Thiên tai nhân họa, ai sẽ là người được cứu?

Thiên tai nhân họa
Thiên tai nhân họa

Thiên tai nhân họa, ai là người được cứu? trời đất chuyển mình, nơi thì hán hạn, nước thiếu cây khô, chỗ lại mưa giông, cuốn trôi hoa cỏ, dịch bệnh hoành hành, tiếng khóc năm châu, người thời hỏi nhau, tìm đâu lối thoát…

Tuy rằng trời cao có đức hiếu sinh, nhưng nhân quả vẫn luôn là quy luật muôn đời bất diệt. Thiên tai nhân họa ấy cũng đều là do con người gieo nhân gặt quả mà thôi. Những sự tình mà con người đang phải đối diện phải chăng cũng là lời cảnh tỉnh mà thiên thượng an bài để con người nhìn lại chính mình? 

Phật gia có câu: “Nhân quả tuần hoàn, thiện ác hữu báo“, vạn sự trên đời đến và đi tất cả đều có nhân duyên – gốc rễ, không gì là ngẫu nhiên. Xưa nay, mưa rơi bởi gió chuyển mình, người mang tai hoạ ấy bởi từng gieo nhân. 

1. Người đang làm, trời đang nhìn

Nhân duyên
Vạn sự trên đời đến và đi tất cả đều có nhân duyên – gốc rễ, không gì là ngẫu nhiên. (Ảnh: Shutterstock)

Cổ nhân vẫn dạy: “Thế nhân sinh nhất niệm, thiên địa tận giai tri”, phàm là con người, chúng ta chỉ cần xuất ra một niệm bất luận tốt xấu thì cả trời đất đều biết. 

Nói đến nhân quả, có rất nhiều người không tin, cho đó là mê tín cực đoan, cũng có người cho rằng đó chỉ là phương tiện của nhà Phật để giáo hóa chúng đồ của mình mà thôi. 

Kỳ thực không phải vậy, cái mà gọi là “nhân” ở đây chính là nhân duyên mình từng tạo ra; còn “quả” chính là điều mà mình phải đón nhận – vì nhân mà có quả. Nhân quả tuần hoàn không phải là quy định do một ai đó đặt ra mà là quy luật của toàn vũ trụ, vạn sự trên đời đều như thế cả.

Chúng ta làm người đừng nên cho rằng việc sai trái do mình gây ra, chỉ có tự mình biết, ngoài ra Thần không biết, quỷ chẳng hay. Nên nhớ, trên đầu ba thước có thần minh, việc thiện hôm nay bạn làm chính là phúc báo ngày sau bạn nhận, việc ác hôm nay bạn tạo, chính là quả báo sau này bạn trả.

Đây cũng là điều mà cổ nhân xưa vẫn nói: “Người đang làm, trời đang nhìn”. Con người sống vô trách nhiệm với thiên nhiên, lòng tham không đáy, tàn phá không ngừng ắt sẽ dẫn tới ngày thiên nhiên nổi dậy cảnh tỉnh con người. 

Sách Minh tường ký có ghi chép câu chuyện: Cạo bột vàng trên tượng Phật và cái chết ly kỳ, tình tiết như sau:

Phía nam thành Phượng Châu có chùa Minh Tướng, có thờ mấy pho tượng Phật, đều dát vàng nguyên chất. Sau khi xảy ra họa loạn, có tên trộm nọ cả gan tới đó cạo bột vàng trên tượng Phật để bán lấy tiền. Đến khi thời cuộc yên định, lớp vàng dát trên tượng cũng đã bị cạo hết rồi.

Ai ngờ nhân nào quả đó, chẳng bao lâu sau tên trộm kia mắc ghẻ lở khắp người, ngứa ngáy đau đớn chịu khôn thấu, thường phải dùng vật sắc để cạo khắp thân mình, cạo rách hết da đến lớp thịt. Sau đó, lại tự cạo hết thịt đến tận xương rồi chết. Báo ứng triển hiện rõ ràng như thế đó!

2. Tất cả những việc làm đều có hồi đáp

Trong kinh Niết Bàn có viết: “Thiện ác chi báo, như ảnh tùy hình; tam thế nhân quả, tuần hoàn bất thất”; ý tứ là: thiện ác trên đời đều có báo ứng như hình với bóng, nhân quả ba đời đó là vòng tuần hoàn bất diệt.

Làm người chúng ta cho đi yêu thương sẽ nhận được yêu thương, bạn cho đời yêu thương một phần, đời trả lại bạn yêu thương một phần. 

Tích xưa kể rằng: vào thời Chiến Quốc, dưới trướng Mạnh Thường Quân có rất nhiều môn khách, trong số đó có một người tên là Phùng Huyên, tuy xuất thân tầm thường nhưng lại được Mạnh Thường Quân đối đãi long trọng.

Hàng ngày Phùng Huyên thường chỉ ăn xong lại rong ruổi đi chơi, thăm hỏi bạn bè, không những vậy còn được gia chủ chu cấp tiền của gửi về phụng dưỡng mẹ già.

Một hôm Mạnh Thường Quân xem sổ sách, thấy khu vực đất Tiết người dân còn nợ mình rất nhiều tiền nhưng lại thuộc diện nợ khó đòi. Ông bèn gọi số môn khách đến hỏi, xem ai nguyện ý đi đến đó thu hồi nợ cho mình.

Trong đám môn khách hàng mấy nghìn người ấy nhưng lại chẳng có ai nguyện ý đi, chỉ có mình Phùng Huyên xin đi. Trước khi đi, Phùng Huyên hỏi Mạnh Thường Quân: “Tiền thu được thì mua gì về“. Mạnh Thường Quân đáp: “Tiên sinh thấy trong nhà thiếu gì thì mua thứ đó vậy“. Thế là Phùng Huyên chất đầy một xe khế ước, rong ruổi lên đường. 

Tam tu kinh
Tới nơi Phùng Huyên sai gọi dân đến, ai thiếu nợ bao nhiêu đều đối chiếu giấy tờ đọc ra cho đủ cả. (Ảnh chụp màn hình phim Tam Tự Kinh)

Sau mấy ngày gian nan vất vả, cuối cùng Phùng Huyên cũng đặt chân lên đất Tiết. Tới nơi Phùng Huyên sai gọi dân đến, ai thiếu nợ bao nhiêu đều đối chiếu giấy tờ đọc ra cho đủ cả.

Đọc xong đứng dậy, thác lời Mạnh Thường Quân xóa hết nợ cho dân. Phùng Huyên miệng nói tay làm, đốt hết giấy nợ rồi thản nhiên lên xe trở về. Dân chúng tung hô “vạn tuế” vang cả một góc trời.

Phùng Huyên về, Mạnh Thường quân thấy mặt tươi rói lấy làm lạ, hỏi:  “Sao về nhanh thế, nợ có thu hết không?”. Phùng Huyên đáp “Thu không thiếu một đồng”, lại hỏi “Mua thứ gì về?”. Phùng Huyên thưa: “Ngài bảo nhà thiếu thứ gì thì mua thứ ấy. Nhà ngài bạc vàng châu báu, mỹ nữ lụa là, ngựa xe đầy rẫy, chỉ thiếu có một chữ “Nghĩa” nên tôi trộm thác lời ngài, tha nợ cho dân mà mua chữ đó về!”.

Bực mình và tiếc của nhưng chỉ trách mình đã lỡ lời, Mạnh Thường Quân đành bỏ vào nhà trong, lòng buồn rười rượi. 

Ai ngờ, một thời gian sau, vì làm mất lòng Tề Tuyên vương nên Mạnh Thường Quân bị Tề Tuyên đuổi về đất Tiết với ý định trừ khử ông. May thay, còn chưa kịp đặt chân lên đất Tiết, Mạnh Thường Quân đã thấy người đất Tiết dắt díu nhau đi đón từ xa. Hàng người chào đón kéo dài, đi hết một ngày đàng còn chưa dứt, lời tung hô như sấm dậy, ai ai cũng nguyện một lòng đi theo. 

Trong cảnh sa cơ thất thế, thấy dân như vậy, Mạnh Thường quân bảo với Phùng Huyên: “Tiên sinh mua “Nghĩa” quả là hay, đến hôm nay ta mới được thấy!”. 

Qua mấy năm sau, Tề Tuyên Vương nguôi giận, lại cho người mời Mạnh Thường Quân trở về. 

Mạnh Thường Quân nhờ có được Phùng Huyên biết thay mình chọn mua chữ Nghĩa mà thoát được kiếp nạn, lại được trọng dụng hơn xưa. 

Nhân quả chính là sự tuần hoàn muôn đời bất diệt, bạn cho đi thiện lương, thiện lương ắt sẽ hồi đáp bạn, bạn cho đi gian trá, lọc lừa ắt sẽ tới bên.

3. Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả

Ấn Quang đại sư từng giảng nói: “Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”.

Phật gia có câu: “Vạn Pháp giai không, nhân quả bất không” vì vậy khuyên người từ thân, khẩu, ý mà chế ước tự thân, luôn luôn chú trọng ý niệm của mình, không nghĩ điều xấu, không làm việc sai, ắt cũng sẽ không tạo nghiệp ác, không chịu nghiệp quả. 

Tiếc thay con người lại phần lớn không hiểu lý nhân quả, càng không cho đó là thật nên tham lam vô độ, buông thả mình theo dục vọng, lấn lướt làm càn, thân khẩu ý thảy đều bất tịnh, đợi đến khi quả báo giáng xuống thì hối hận cũng đã muộn rồi, còn có kẻ chấp mê bất ngộ lại xem đó là lẽ tự nhiên! Hỏi trên đời có gì là tự nhiên?

Thế nhân vì u mê mà có thể có người không tín Thần Phật, nhưng nhất định không thể không tin quy luật nhân quả luân hồi.

Đặc biệt là vào buổi mạt Pháp, thời thế hỗn độn, thiên tai nhân họa, dị tượng liên hồi… xem ra chỉ có người minh bạch thiện ác, coi trọng nhân quả, kính Trời trọng đất mới có thể tích phúc bồi thiện, vượt qua tai kiếp.


Minh Vũ

Theo: NTD Việt Nam

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x