Lemuria – Lục địa viễn cổ mất tích
Những năm thập niên 70 thế kỷ 19, nước Anh có một nhà địa chất là William Blanford. Ông là người đã phát hiện ra miền trung Ấn Độ có một khu vực tên là Gondwana, nham thạch nơi này có cấu tạo rất đặc biệt. Đây là trầm tích đá và hóa thạch kỷ Permi, có kết cấu trầm tích đá và hóa thạch tương tự cùng thời kỳ địa chất của Nam Phi.
Kỷ Permi là thời kỳ cuối cùng của thời đại cổ sinh, khởi đầu vào khoảng 298 triệu năm trước và kết thúc khoảng 251 triệu năm trước, với thời gian kéo dài 47 triệu năm. Khi đó vẫn chưa xuất hiện khủng long – bá chủ trái đất thời viễn cổ.
Nam Phi cách Ấn Độ khoảng 6000 km bởi Ấn Độ Dương mênh mông. Về kết cấu địa chất, tại sao lại giống nhau như vậy?
Blanford suy đoán, vào thời kỳ kỷ Permi, giữa Nam Phi và Ấn Độ có thể tồn tại cầu lục địa (Land Bridge). Cầu lục địa hẹp và dài này bao gồm đảo Madagascar, Maldives và quần đảo Laccadive (cũng gọi là Lakshadweep) ngày nay.
Cầu lục địa từ Nam Phi, uốn lượn xuyên qua các quần đảo ở Ấn Độ Dương và đến cực nam của tiểu lục địa Ấn Độ.
Thế nào là cầu lục địa? Kỳ thực đó là một dãy núi từ đáy biển nhô lên.
Ý tưởng này của Blanford không được nhiều người trong ngành chú ý, nhưng lại được một người chuyên ngành khác chú ý. Đó là Philip Sclater, nhà địa lý sinh vật người Anh, ông đang nghiên cứu một loài sinh vật gọi là vượn cáo (lemur).
Vượn cáo từ xa xưa đến nay đều sống ở đảo Madagascar đối diện với bờ biển phía đông của Nam Phi. Tuy nhiên hóa thạch của loài vượn cáo này lại không có ở lục địa châu Phi. Ở khu vực Trung Đông tiếp giáp châu Phi cũng không có, nhưng rất kỳ lạ là trên tiểu lục địa Nam Á, lại tìm thấy hóa thạch vượn cáo.
Vậy châu Phi và Ấn Độ đều cách đảo Madagascar bởi biển và đại dương. Nếu châu Phi không có hóa thạch vượn cáo, thì lẽ ra Ấn Độ cũng phải không có mới hợp lý. Như vậy phải có kết cấu địa chất đặc biệt thời viễn cổ vượt qua Ấn Độ Dương, nối liền Madagascar với Ấn Độ.
Nhưng đây là cấu tạo địa chất gì? Philip nghĩ nát óc mà không ra, thì may mắn ông đọc được giả thuyết cầu lục địa của Blanford. Thế là Philip ngửa mặt lên trời cười lớn: Đây chẳng phải là cấu tạo địa chất viễn cổ mà ta muốn làm rõ đó sao! Có cầu lục địa nối liền châu Phi với Ấn Độ, thế thì vấn đề phân bố hóa thạch vượn cáo chẳng phải đã được giải quyết rồi sao!
Thế là Philip rất vui mừng liên hệ với Blanford, đề nghị dùng vượn cáo – Lemur đặt tên cho cầu lục địa này, gọi là Lemuria.
Blanford thấy có người ủng hộ thì lòng vui phơi phới, và cái tên Lemuria cũng rất hay, nên lập tức đồng ý.
Thoáng chốc đã hơn 40 năm trôi qua, một nhà vật lý địa cầu người Đức là Alfred Wegener, đã quan sát được một hiện tượng, đó là đường bờ biển phía đông của lục địa Nam Mỹ và đường bờ biển phía tây của lục địa châu Phi xem ra vô cùng ăn khớp với nhau. Nếu đặt chúng lại sát với nhau, thì 2 đường bờ biển sẽ ăn khớp trùng khít với nhau.
Ngoài ra ông còn chú ý hiện tượng rằng, 2 lục địa cách nhau cả trùng dương lại có những hóa thạch giống nhau. Ví như hóa thạch Mesosaurs sống vào cuối kỷ Permi lại đồng thời xuất hiện ở trên 2 lục địa này.
Thế là Wegener nảy sinh ý tưởng kỳ lạ, phải chăng những hiện tượng giống nhau này minh chứng châu Nam Mỹ và châu Phi vào thời viễn cổ là nối liền thành siêu lục địa?
Ông rất hưng phấn với ý tưởng này. Thế là ông lại suy nghĩ tiếp, rất có thể vào thời viễn cổ, tất cả các lục địa hiện nay đều hội tụ lại với nhau thành một siêu lục địa. Ông đặt tên cho siêu lục địa này là Toàn Lục Địa (Pangaea).Bản đồ Toàn Lục Địa (Pangaea).
Ông cho rằng, Toàn Lục Địa này dưới tác dụng lực địa chất nội bộ trái đất, sau đó bị phân tách, rồi lại trải qua hàng triệu năm trôi dịch, đã hình thành phân bố lục địa như ngày nay.
Ông Wegener rất hài lòng với ý tưởng thiên tài này của mình, gọi là ;sự trôi dịch lục địa’, và chính thức công bố năm 1912.
Nhưng quan điểm này vừa công bố ra lập tức bị toàn thể giới khoa học cười nhạo: Ông Wegener, ông khiến chúng tôi tức cười quá. Ông cho rằng các lục địa có thể tùy ý tách ra rồi hợp lại giống như trẻ con chơi ghép hình sao?
Thế là trong tiếng cười chê của những người trong ngành, Wegener đảnh phải lủi thủi rút lui, và ý tưởng ông cho là thiên tài – sự trôi dịch lục địa đã bị giới học thuật chính thống bài xích trong thời gian dài, bị cho là hoang tưởng.
Tuy nhiên, có một số người lại chú ý đến ý tưởng này, đó chính là các fan của Blanford. Bởi vì thuyết cầu lục địa từ châu Phi đến Ấn Độ do Blanford đưa ra vẫn luôn bị cho là hoang tưởng, và bị giới học thuật chủ lưu bài xích. Thế là các fan của 2 bên ‘đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu’, cho rằng 2 bên có thể tham khảo và hỗ trợ lẫn nhau.
Hơn nữa nhóm fan của Blanford còn phát hiện ra, ý tưởng của Wegener không chỉ phù hợp với giả thuyết cầu lục địa Lemuria của Blanford, mà còn thúc đẩy 1 bước lớn. Bời vì theo ý tưởng này, thì Lemuria không chỉ là một cầu lục địa, mà là một lục địa hoàn chỉnh. Thế là cái tên lục địa Lemuria đã bắt đầu ra đời.
Tuy nhiên, lục địa Lemuria giả thuyết này có thực sự tồn tại không?
Lục địa Lemuria
Một số nhà văn Tamil Ấn Độ như Devaneya Pavanar đã nói rằng, trong truyền thuyết Ấn Độ, ở Ấn Độ Dương có một lục địa, được gọi là cái nôi của nền văn minh nhân loại. Sau này lục địa này bị chìm xuống đáy biển. Lục địa bị chìm đáy biển này rất có thể là lục địa Lemuria.
Người có công năng đặc dị nước Anh là W.Scott Elliot, thông qua công năng đặc dị “Tinh thể thiên lý nhãn”, cũng có được những thông tin về lục địa Lemuria. Elliot nói, lục địa Lemuria bắt đầu phồn vinh vào kỷ Jura thời Trung sinh, tức là cách ngày nay từ khoảng 200 triệu năm đến 145 triệu năm, cũng là thời kỳ khủng long phồn thịnh.
Khi đó, lục địa Lemuria từ Ấn Độ Dương kéo dài đến bờ tây châu Mỹ, là đại lục lớn nhất chạy ngang nam bán cầu Tức là vùng châu Úc, New Zealand, Indonesia ngày nay, tất cả đều là những bộ phận của lục địa Lemuria.
Elliot nói rằng, theo tình huống mà ông nhìn thấy, Lemuria kỷ Jura chính là thiên đường của nhân loại, tuy đôi khi con người bị khủng long ác tấn công, khủng long bay săn bắt, khủng long bơi đánh lén, nhưng cuộc sống của người Lemuria rất tốt, hơn nữa ngày càng văn minh và thịnh vượng.
Tại sao người Lemuria lại lợi hại đến thế?
Elliot nói một cách huyền bí rằng, bởi vì Đấng Sáng Tạo đã tạo ra họ với thể hình rất lớn, họ thông thường cao khoảng 5 m, phía trước có đôi mắt giống với nhân loại chúng ta ngày nay, nhưng sau gáy họ còn có một con mắt đặc biệt, con mắt này trực tiếp thông với thể tùng quả (tuyến tùng) trong đại não, gọi là Thiên nhãn, có thể nhìn thấy các thời không khác.
Có thân hình cao gần như khủng long, lại có linh tính vượt trên động vật, nên người Lemuria chẳng coi khủng long ra gì, thậm chí họ còn bắt khủng long cổ rồng to lớn nuôi làm thú cưng.
Nhưng thời gian trôi qua, trên lục địa Lemuria xuất hiện nhiều chủng người, họ có màu da khác nhau, thân hình khác nhau rất nhiều. Ngoài người khổng lồ cao 5 m ban đầu ra, còn xuất hiện những người giống như nhân loại cao tương đương với chúng ta ngày nay, còn có chủng người nhỏ bé hơn. Chủng người nhỏ bé nhất chỉ cao vài chục phân.
Vào cuối thời kỳ Trung sinh, tức cách ngày nay khoảng 6 triệu năm, là thời kỳ khủng long bị tuyệt diệt, thì những người sống trên lục địa Lemuria cũng chịu tai họa hủy diệt. Tai họa đó chính là lục địa Lemuria bắt đầu nứt vỡ, không còn là 1 khối hoàn chỉnh nữa. Những người sống sót tớn tác di chuyển đến các nơi khác đến lánh nạn. Một số người di cư đến một lục địa ở Đại Tây Dương, đó chính là Atlantis mà Plato đã đề cập đến.
Trong cuộc bể dâu mấy chục triệu năm, một phần Lemuria ở Ấn Độ Dương đã bị chìm xuống đáy biển, hình thành kết cấu địa chất tương tự như ngày nay, còn một phần lục địa gần châu Mỹ thì bị chìm xuống muộn hơn.
Cũng có nghĩa là, Lemuria chìm xuống đáy biển, khống giống như Atlantis sau này bị chìm trong một đêm, mà là trải qua một thời gian rất lâu dài. Trong quá trình dài đằng đẵng này, vị trí lục địa Lemuria ban đầu đã hình thành kết cấu lục địa và đại dương phức tạp.
Đó là điều mà Elliot nói là ông đã nhìn thấy thông qua công năng đặc dị.
Elliot – người có công năng đặc dị này còn được gọi là học giả Thần học Elliot, ông sống vào đầu thế kỷ 20. Những mô tả của ông sau này có những bằng chứng trực tiếp hay gián tiếp nào chứng minh không?
Thuyết “trôi dịch lục địa” của Wegener như đã nói trên, bị giới khoa học chê cười. Nửa thế kỷ sau, thuyết trôi dịch lục địa về cơ bản là câu chuyện ảo tưởng.
Nhưng từ sau những năm 1960, câu chuyện này đã có những thay đổi kịch tính. Bởi vì sau Thế chiến thứ 2, Mỹ và Liên Xô lãnh đạo 2 tập đoàn quân sự lớn mạnh, đã triển khai cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt, và đã thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
Ví dụ như mạng lưới toàn cầu giám sát địa chấn, chính là đã phát triển trong thời kỳ chiến tranh lạnh, chính là Mỹ và Liên Xô để giám sát các cuộc thử nghiệm hạt nhân của đối phương, nên đã làm ra. Còn từ lực kế là phát minh dùng để thăm dò phát hiện tầu ngầm.
Có mạng lưới giám sát địa chấn toàn cầu, nên có dữ liệu lớn toàn cầu. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, địa chấn thường xảy ra ở những địa phương đặc định, chứ không phải bất kỳ bề mặt trái đấy ở nơi nào đó có thể tùy tiện xảy ra, mà là ở các địa phương đặc định. Những nơi này vừa vặn trùng khớp với điều mà Wegener gọi là khe hở tiếp nối các bản khối đại lục.
Các nhà khoa học dùng từ lực kế nghiên cứu đáy biển, lại phát hiện ra rằng, ở khu vực gần các đỉnh núi dưới đáy biển có sự thay đổi từ trường đáng kinh ngạc. Từ trường trái đất thay đổi theo chu kỳ được ghi nhận ở các đường văn thay nhau xuất hiện trong nham thạch, mà rất nhiều những nham thạch này, vừa vặn ở vị trí khe hở nối tiếp giữa các bản khối đại lục mà Wegener đã đề cập đến.
Giới khoa học lúc này mới bừng tỉnh ngộ, thì ra thuyết trôi dịch lục địa của Wegener không phải lời nói khoác lác bốc đồng, mà thực sự là ý tưởng thiên tài. Từ đó, thuyết trôi dịch lục địa đã thay hình đổi dạng, không bị cho là hoang tưởng nữa, mà được đăng đường nhập thất, trở thành học thuyết được giới khoa học chấp nhận, và còn được đặt một cái tên khoa học là “Học thuyết cấu tạo bản khối”.
Nhưng thật đáng tiếc là, Wegener, người bị giới khoa học ghẻ lạnh, đã không đợi được đến ngày này, ông đã qua đời từ năm 1930 rồi.
Theo lý thuyết cấu tạo bản khối, Madagascar thực sự đã từng là 1 bộ phận của một bản khối lục địa, chỉ có điều những người theo thuyết cấu tạo bản khối ngày nay đã đặt một cái tên khác cho siêu lục địa viễn cổ này, không dùng cái tên Siêu lục địa Pangea mà Wegener đã từng đặt tên, mà gọi là Siêu lục địa Gondwana.
Như trên đã nói Gondwana là một khu vực miền trung Ấn Độ, ý nghĩa là “Vùng đất của người Gonds”. Cái tên Siêu lục địa Gondwana là từ đây mà ra.
Một số người theo thuyết cấu tạo bản khối cho rằng, sự dịch chuyển của các bản khối khiến cho tiểu lục địa Ấn Độ vào mấy triệu năm trước đã tách ra khỏi Siêu lục địa Gondwana, và dịch chuyển đến vị trí ngày nay. Còn lục địa Lemuria rất có thể đã từ rất lâu về trước, tách ra khỏi Siêu lục địa, và trở thành lục địa lớn nhất nam bán cầu.
Tuy nhiên vào 66 triệu năm trước, Lemuria bắt đầu từng bước tan rã. Cuối cùng vào 12.000 năm trước, nó đã hoàn toàn biến mất. Nó vẫn còn lưu lại dấu vết ở Ấn Độ Dương, ví như lục địa Mauritia và cao nguyên Kerguelen Plateau. Hai lục địa này đã chìm dưới đáy biển, chỉ còn lưu lại những hòn đảo do các dãy núi tạo thành.
Lục địa Lamuria đã lưa lại New Zealand, Úc và các hòn đảo khác ở Thái Bình Dương.
Các fan của lục địa Lemuria rất vui mừng, học thuyết cấu tạo bản khối này đã minh chứng sự tồn tại chân thực của lục địa Lemuria. Vậy những sự việc, những câu chuyện về sự phồn vinh, thần kỳ trên lục địa Lemuria mà công năng đặc dị nói đến, cũng có thể có khả năng là sự thực. Điều này đã kích thích họ. Thế là những fan này bắt đầu nghiên cứu kỹ những nội dung mà Elliot nói đến.
Elliot nói rằng, cách ngày nay khoảng 200.000 năm, một nhóm người Atlantis – chủng người da đỏ, hậu duệ của người Lemuria tiến vào Ai Cập. Họ đã xây dựng Thần triều ở Ai Cập, tức là Vương triều của Thần linh, và xây dựng 2 kim tự tháp hùng vĩ ở Giza, cũng chính là kim tự tháp Khufu và kim tự tháp Khafre mà chúng ta thấy ngày nay.
Elliot nói rằng, những người xây dựng 2 kim tự tháp này là người Atlantis, chính là những người khổng lồ da đỏ, là hậu duệ của người Lemuria, chứ không phải người Ai Cập cổ đại cách đây 3500 năm. Hơn nữa, 2 kim tự tháp này, trong thời kỳ Đại hồng thủy, đã từng bị nhấn chìm hoàn toàn trong nước biển. Trong Đại hồng thủy, đại bộ phận người Ai Cập chạy thoát đến vùng núi Ethiopia ngày nay.
Sau khi Hồng thủy rút, họ quay trở lại đồng bằng, nhưng lúc này Vương triều Thần linh trước đó của Ai Cập đã không còn tồn tại nữa. Tuy nhiên lại có loạt người Atlantis mới di cư đến Ai Cập, bởi vì quê nhà họ – lục địa Atlantis đã biến mất vĩnh viễn.
Elliot nói, người Atlantis đã xây dựng thành công quê hương của họ ở Ai Cập, và dần dần xây dựng lại sự phồn vinh của thời kỳ Vương triều Thần linh. Họ dần dần lai tạp với thổ dân bản địa, và trở thành người Ai Cập ngày nay.
Thời kỳ Vương triều thứ 4, có mấy vị Pharaoh đã tiến hành trùng tu 2 kim tự tháp trên cao nguyên Giza, sửa chữa và sử dụng đền thờ thời kỳ Vương triều Thần linh, và cũng đã lưu lại những vật phẩm thời kỳ của họ. Do đó đã khiến cho người hiện đại lầm tưởng rằng, chính họ là những người xây dựng kim tự tháp.
Khi lục địa Atlantis kết thúc, cũng chính là vùng đất duy nhất của lục địa Lemuria lâu đời còn sót lại, cũng đã chìm xuống đáy biển, tức là vị trí vùng biển ở giữa Đại Tây Dương lệch về phía bắc, gần với bờ biển phía tây nước Mỹ. Sự biến mất của Atlantis khiến Lemuria vĩnh viễn trở thành truyền kỳ, không còn tái hiện trên bề mặt trái đất nữa.
Tuy nhiên Lemuria cũng không phải hoàn toàn biến mất.
Lemuria ngay dưới chân bạn
Wishar S.Cerve là một nhà địa chất người Mỹ. Ông nhận thấy, tiểu bang California của Mỹ chính là một bộ phận của Lemuria. Nếu hiện nay bạn ở California, thế thì Lemuria đang ở ngay dưới chân bạn.
Vào khoảng mấy chục nghìn năm trước, trong quá trình dịch chuyển của bản khối, lục địa còn sót lại phía đông Lemuria đã nhập vào bản khối Bắc Mỹ. Cerve cho rằng, những dãy núi bờ biển phía tây nước Mỹ ngày nay, chính là địa hình khi đó được nâng cao nên mà hình thành.
Vào thời kỳ đó, California trông giống một hòn đảo giữa biển. Khu vực thung lũng của nó ngày nay, ví như thung lũng Santa Clara và thung lũng Sacramento đều chìm trong nước. Khu địa giới phía bắc California ngày nay, thời đó cũng chìm trong nước.
Cùng với việc vỏ trái đất vùng phía đông Lemuria không ngừng bị chèn ép về hướng bản khối Bắc Mỹ, mặt đất tiểu bang California cũng không ngừng nâng cao, cuối cùng tiểu bang California đã nhô lên khỏi mặt nước. Một bộ phần vỏ trái đất của Lemuria cũng đã trở thành bộ phận của các tiểu bang California, Nevada, Oregon, và Washington. Cerve cho rằng, hậu duệ người Lemuria chính là những người thổ dân sống ở những khu vực này.
Tuy nhiên, trong câu chuyện Lemuria chìm dưới đáy biển, thì phần mà mọi người cảm thấy huyền bí nhất chính là bản thân lục địa bị chìm này. Nếu nước dâng lên tạm thời nhấn chìm lục địa thì còn có khả năng, nhưng đó là khi nước chưa rút, lục địa này sao lại giống như con tàu, nói chìm là chim ư? Nó làm sao có thể chìm xuống đáy biển mà lại không lưu lại dấu viết gì?
Có một số người, tuy tin vào những nền văn minh tiền sử, nhưng về điều này, họ đều cảm thấy rất hoài nghi.
Bằng chứng lục địa bị chìm
Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, những tìm tòi và phát hiện của các nhà khoa học đối với thế giới đáy biển, nhất là các vùng biển sâu, cũng ngày càng nhiều.
Năm 2017, đội khảo sát khoa học liên hợp của Úc và New Zealand đã tìm thấy lục địa thực sự bị chìm đáy biển – lục địa Tây Lan (Zealandia Continent). Do đó câu chuyện lục địa bị chìm đáy biển này đã có bằng chứng thực tế, không còn là truyền thuyết hay tin đồn nữa.
Lục địa Tây Lan có diện tích 4,9 triệu km2, lớn gấp khoảng 6 lần đảo Madagascar. Các nhà khoa học cho rằng, lục địa Tây Lan vốn rất lâu đời, là một bộ phận của Siêu lục địa Gondwana. Lục địa Lemuria nói trên cũng là một bộ phần của Siêu lục địa Gondwana.
Theo quan điểm của những người theo thuyết cấu tạo bản khối, Siêu lục địa Gondwana hình thành cách ngày nay 550 triệu năm, về cơ bản là tất cả lục địa ở nam bán cầu đều kết dính thành một khối. Lục địa Tây Lan chỉ là một góc rìa phía đông của Gondwana, và cùng với châu Úc và châu Nam Cực liền thành một khối.
Sau đó, vào khoảng 85 triệu năm trước, trong một sự kiện mà hiện không cách nào thăm dò ra được, lục địa Tây Lan tách ra khỏi Gondwana. Lớp vỏ bề mặt của nó trung bình chỉ có 20 km, tức là chỉ bằng một nửa so với lớp vỏ bề mặt của các lục địa khác, do đó đại bộ phận lục địa Tây Lan chìm xuống đáy biển và biến mất. Một phần của lục địa Tây Lan mà ngày nay chúng ta vẫn còn nhìn thấy, đó chủ yếu chỉ là New Zealand và New Caledonia.
Sở dĩ lục địa Tây Lan được cho là một lục địa bị chìm là do các lý do sau:
Thứ nhất, do diện tích của nó đủ lớn, 4,9 triệu km2, còn lớn hơn tiểu lục địa Ấn Độ với diện tích 4,1 triệu km2.
Thứ hai, là do đặc trưng địa chất lớp vỏ bề mặt của nó tương đồng với lục địa, so với lớp vỏ trái đất của đại dương, nó dày hơn và có mật độ nhỏ hơn, nên nó khá nhẹ, có thể trôi nổi trên bề mặt của lớp vỏ trái đất của đại dương.
Thứ ba, đó là nó và châu Úc, châu Nam Cực có lịch sử cấu tạo tương đồng, đều đã từng là một phận của Siêu lục địa Gondwana.
Như vậy lục địa Lemuria trong truyền thuyết, cũng là lục địa lớn nhất nam bán cầu, thậm chí còn bao gồm cả châu Úc và lục địa Tây Lan. Vậy lục địa Lemuria có phải là Siêu lục địa Gondwana hay không? Chỉ là cái tên khác phải không? Đây lại là một giả thiết khác. Ngoài ra, trong truyền thuyết Ấn Độ cổ đại có đề cập đến Lemuria, nó có thực sự rất có thể là cái nôi văn minh nhân loại không?
Chỉ cần định vị chính xác, và tiếp tục thăm dò tìm kiếm dưới các đáy biển, đại dương, có lẽ sẽ tìm kiếm được các chứng cứ để giải đáp các vấn đề này.
Wenzhao – Wenzhao Studio
Trung Hòa biên dịch
Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.
- Xem thêm:
- Câu chuyện lịch sử: Tấn Hiếu Vũ Đế uống rượu khinh nhờn Thần nên qua đời
- Tấm lòng nhân hậu đằng sau câu chuyện tình lãng mạn
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!