cháu cũng đang dần dần minh bạch được cái gì gọi là “hướng nội tìm”. Có một lần, ở trên bàn ăn, tôi bảo rằng cháu đã làm điều gì đó, cháu nói rằng cháu không làm, rồi oà khóc một cách oan ức, cả cơm cũng không ăn nổi nữa, xem bộ dạng của cháu, tôi không còn cái cảm giác phiền não như trước kia, tôi chầm chậm, bình tĩnh nói với cháu: “Con không nên sợ bị người ta nói oan như vậy, trong cuộc sống, loại sự việc như thế này xảy ra quá thường xuyên, nếu như cả việc nhỏ như thế cũng gây khó khăn cho con, thì sau này làm thế nào? Có thể, sự việc này là để cho con bỏ đi cái tâm uỷ khuất, là cơ hội đề cao lên đó.” Con gái lập tức chấm dứt thút thít nỉ non, nháy mắt như có điều suy nghĩ, dường như đã minh bạch rằng bản thân cần đề cao tâm tính.

Có lần, cha cháu nói rằng một người địa phương làm việc trong nhà máy có một đứa con trai 8 tuổi, bởi vì bị bà nội mắng vài câu, liền treo cổ mà chết. Khiếp sợ quá, tôi nói với con gái: “Con người trong xã hội bây giờ không thể nhẫn, không thể bị người khác nói đến, ai nói động đến ta, ta tức khí chịu không nổi, do đó phát sinh ra hết vấn đề này đến vấn đề khác trong xã hội, có bao nhiêu chuyện giết người, tự sát. Đứa bé nhỏ như vậy cũng tự sát, không đáng sợ sao? Con về sau tuyệt đối đừng sợ bị người ta nói về mình. Nếu như người khác nói đúng, thì con sửa. Họ nói sai thì cũng không cần phải tức giận, tức giận không có chút gì tốt hết.” Con gái tôi yên lặng lắng nghe.

Dần dần, tôi phát hiện thấy con gái tôi biến đổi. Có lần nọ bà ngoại nói cháu, nói có chút hơi quá đáng, ngôn từ kịch liệt, tôi lo lắng nhìn nhìn con gái, lại thấy cháu tâm khí bình hoà, một chút tức giận cũng không có. Về sau tôi cho dù nói cháu như thế nào, cháu đều im lặng tìm vấn đề của mình, lần sau bảo đảm sẽ sửa lại.

Còn có lần tôi và con gái từ trường về nhà, ở ngã tư có công nhân đang sửa đường, chúng tôi đành phải đi vòng qua, con gái cau mày nói: “Thật đáng ghét.” Tôi nói: “Họ vất vả làm việc, một là vì mọi người, một phương diện khác là vì họ cũng muốn kiếm tiền nuôi sống gia đình, thật không dễ dàng gì. Con không thể chỉ nghĩ đến mình nhé, nên đối xử tốt với người khác.” Sau đó con gái có mấy lần nói với tôi: “Con cảm giác mình thật ích kỷ.” Tôi nói: “Con có thể nhận thấy được điều ấy, thực là giỏi rồi, người thường đều không thể nhận thức được sự ích kỷ của bản thân, con đúng là một người siêu thường rồi.” Con gái tôi nghe xong thấy rất vui. Từ đó về sau, cháu đã biết cần cân nhắc cho người khác, gặp việc không vui đến đâu, cũng không bao giờ oán hận, ngay cả tôi cũng cảm thấy không bằng được cháu.

Một lần trong quá trình hướng nội tìm, dưới điểm hoá của Sư phụ, tôi phát hiện trong tiềm thức của mình có ý niệm sợ con cái phải chịu khổ, muốn cho con cái thoải mái. Đây là nguyên nhân rất lớn khiến cho con gái tôi lười biếng. Bởi vì nó khiến cho tôi không thể nghiêm khắc dạy dỗ con tôi. Mà tự bản thân tôi cũng chưa ý thức đến được. Ai cũng biết, nếu nuông chiều con cái tức là không có trách nhiệm với con cái, chính là đang làm hại con cái. Nếu không phải vì Sư phụ và Đại Pháp, tôi thực sự đã hại con gái rồi! Tôi thấy xấu hổ quá, cũng từ đó bắt đầu thực sự có trách nhiệm đối với con cái. Nên làm gì, không nên làm gì đều cần phải nghiêm khắc yêu cầu cháu. Cùng lúc đó, con gái tôi cũng đã có biến hoá rất lớn: trở nên nghe lời hơn, có thể bảo được! Ngoại trừ ngủ, cháu không còn lên giường nằm nữa.

2. Học Đại Pháp, con gái biến đổi toàn diện

Nghỉ hè năm ngoái, tôi cùng con gái học Đại Pháp, một lần chúng tôi mỗi người đang thay phiên nhau đọc một đoạn trong sách Đại Pháp, bỗng nhiên cháu dừng lại, do dự hỏi: “Đeo áo lông bên người có đúng hay không …” Tôi hiểu ý con gái, lập tức nói: “Đương nhiên không đúng!” Cháu lấy cái áo lông đang đặt ở đùi, trịnh trọng đưa cho tôi, nói: “Mẹ này, hãy gói nó lại đi, từ nay về sau con không cần nó nữa.” Từ đó về sau, cháu thực sự không giữ bất thứ đồ có lông nào nữa. Tôi vô cùng thán phục uy lực của Đại Pháp, niềm đam mê mà tôi cho rằng cả đời con gái tôi cũng không bỏ được, nháy mắt có thể trừ bỏ triệt để trong lúc thoải mái học Pháp,

Trong khi học Pháp, con gái tôi nhận thức được rằng không được lười biếng, vì vậy cháu lấy một bút vẽ tranh sơn dầu viết hai chữ rất to trên giấy A3: “Khứ chấp” (tức là xoá đi tâm chấp trước lười biếng, đây là tiêu đề của một bài thơ trong tác phẩm “Hồng Ngâm” của Sư phụ), dán lên bức tường đối diện với giường, và giải thích rằng, cháu mở mắt ra là có thể nhìn thấy hai chữ này, có thể mau chóng rời khỏi giường. Trong khi học Pháp, con gái tôi nhận thức được rằng kén ăn, nói dối đều không đúng, hiện tại cháu không còn kén ăn, cũng rất ít khi để thừa cơm, cũng đã không còn nói dối để đạt mục đích nữa.

Dưới chỉ đạo của Đại Pháp, con gái tôi đã thực sự biến đổi hoàn toàn! Một lần sáng sớm đến trường, cháu phải đi gấp, nên lấy một cốc nước mật ong của tôi đổ vào trong cốc của mình, vì không cẩn thận nên bị đổ vương vãi trên bàn và đất. Tôi nghĩ thầm: “Đợi con đi rồi mình sẽ thu dọn.” Không ngờ rằng cháu lại lấy khăn lau bàn, rồi lấy cây lau nhà kéo sơ qua, lúc lau nhà, nhìn thấy bên cạnh còn có nước liền lau cả bên đó. Đứng nhìn con gái nhẹ nhàng làm lấy hết mọi thứ, tôi vô cùng cảm động, từ trước tới giờ tôi chưa bao giờ có cảm tưởng như thế này! Vào ngày nghỉ, tôi có thể bảo cháu làm một ít công việc nhà trong khả năng, cháu cũng có thể nghiêm túc làm tốt.

Con gái tôi rất ít nhiễm các tật xấu trong xã hội, không tiếp xúc những thứ như trò chơi trực tuyến, chát chít trên mạng xã hội, nhưng có một lần tôi phát hiện cháu đọc tiểu thuyết trên điện thoại di động, tôi nghiêm túc nói với cháu: ‘Hiện nay tiểu thuyết trên Internet phần nhiều lấy bạo lực và sắc làm chủ yếu, những thứ này đang làm bại hoại đạo đức nhân loại, là vô cùng xấu. Chúng ta không phải đang muốn trở thành những con người cao thượng sao? Không ngừng thanh lọc bản thân, vì sao có thể để nó gây ô nhiễm đây? Sư phụ đã từng giảng: “Con người tựa như đồ chứa đựng, cho mang chứa cái gì thì là như thế.” (Hoà tan trong Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ) Chứa những thứ tốt thì là người tốt, chứa những thứ xấu thì là người xấu. Mẹ nghĩ con cũng có thể phân biệt được tốt xấu, nhất định phải nghiêm khắc yêu cầu bản thân, tuyệt đối không thể theo trào lưu xấu mà trượt xuống, rất là nguy hiểm đó!“ Con gái tôi rất biết nghe lời, về sau ngoại trừ xem các bài tập do trường học gửi đến, thì cháu không bao giờ xem điện thoại nữa. Đại Pháp cũng khai mở trí tuệ cho con gái tôi, ở kỳ kiểm tra cuối học kỳ đó, con gái tôi đã đạt được thành tích tốt nhất lớp.

Trong quá trình trưởng thành của con gái, có lẽ sẽ còn có vấn đề mới xuất hiện, nhưng tôi đã không còn phiền muộn trong vấn đề giáo dục con cái. Bởi vì tôi biết rõ, chỉ cần có Sư phụ và Đại Pháp, tương lai vĩnh viễn tươi sáng!

Bài của đệ tử Đại Pháp Đại lục – Ngọc Thanh

Nguồn: Minh Huệ

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x