Tết Trung thu xưa và nay có gì khác nhau

tết trung thu xưa và nay
Trung thu bao độ trong đời, giai tiết hiếm gặp tươi cười ngắm trăng. (Ảnh Pixabay)

Nói đến việc tặng quà trong mùa Trung thu đã trở thành một nét văn hóa lễ hội của Tết Trung thu, có từ bao đời nay. Nguồn gốc của món quà Tết Trung thu có từ bao giờ? Bạn có thể đoán trước và thử xem bạn có hiểu đúng không.

Có thể thấy, hai phong cách tặng quà “Tết Trung thu” thời xưa và nay đều khác nhau, vậy hai Tết Trung thu có gì khác nhau? Tết Trung Thu thời thượng cổ và trung cổ không có biếu bánh trung thu, vậy họ tặng nhau gì? Khi nào thì bánh Trung thu trở nên thông dụng? Hình dạng bánh có khác so với bây giờ không?

Hai lễ hội Trung thu từ xưa đến nay

Thời xưa có hai “Tết Trung Thu”, phong tục chúc mừng và tặng quà cũng rất khác nhau. Vào ngày “thu phân” (quan sát sẽ thấy Mặt Trời khi đó mọc “chính xác”ở phía Đông và lặn “chính xác” ở phía Tây), Trung thu rơi vào ngày mà mùa thu “chia đều giữa ngày và đêm” (hiện nay khoảng ngày 23 tháng 9 Dương lịch); và ngày trăng tròn giữa tháng (hiện nay là ngày 15 tháng 8 Âm lịch), đó chính là là “Tết Trung thu” trong dân gian.

Người xưa rất coi trọng Tết Trung thu, ngày “thu phân”. Vào ngày này, lễ cúng trăng được tổ chức để thể hiện ý thành kính. Tết Trung thu lâu đời như lịch sử văn hóa Trung Hoa. Chúng ta có thể thấy từ “Đại Đới Lễ” có một nghi lễ mùa thu được gọi là “tịch nguyệt” (đêm trăng) trong các triều cổ đại nhà Hạ – Thương – Chu.

“Chu Lễ Chú Sớ”: “Thiên tử thường xuân phân triêu nhật, thu phân tịch nguyệt”, nghĩa là: “Thiên tử thưởng thức cảnh buổi sáng tiết Xuân phân và thưởng thức đêm trăng tiết Thu phân”

Từ ba triều đại nhà Hạ – Thương – Chu đến triều đại nhà Thanh, trong Trung thu đều tổ chức đại lễ thiên địa cúng trăng “thu phân, tịch nguyệt ư tây giao”, Thiên tử dẫn trăm quan đến khu ngoại thành phía Tây để cúng tế Thần Mặt trăng. Cội nguồn của tục cúng trăng trong Tết Trung thu xuất phát từ thu phân tịch nguyệt của người xưa.

Từ “Tết Trung thu” xuất hiện vào thời nhà Đường, vào cuối thời Đường và đầu thời Tống, có một người dân vô danh hát “Động Tiên Ca”: “Gió thổi cây quế nơi cao, Tết Trung thu sắp đến rồi”.

Đường Huyền Tông rất thích ngắm trăng và thưởng ngoạn trăng trong cung, nhưng trong các ngày lễ chính thức được ghi trong “Thông Điển” của triều đại nhà Đường lại không có “Tết Trung thu”.

Vào thời Bắc Tống, Tết Trung thu đã là một lễ hội lớn, vui vẻ và náo nhiệt. Các cửa hàng trên đại lộ ở kinh đô thiết kế các tòa nhà đầy màu sắc, được trang trí bằng nhiều lá cờ thổ cẩm khác nhau và lá cờ rượu của cửa hàng lắc lư trong gió.

Trong “Đông Kinh Mộng Hoa Lục” ghi lại rằng: “trước Tết Trung thu, tất cả các cửa hàng đều bán rượu mới, các bông hoa sặc sỡ được kết với nhau ở mặt tiền, và những bức tranh thổ cẩm vẽ các vị Tiên say treo trên những thanh tre”.

Vào ban đêm, thưởng ngoạn trăng mới là chủ yếu nhất, “đêm trung thu, những gia đình giàu có trang trí đài tạ (nhà nhỏ trên đài cao), người người cũng tranh nhau đặt chỗ ở nhà hàng để ngắm trăng”. Người và xe tập trung về chợ đêm, và Thông Tiêu (Đài Loan) là một thành phố nhộn nhịp không bao giờ ngủ.

Thời Nam Tống đón Tết Trung thu cũng náo nhiệt như vậy. Tác phẩm “Mộng Lương Lục” của Ngô Tự Mục ghi chép về việc ngắm trăng trong “Tết Trung thu”: “Tết Trung thu vào ngày 15 tháng 8 chỉ là một nửa của mùa thu thứ ba, nên được gọi là Tết Trung thu. Mặt trăng sáng hơn bình thường vào đêm này, và nó còn được gọi là ‘nguyệt tịch’ ”. Vào ngày này, người dân Hàng Châu sẽ không có giờ giới nghiêm vào ban đêm, họ lên lầu cao, lên sân thượng để ngắm trăng, “du khách thưởng ngoạn trăng, quanh quẩn trong thành, đến tận đêm thâu”.

tết trung thu xưa và nay
Trung thu bao độ trong đời, giai tiết hiếm gặp tươi cười ngắm trăng. (Ảnh Pixabay)

Người xưa tặng gì nếu không tặng bánh Trung thu?

Hãy nói về những món quà Tết Trung thu, người xưa tặng gì nếu không tặng bánh Trung thu? Chu Vương quan tâm đến cúng trăng trong “thu phân” đồng thời quan tâm dân chúng, đây là lễ chế trong thời nhà Chu. Thời đó, người ta kính trọng người già nên trong ngày Tết Trung thu, người ta gửi món cháo để chăm sóc người già chứ không phải bánh Trung thu, vì cháo bổ dưỡng, tốt cho tiêu hóa, thích hợp cho người già.

Nghi lễ này vẫn còn tồn tại ở thời nhà Đường. Cuốn “Tuế Hoa Kỷ Lệ” của Hàn Ngạc trong thời nhà Đường ghi lại sự tôn trọng người già vào tiết thu, tặng thức ăn và gậy chống cho người già. Vào thời điểm này, bánh Trung thu vẫn chưa phải là một nét thời thượng của Tết Trung thu.

Vào thời nhà Tống, “bánh Trung thu” đã xuất hiện, nhưng không phải là món ăn trong Tết Trung thu. Vào thời Nam Tống, chợ ở thủ đô Tiền Đường (Hàng Châu) có bán “bánh Trung thu”, nhưng không phải là bánh Trung thu nướng giòn mà là món tráng miệng hấp.

Bánh Trung thu trở nên phổ biến từ khi nào?

Ăn bánh Trung thu đã trở thành một phong tục dân gian Tết Trung thu phổ biến, vậy tặng bánh Trung thu có từ bao giờ?

Có một truyền thuyết: Cuối triều đại nhà Nguyên có câu nói: “Giết Thát Đát vào ngày 15 tháng 8” được truyền cùng với bánh Trung thu, nhưng điều này không được thấy trong sử sách.

Vào thời nhà Minh, Tết Trung thu còn được gọi là “Tết đoàn viên”, dân gian thường làm những chiếc bánh Trung thu to tròn để cúng trăng, gửi gắm tâm nguyện “trăng rằm với chiếc bánh tròn, mọi người sum họp” đến Thần Mặt trăng.

Những chiếc bánh Trung thu lúc đó to như thế nào? Sách “Đế Kinh Cảnh Vật Lược”của Lưu Đồng chép rằng “bánh có đường kính khoảng 66cm”, cúng trăng xong thì mọi người ăn cỗ.

Bánh Trung thu còn là món quà tuyệt vời để bạn bè, người thân tặng nhau, tặng bánh Trung thu là gửi lời chúc “sum vầy”. Tác phẩm “Trung Thu Nhật Cung Thuật” của nhà thơ thời nhà Minh đã mô tả “bánh Trung thu trông như vàng”, bánh Trung thu có màu vàng đậm chắc chắn là được nướng giòn.

Phong tục Tết Trung thu vào thời nhà Thanh tiếp tục phong cách thời nhà Minh. Cuốn “Thanh Gia Lục” của Cố Lộc nói rằng “Huyện Ngô ghi chép: Tết Trung thu bán bánh gọi là bánh Trung thu”; “Yên Kinh Tuế Thì Ký – bánh Trung thu” của Phú Sát Đôn Sùng ghi rằng: “bánh Trung thu được dùng để cúng trăng ở khắp nơi, những chiếc bánh Trung thu to đường kính hơn 33 cm, trên mặt bánh có vẽ các nhân vật truyền thuyết như thỏ ngọc, thiềm thừ, cung trăng”. Sau lễ cúng trăng, các thành viên trong gia đình chia nhau bánh trung thu, mỗi người một chiếc, cũng tặng một phần bánh cho người sống xa quê, có người giữ bánh trung thu đến đêm trăng rằm mới ăn, nên gọi “bánh đoàn viên” là vậy.

Cảnh ăn bánh trung thu xuất hiện trong tiểu thuyết thời nhà Thanh, trong “Hồng Lâu Mộng”, trong phủ xa hoa trước Tết Trung thu một ngày, “bánh Trung thu dưa hấu đều có, chỉ chờ được phân phát”, người trong nhà họ Giả cùng nhau thưởng ngoạn trăng.

Từ những ghi chép về phong tục địa phương và văn hóa dân gian nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng bánh trung thu đã được phổ biến từ hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh.

Cao Nguyên

Theo Epochtimes

Nguồn: NTD Việt Nam


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x