Nội hàm sâu sắc của hôn nhân: Trí tuệ hàng trăm năm của người xưa

Hôn nhân Minh Chân Tướng
Một chi tiết trong cuộn tranh “Thanh Minh thượng hà đồ” của triều Minh cho thấy một chú rể đang đi đón cô dâu của mình. (Ảnh: Được phép của Bảo tàng Cung điện Quốc gia)

“Thế thì, vợ chồng không phải là hai nữa, nhưng một thịt mà thôi. Vậy, loài người không nên phân rẽ những kẻ mà Ðức Chúa Trời đã phối hiệp.” — Matthew 19:6

Kể từ thời Kinh Thánh, chúng ta đã luôn tìm kiếm một nửa còn lại của mình, muốn bắt đầu một chặng đường với một tình yêu đích thực và kết hôn với tình yêu đó. Nhưng truyền thống hôn nhân qua nhiều thời đại đã mang nhiều cung bậc từ vui vẻ đến u sầu. Một số truyền thống đám cưới cổ xưa nhấn mạnh những thách thức đang chờ đợi các cặp đôi mới cưới và sự mất mát khi rời xa gia đình của họ. Nếu một từ có thể tóm gọn được lý tưởng phổ quát về sự thành công trong hôn nhân, thì đó có thể là “sự hòa hợp”, bắt đầu bằng câu chuyện về tổ tiên đầu tiên của chúng ta.

Cuộn tranh Thanh Minh Thượng Hà Đồ Minh Chân Tướng
Một chi tiết trong cuộn tranh “Thanh Minh thượng hà đồ” của triều Minh cho thấy một chú rể đang đi đón cô dâu của mình. (Ảnh: Được phép của Bảo tàng Cung điện Quốc gia)

Và Đức Chúa Trời phán: “Thật không tốt khi con người ở một mình; Ta sẽ tạo cho anh ta một sự giúp đỡ phù hợp.” – Sáng Thế Ký 2:18

Theo Kinh Thánh tiếng Do Thái, tất cả loài người đều là hậu duệ của Adam và Eva. Đức Chúa Trời cảm thấy rằng Adam cần một người bạn đời và tạo ra Eva từ xương sườn của Adam. Như vậy, cặp đôi đầu tiên trên thế giới đã được hình thành.

Eva được sinh ra để chăm sóc và đồng hành cùng Adam, đổi lại, Adam thề sẽ bảo vệ và chu cấp cho cô ấy. Đó là hai mặt của cùng một đồng tiền — được sinh ra từ cùng một cơ thể, và thông qua sự ban phước của Đức Chúa Trời, một lần nữa kết hợp lại với nhau thành một để đơm hoa kết trái.

Tranh cặp ngỗng Minh Chân Tướng
Một cặp ngỗng trú ẩn giữa đám lau sậy khi thời tiết khắc nghiệt. Vào cuối thời nhà Tống, loại tranh này tượng trưng cho những cặp vợ chồng đồng cam cộng khổ mà vẫn yêu thương nhau. (Ảnh: Được phép của Bảo tàng Cung điện Quốc gia)

Ý nghĩa đích thực của hôn nhân

Ở Trung Quốc cổ đại, người ta cho rằng nam nữ chưa lập gia đình đều không trọn vẹn. Chỉ sau khi họ tìm thấy nửa kia của mình và kết hôn thì họ mới được coi là trọn vẹn. Theo “Bình luận nghi lễ”, một văn bản từ thời tiền Hán, “cha con, vợ chồng, [và] anh em cũng là một thể.” Đoạn văn này minh chứng tầm quan trọng của hôn nhân thời Trung Quốc cổ đại. Trong khi anh em, cha con gắn bó với nhau bằng huyết thống, thì vợ chồng chỉ được kết nối bằng tình nghĩa.

Trong “Sách Kinh Lễ”, Khổng Tử nói: “Từ sự phân biệt giữa nam và nữ đã hình thành lễ nghi giữa vợ và chồng”. Tương tự như niềm tin trong Kinh Thánh, người dân ở Trung Quốc cổ đại cho rằng nam giới và phụ nữ có trách nhiệm khác nhau. Người chồng phải chu cấp cho vợ và gia đình, trong khi người vợ phải lo các công việc nội trợ. Sự trao đổi trách nhiệm này dẫn đến sự cảm thông và tôn trọng lẫn nhau, mà người xưa gọi là “lễ nghĩa”.

Hôn nhân là một nền tảng quan trọng của xã hội ở Trung Quốc cổ đại, và thường đóng một vai trò quan trọng trong dòng họ và chính trị. Nhưng mục đích chính của hôn nhân là để nuôi dạy con cái trở thành những thành viên có đức có tài cho xã hội và truyền lại di sản của mỗi gia đình. Như “Sách Kinh Lễ” nói: “Lễ thành hôn nhằm mục đích gắn kết tình yêu giữa hai gia tộc [(các gia đình khác nhau]), với suy nghĩ bảo đảm các lễ nghi trong việc thờ cúng tổ tiên đồng thời bảo đảm sự kế tục của dòng họ.”

Nghi lễ cổ xưa

Do tính chất thiêng liêng của hôn nhân thời Trung Quốc cổ đại, có những quy tắc nghiêm ngặt về nghi thức xung quanh nó. Để một cuộc hôn nhân được coi là hợp lệ, nó phải được sự chấp thuận của cha mẹ đôi bên. Một cuộc hôn nhân không chỉ là sự kết hợp giữa hai vợ chồng — nó là sự kết hợp giữa hai gia đình. Trên thực tế, cha mẹ thường đóng vai trò là người mai mối. Hôn nhân sắp đặt rất phổ biến.

Quá trình tìm hiểu bắt đầu bằng việc một người mai mối giới thiệu hai người. Việc đàn ông và phụ nữ chưa kết hôn làm quen với nhau mà không thông qua các thủ tục mai mối chính thức được coi là không hợp cách. Sau khi đã mai mối, gia đình cần báo tin về hôn lễ cho nhà vua. Một bữa tiệc sau đó được tổ chức, và toàn bộ ngôi làng cùng nhau ăn mừng sự kết hợp của đôi vợ chồng mới.

Quá trình cầu hôn chính thức liên quan đến “sáu nghi thức”, có nguồn gốc từ xa xưa. Kể từ thời Tây Chu, nó chủ yếu được thực hành trong giới thượng lưu. Nhưng đến thời nhà Đường, nó được phổ biến rộng rãi trong giới bình dân. Để một cặp vợ chồng được coi là kết hôn đúng nghĩa, các nghi thức phải được thực hiện theo thứ tự.

Đán cưới thời xưa Minh Chân Tướng
Một cặp vợ chồng mới cưới thực hiện các nghi thức đám cưới. Nghi thức ba bước bao gồm đầu tiên là bày tỏ sự tôn kính với trời đất, sau đó đến cha mẹ chú rể và cuối cùng là với nhau, chứng nhận tư cách vợ chồng của họ. (Ảnh: Miền công cộng)

Bước đầu tiên là người đàn ông cầu hôn với một món sính lễ đi kèm. Nếu gia đình cô gái đồng ý lời cầu hôn, họ có thể tiến hành nghi thức thứ hai, đó là “hỏi tên và ngày sinh của quý cô”. Điều này được kiểm tra để bảo đảm rằng cặp đôi không có bất kỳ quan hệ huyết thống nào. Thứ ba là họ có thể tìm đến thầy phong thủy xem mệnh, bảo đảm rằng hai người ‘môn đăng hộ đối’. Nghi thức thứ tư liên quan đến việc người chồng đến nhà gái để xin dâu bằng lễ vật, và nghi thức thứ năm là hỏi về ngày tổ chức đám cưới. Cuối cùng, sáu nghi thức kết thúc với cuộc gặp trực tiếp của chú rể và cô dâu.

Bức tranh Thanh Minh Thượng Hà Đồ Minh Chân Tướng
Phiên bản thời nhà Thanh của “Thanh Minh thượng hà đồ”, một bức tranh cuộn mô tả một một đoàn rước dâu (Ảnh: Được phép của Bảo tàng Cung điện Quốc gia)
Tranh Thanh Minh Thượng Hà Hồ Minh Chân Tướng
Phiên bản thời nhà Tống của cùng một cảnh. (Ảnh: Được phép của Bảo tàng Cung điện Quốc gia)
Thanh Minh Thượng Hà Đồ Minh Chân Tướng
“Thanh Minh thượng hà đồ” từ triều Minh. (Ảnh: Được phép của Bảo tàng Cung điện Quốc gia)

Một đám cưới trang nghiêm

Ngày nay, lễ cưới được coi là lễ kỷ niệm và thường được coi như một bữa tiệc lớn. Tuy nhiên, trong một số thời kỳ và địa điểm nhất định, chẳng hạn như thời nhà Chu của Trung Quốc, đó là những công việc trang trọng và nghiêm túc. Như “Sách Kinh Lễ” kể lại: “Tại lễ thành hôn, họ không chơi nhạc, sẽ gợi đến cảm giác cô đơn và sầu buồn [tự nhiên của việc xa cách cha mẹ]… Không có lời chúc mừng; điều đó thể hiện cách [một thế hệ] đàn ông thành công với thế hệ còn lại.” Quan điểm này hiện diện trong những lễ cưới ảm đạm của thời Tây Chu, không có âm nhạc, lời chúc tụng, đồ ăn hay thức uống.

Trang phục đám cưới thời nhà Chu Minh Chân Tướng
Trang phục đám cưới thời nhà Chu dành cho chú rể (trái) và cô dâu (phải). (Ảnh: Manuel Alejandro Hung/px)

Sau lễ cưới, gia đình cô dâu không được phép thắp nến trong ba đêm để bày tỏ sự đau buồn khi phải chia xa con gái. Tại nhà của chú rể, âm nhạc, ca hát và khiêu vũ bị cấm trong ba ngày để chứng tỏ rằng anh ấy là một người đàn ông nghiêm túc, có thể đảm đương trách nhiệm nuôi dưỡng một gia đình.

Cũng có nhiều truyền thống diễn ra trong đêm đầu tiên của cặp đôi cùng nhà. Để tượng trưng cho sự khởi đầu của cuộc sống vợ chồng mới, cả hai cùng nhau uống rượu từ gáo bầu. Quả bầu được bẻ thành hai nửa, mỗi nửa được rót đầy rượu. Một sợi dây được sử dụng để buộc hai nửa lại với nhau, truyền tải rằng dù cặp đôi đã từng không quen biết nhưng số phận đã đưa họ đến với nhau. Bầu và rượu thường có vị đắng, điều này báo hiệu những khó khăn trong tương lai mà cặp đôi sẽ phải đối mặt. Một truyền thống phổ biến trên khắp Trung Quốc là vợ và chồng cắt một lọn tóc và buộc chúng lại với nhau để tượng trưng cho mối liên kết và gắn bó vĩnh cửu.

Gáo bầu bằng ngọc bích Minh Chân Tướng
Một cái gáo bầu bằng ngọc bích màu trắng từ Đế chế Mogul. Vào thời cổ đại, cô dâu và chú rể sẽ cùng uống từ một cái gáo bầu, tượng trưng rằng họ sẽ chia sẻ gánh nặng của bất kỳ khó khăn nào ở phía trước. (Ảnh: Được phép của Bảo tàng Cung điện Quốc gia)

Mặc dù quá trình kết hôn đã thay đổi mạnh mẽ qua nhiều thế kỷ, nhưng ngày cưới của một người vẫn là một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất của cuộc đời. Giờ đây, thế giới đã quá chú trọng vào cá nhân và chia nhỏ thành hàng nghìn nền văn hóa, việc tìm thấy hai người cùng đồng tình về ý nghĩa và mục đích thật sự của hôn nhân đang trở nên hiếm hoi. Nhưng vẫn có niềm hy vọng phổ biến rằng, với sự an bài của Chúa, mỗi người chúng ta sẽ tìm thấy một nửa phù hợp hoàn hảo của mình và sánh bước bên nhau trong suốt quãng đời còn lại.

Tác giả: Ann Lin
Tham khảo 
bản gốc từ The Epoch Times

Nguồn: Epoch Times Tiếng Việt


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x