Tô Thức, hay Tô Đông Pha, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Khi nhậm chức Thông phán ở Hàng Châu, ông từng thẩm vấn một vụ án có liên quan tới chính mình.
Có một thư sinh tới từ Phúc Kiến tên là Ngô Vị Đạo, khi đi qua Hàng Châu đã bị phát hiện buôn lậu sợi bông, phạm tội trốn thuế
Ngô Vị Đạo không những lén vận chuyển sợi bông mà còn giả mạo giấy tờ chấp thuận của Tô Đông Pha: “Hàng Châu thông phán Tô Thức tặng kinh sư Tô Thị Lang”. Tô Thị Lang là ai? Chính là đệ đệ Tô Triệt của Tô Thức ở kinh đô.
Tô Đông Pha sau khi điều tra đã biết được rằng, Ngô Vị Đạo kia thì ra là một thư sinh nghèo, không gom được đủ tiền để lên kinh dự thi. Hàng xóm xung quanh thấy vậy đã quyên góp tiền, góp bông cho cậu thư sinh này.
Ngô Vị Đạo vô cùng biết ơn, cậu đem theo hai lạng bạc và cả bông cùng lên kinh, định là vào kinh rồi sẽ bán bông để đổi ra tiền sử dụng.
Nhưng theo quy định lúc bấy giờ thì vận chuyển bông là phải nộp thuế, Ngô Vị Đạo nghĩ, nếu còn nộp thuế nữa vậy thì tiền bán được bông cũng sẽ chẳng còn lại được bao nhiêu. Vậy là trong lúc bí bách đã nghĩ ra trò giả mạo danh nghĩa của Tô Đông Pha để mang bông vào kinh, với mục đích là để không phải đóng thuế.
Ngô Vị Đạo không bao giờ ngờ được rằng, mình lại bị chính chủ bắt được.
Nhưng điều bất ngờ đó là Tô Thức không những không phạt cậu thư sinh, mà còn đổi bông sang 2 lạng bạc cho cậu, đồng thời viết tên, chức vụ và nơi ở của đệ đệ của mình ở Kinh Đô đưa cho cậu thư sinh, mong cậu sẽ được đệ đệ của mình giúp đỡ, rồi giục cậu nhanh chóng lên đường cho kịp.
Hành động của Tô Đông Pha, người ta gọi là hậu đạo, có đức lớn.
Hậu đạo là khoan dung, tử tế, lương thiện, lấy lòng tốt đối đãi với mọi người xung quanh. Người như vậy nhất định làm được việc lớn.
Kinh Dịch viết: “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức, địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật” (Trời vận động mạnh mẽ, người quân tử nên cố gắng không ngừng; Đất có tính nhu hòa, người quân tử lấy đức dày để nâng đỡ vạn vật). Người quân tử thuận thiên đạo mà hành thì mới có thể tự cường không mệt mỏi, dùng đạo đức nhu thuận mà thâm hậu để chứa vạn vật.
“Hậu đức tải vật”, nghĩa rằng: đức dày nâng đỡ vạn vật, chính là muốn nói rằng, làm người phải có đức hạnh tốt mới làm được việc lớn, một người phải có đức dày, mới thành tựu được đại sự
Khổng Tử giảng: “Khoan tắc đắc chúng” (Luận Ngữ – Dương Hóa), nghĩa là “khoan dung thì đắc được nhân tâm”, khoan hậu với người thì sẽ được mọi người ủng hộ.
Khoan hậu nhân ái là phương diện quan trọng của tư tưởng Nho gia. Nho gia xưa nay luôn đề xướng lấy đạo đức để cảm hóa con người.
Mạnh Tử nói: “Quân tử mạc đại hồ dữ nhân vi thiện” (Mạnh Tử – Công Tôn Sửu thượng), nghĩa là “Đức hạnh cao nhất của người quân tử chính là làm việc thiện cho người khác.”
Mạnh Tử từng ca ngợi Thương Thang với địa bàn 70 dặm mà cuối cùng có được cả thiên hạ, đó chính là kết quả đắc được lòng dân. Thương Thang chinh phạt phía Đông mà người phía Tây oán, chinh phạt phía Nam mà người phía Bắc oán, “người dân mong đợi ông như đại hại mong đợi bóng mây”.
Thương Thang là mẫu mực của việc dùng nhân ái khoan hậu mà có được thiên hạ.
Đức không tương xứng với địa vị, tất có tai ương
Người xưa cho rằng: Một người có địa vị xã hội và đãi ngộ phải tương xứng với đức hạnh, phúc báo của bản thân. Trong “Liễu Phàm Tứ Huấn” của Viên Liễu Phàm có câu: “Người có phẩm đức đáng giá trăm vàng mới có thể gánh vác gia tài trăm vàng, người có phẩm đức đáng giá nghìn vàng mới có thể gánh vác gia tài nghìn vàng”.
Ngày nay, người ta tranh đấu để chiếm được địa vị cao, để làm sao hưởng nhiều lợi lộc nhất, chẳng mảy may nghĩ xem đức hạnh mình có xứng với địa vị đó không.
“Chu Tử trị gia cách ngôn” viết: “Làm trái với luân thường đại đạo thì sẽ nhanh chóng nhìn thấy sự tiêu vong; đức chẳng tương xứng với địa vị của mình thì chắc chắn sẽ có tai ương.”
Nguyên văn là: “Luân thường quai suyễn, lập kiến tiêu vong. Đức bất phối vị, tất hữu tai ương”.
Khi đức của một người mà thấp trong khi ở một địa vị cao, đó chính là ‘đức bất phối vị’ (đức không đương xứng với địa vị), giống như đi cà khoeo, nguy hiểm như leo lên vách núi. “Đức bất phối vị, tất hữu tai ương” chính là để nói về đức hạnh và địa vị của một người không đi đôi với nhau, nhất định sẽ có tai họa.
Đức hạnh của con người ví như nền nhà, danh dự, quyền lợi, của cải ví như căn nhà, khi nền móng rất nông, mà nhà rất cao tầng, căn nhà sẽ xuất hiện nguy hiểm, gây ra nghiêng lệch, không chắc chắn thậm chí bị sập. Nền móng kém thì ‘lầu cao bị nghiêng; đức không tương xứng với địa vị, tai họa giáng xuống.
Cổ nhân giảng: “Quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo”, người quân tử quý trọng của cải nhưng phải phù hợp với đạo nghĩa thì mới nhận lấy. Ngày nay người ta chẳng từ thủ đoạn nào để kiếm lợi bất chấp đạo nghĩa. Ngay cả khi dịch bệnh xảy ra, người ta lại dùng địa vị quyền thế có được để trục lợi bằng mọi mánh lới buôn bán với giá cắt cổ, kiếm tiền, trục lợi bằng lừa lọc trên chính sinh mạng của đồng bào mình.
Vậy nên mới nói: “Người quân tử chỉ nghĩ về đức, kẻ tiểu nhân chỉ nghĩ về đất. Người quân tử chỉ nghĩ về hình pháp, kẻ tiểu nhân chỉ nghĩ về ơn huệ. (“Luận ngữ – Lý nhân”)
Chí hướng ở đạo, nắm giữ ở đức
Trong văn hóa truyền thống, Đức chiếm một bộ phận cực kỳ quan trọng. Khổng Tử cả đời chủ trương xây dựng nền chính trị nhân đức. Ngài tin rằng, đức là phương pháp chủ yếu quản lý trị sửa quốc gia, đắc được lòng dân. Chỉ có đức mới có thể cảm hóa, hiệu triệu người dân, mới có thể thực thi chính sách. Dùng đức để làm chính trị, giống như sao Bắc Đẩu trên trời, dù ở yên vị trí của nó mà muôn vàn vì sao khác đều hướng tới, vây quanh nó. (“Vi chính dĩ đức, thí như Bắc thần cư kỳ sở nhi chúng tinh cộng chi.” Luận ngữ – Vi chính)
Khi Quý Khang Tử thỉnh giáo ngài về phép quản lý chính sự. Quý Khang Tử hỏi: “Nếu giết kẻ xấu, gần gũi với người tốt thì như thế nào?”
Khổng Tử trả lời: “Trị sửa chính trị tại sao phải cần giết chóc? Ngài trị sửa quốc gia tốt thì người dân tự khắc sẽ tốt lên. Ngài tâm hướng thiện thì người dân tự khắc sẽ hướng thiện.” Lại nói: “Đức người lãnh đạo như gió, đức của người dân như cỏ, gió thổi phía nào thì cỏ rạp theo phía ấy”.
Đức không chỉ quan trọng đối với việc trị quốc, mà đối với việc làm người, cũng vô cùng trọng yếu. Khổng Tử nói: “Đức mà không tu, học vấn mà không học tập, nghe được việc nghĩa mà không thực hiện, có khiếm khuyết mà không sửa chữa, đó là điều ta lo lắng”. (“Luận ngữ – Thuật nhi”)
Trong 4 điều Khổng Tử lo lắng thì “Đức mà không tu” đứng hàng đầu, bởi vì muốn có phẩm đức cao thì phải có một quá trình tu dưỡng lâu dài thì sau mới thành tựu. Cho nên, Đức Thánh thấy rằng: “Việc học thì lập chí vào học đạo, nắm chắc vào tu đức” (Chí hướng ở đạo, nắm giữ ở đức, dựa vào nhân, vui chơi ở lục nghệ. “Luận ngữ – Thuật nhi”)
Tại sao lại ‘nắm chắc ở đức”? Bởi nếu muốn thực hành đạo ra khắp thiên hạ thì trước hết phải tu dưỡng đạo đức bản thân, lấy đức nền tảng mới có thể thực thi đạo.
“Kinh Dịch” nhắc nhở người đời rằng: “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khách, tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương”, nghĩa là: “Nhà tích thiện, ắt có dư phúc lành, nhà tích bất thiện, ắt có thừa tai ương”
Đức hạnh của một người là ngọn nguồn của phúc báo. Người có phẩm hạnh cao thượng thì Một người có đức lớn mới thành tựu được đại sự. Ngược lại, vô đức thì càng ở địa vị cao càng dễ chiêu mời tai họa.
Nguồn: Đan Thư
Nguồn: Epoch Times Tiếng Việt
- Xem thêm:
- Nhà tâm lý học chia sẻ cách áp dụng vô vi trong cuộc sống
- Nhân sinh là giấc mộng vô thường
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!