Chúng ta thường quan niệm rằng những đứa trẻ mang dòng dõi hoàng gia sẽ thừa hưởng một nền giáo dục thật đắt tiền và tiện nghi. Nhưng hoàng tử của Bhutan thì khác, cậu bé được quốc vương và hoàng hậu dạy dỗ theo một cách rất đặc biệt.
Quốc vương của ‘quốc gia hạnh phúc’ Bhutan là Jigme Khesar Namgyel Wangchuck chính thức lên ngôi vào năm 2008. Vị vua trẻ đã cải cách đất nước và biến Bhutan từ một quốc gia nghèo khó, gần như cô lập với phần còn lại của thế giới, trở thành đất nước được cả thế giới công nhận là hạnh phúc nhất.
Kết duyên cùng quốc vương là Hoàng hậu Jetsun Pema, cô xuất thân từ một gia đình thường dân nhưng là một nữ nhân tài sắc vẹn toàn.
Chuyện tình đẹp như thơ của hai người đơm hoa kết trái và Hoàng tử bé Wangchuck chào đời vào năm 2016. Để đánh dấu cho sự kiện trọng đại này, đức vua cùng toàn dân đất nước hân hoan trồng mới 108,000 cây xanh khắp mọi nơi.
Nuôi dạy trẻ cũng giống như trồng cây
Việc nuôi dạy một đứa trẻ cũng giống như trồng một cây xanh. Nếu cây con được chăm chút cẩn thận và đúng cách, nó có thể cứng cáp bám rễ đâm chồi, chịu được giông bão và cho ra hoa thơm trái ngọt. Nếu cha mẹ bảo ban, dạy dỗ con từ tuổi ấu thơ thì đứa trẻ sau khi lớn lên sẽ là một người có nhân cách tốt, có bản lĩnh vững vàng trước những thử thách trong cuộc sống.
Người dân Bhutan cũng hy vọng rằng khi trưởng thành, vị hoàng tử sẽ góp phần gây dựng đất nước thêm tươi đẹp. Một tình nguyện viên hỗ trợ trồng cây từng chia sẻ: “Chúng tôi nuôi dưỡng những cây xanh giống như thể chúng tôi đang nuôi dưỡng hoàng tử bé”.
Vậy nên Hoàng tử Jigme Namgyel được cha mẹ dạy dỗ rất cẩn thận từ khi còn nhỏ. Quốc vương Jigme Khesar thường không ngại bế con đến nơi đông người như những cha mẹ bình thường khác. Còn hoàng hậu thì để con gần gũi với thiên nhiên, cô để con tự đứng lên khi vấp ngã, không ngăn con chơi nghịch bẩn. Hoàng hậu ân cần uốn nắn con, chỉ cho con lỗi sai để con biết phân biệt phải trái, không mắc lại sai lầm đó một lần nữa.
Mặc dù được sinh ra trong gia đình hoàng tộc, nhưng quốc vương và hoàng hậu không hề muốn con trai được bao bọc giống như cái cây trong nhà kính, mà mong con có thể đương đầu với thử thách, thật mạnh mẽ và dũng cảm. Giống với cái tên mà cả 2 đã đặt cho con: Jigme nghĩa là “không sợ hãi” còn Namgyel nghĩa là “chiến thắng”.
“Hoàng tử phải sống cuộc đời của một người tốt”
Quốc vương Bhutan không cho phép quần thần gọi con mình là hoàng tử vì ông không muốn mọi người quá chăm sóc, cưng nựng, nuông chiều con. Ông muốn để con sống giống như thường dân và phát triển như một đứa trẻ bình thường.
Ông cho con ra ngoài trải nghiệm cuộc sống dân dã, quan sát người dân lao động vất vả, mong con trai có thể biết quan tâm, chia sẻ với những người quanh mình. Ông từng nói: “Đến khi Jigme Namgyel Wangchuck phụng sự đất nước, hoàng tử phải luôn luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên hết và phục vụ người dân của mình bằng tình yêu to lớn với tinh thần cống hiến”.
Ông còn nhấn mạnh: “Hoàng tử phải sống cuộc đời của một người tốt”. Tư tưởng dạy con này của quốc vương được dân chúng vô cùng ca ngợi và tin tưởng.
Chú trọng lễ nghi từ nhỏ
Dù còn nhỏ tuổi nhưng Hoàng tử Jigme Namgyel Wangchuck đã cực kỳ lễ phép và luôn cư xử đúng mực. Đây không phải những tính cách tự nhiên mà là thói quen được hình thành từ quá trình nuôi dạy của cha mẹ. Có thể nói, đây là thành quả của việc quốc vương và hoàng hậu đã dạy bảo hoàng tử từ sớm.
Trong một chuyến thăm Ấn Độ cùng cha mẹ, dù mới chỉ 2 tuổi nhưng hoàng tử nhỏ đã biết chắp tay chào Thủ tướng Ấn Độ, nhận quà bằng hai tay, luôn nghiêm túc và không hề mè nheo trong lúc bố mẹ nói chuyện.
Không tổ chức sinh nhật tới khi 20 tuổi
Không chỉ với hoàng tộc mà ngay cả đối với một người bình thường, sinh nhật luôn là một ngày kỷ niệm quan trọng và sẽ được tổ chức long trọng để ăn mừng. Tuy nhiên Quốc vương Bhutan lại có quan niệm khác. Đối với ông, sinh nhật của con trai chỉ là một ngày bình thường trong năm.
Sinh nhật đầu tiên của hoàng tử chỉ được đánh dấu bằng một vài trang lịch. Các năm sau đó, Hoàng gia Bhutan chỉ công bố bức hình mới nhất của hoàng tử nhỏ thay vì tổ chức tiệc chúc mừng. Quốc vương Bhutan từng tuyên bố, hoàng tử sẽ không được phép tổ chức tiệc sinh nhật tới khi cậu 20 tuổi, độ tuổi đủ để nhận thức cuộc sống.
Yêu thương không đồng nghĩa với bao bọc và nuông chiều, mà đó là nghiêm túc coi trẻ như một cá nhân, từ đó đặt ra những quy tắc ứng xử từ sớm để giúp con làm quen với cuộc sống và hình thành những thói quen tích cực. Chúng ta có thể học hỏi Quốc vương và Hoàng hậu Bhutan để nuôi dạy nên những đứa trẻ hạnh phúc và tử tế.
Nguồn: Epoch Times Tiếng Việt
- Xem thêm:
- Tú tài từ bỏ công danh, lập chí tế thế cứu người, danh thơm truyền khắp từ cổ chí kim
- Bí ẩn chưa có lời giải: Người bần cùng bỗng trở nên giàu có. Liệu họ có nắm giữ bí mật nào không?
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!