Luận về sự khác biệt trong bản chất giáo dục xưa và nay

luan ve su khac biet trong ban chat giao duc xua va nay minh chan tuong
Xã hội thời xưa lấy nhân nghĩa làm căn bản của việc lập quốc và tu thân của cá nhân, nhấn mạnh việc tự khắc chế bản thân để tu tâm, đi con đường thành tựu người quân tử, hoàn thiện tự ngã. (Ảnh: Tài sản công)

Giáo dục thời xưa là đạo quân tử. Lấy nội hàm tinh thần dùng để đặt định con người là “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”, lấy lễ nghĩa cũng như sự phân biệt cơ bản giữa thiện và ác, chính và tà làm gốc, tạo ra quần thể con người có tình cảm và lí trí, lấy con người làm gốc, trên cơ sở này tiến thêm một bước tạo ra những bậc tu thân, tề gia, bình thiên hạ, chính nhân quân tử có chí hướng và phẩm chất cao quý.

“Chính” của người chính nhân quân tử là gì? Một âm một dương gọi là đạo, đạo phân âm dương, âm dương tiến thêm một bước thì lại diễn hóa thành tính đối lập tương sinh tương khắc của vạn sự vạn vật là chính và tà, thiện và ác v.v, mà “chính” là vật chất thuần dương và sự lí trí của tinh thần. Quân tử là người lấy nhân, lễ, nghĩa, trí, tín làm gốc để tu thân, là người có tư tưởng thuần dương đồng hóa với nhân nghĩa đạo đức.

Xã hội thời xưa lấy nhân nghĩa làm căn bản của việc lập quốc và tu thân của cá nhân, nhấn mạnh việc tự khắc chế bản thân để tu tâm, đi con đường thành tựu người quân tử, hoàn thiện tự ngã. Cái gọi là “khắc kỉ quy nhân, khắc kỉ quy chân, khắc kỉ phục lễ” đều là để nhấn mạnh việc khắc chế và tiết chế tạp niệm trong tư tâm và ham muốn vật chất của cá nhân, thực hiện việc nâng cao học thức, tinh thần và hoàn thiện đạo đức của tự ngã, khi nhìn một vật thì đầu tiên cần làm rõ sự thiện ác chính tà trong đặc tính âm dương của sự vật, cũng giống như việc các thầy thuốc trung y cần phân biệt rõ đặc tính âm dương của dược liệu rồi mới sử dụng nó, lấy việc này làm căn bản của quốc gia và xã hội. Trên cơ sở này mà nhấn mạnh học tập kĩ năng, kĩ năng là thứ yếu, còn thăng hoa phương diện tinh thần mới là chủ yếu, việc đề cao kĩ năng là một con đường thăng hoa tinh thần của con người; Đức nghệ song hành (vừa tài năng vừa đức độ).

Văn võ chi đạo (con đường văn võ), cũng như tài nghệ và kĩ năng tại các ngành nghề đều quán triệt trong sự thống nhất giữa vật chất và tinh thần, vì vậy, chỉ cần hiểu được một trong số các ngành nghề của người Trung Quốc thì đã có thể trị quốc an bang, Tể tướng Y Doãn, người đã an định triều đại nhà Thương chính là một đầu bếp am hiểu tay nghề làm bếp, Khương Tử Nha, Gia Cát Lượng v.v… đều là đạo sĩ, trị quốc an bang là một trong các con đường tu đạo, một vài nhạc sư thời Chiến quốc đều có thể tham gia bàn luận chính trị, trà đạo của Nhật Bản cũng như vậy, thông hiểu một điều là có thể hiểu được vạn điều. Những điều này đều có sự khác biệt về bản chất với giáo dục hiện đại.

Nói chung: người tốt thì gia đình hòa thuận; gia đình hòa thuận thì xã hội phồn vinh; xã hội phồn vinh thì quốc gia an định giàu mạnh, thể hiện bản chất tinh thần lấy chân thành và nghiên cứu tìm hiểu đến cùng làm cơ sở để tu thân, tề gia, bình thiên hạ. Đây là học thuyết vô cùng sáng suốt: nó tựa như một món đồ cơ khí, chất lượng được quyết định bởi mỗi một thứ linh kiện, mỗi một linh kiện đều có chất lượng tốt, vậy đồ cơ khí này chất lượng của nó chắc chắn sẽ tốt, xã hội cũng lại như vậy.

Nền tảng của giáo dục thời Trung Quốc cổ đại là hiểu “lễ nghĩa” , sau đó là biết “nhân ái”, vô nghĩa giả vô nhân (người bất nghĩa thì không có lòng nhân ái), người không có lòng nhân ái thì càng không thể biết được cái gì gọi là “đạo khoan dung”, những điều này đều nghiêm túc chiểu theo đạo của thánh hiền mà thực hành, trong các giai tầng xã hội chịu đựng sự thống khổ về tâm chí, nhọc nhằn về gân cốt, trong các hoàn cảnh phức tạp của xã hội và với mọi người mà gian khổ ma luyện, từng bước chứng ngộ, không có bất kì con đường tắt nào! Đây không phải là những học vấn hay triết học qua loa, mà bắt buộc phải trải qua quá trình thực hành đến nơi đến chốn thì mới có thể hiểu rõ được “nhân đạo” (đạo làm người).

Cái gọi là sự lý tính của tình nghĩa, sau khi hiểu rõ lý, biết xấu hổ, thì chính là biểu hiện của “nghĩa” rồi, nghĩa lý là nền tảng làm người, người vô dũng thì vô nghĩa. Có bao nhiêu người có thể thực hiện được chữ “nghĩa” này? Điều đơn giản nhất chính là nói lời chân thật, đây là cơ sở của việc “hành nghĩa”, “Hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân” nhưng nói lời chân thật thì phải hiểu chân lý, phải biết phân biệt rõ thiện ác, chính tà. Đây là trọng điểm của giáo dục thời cổ đại: lấy việc làm người là thành tựu, xem vạn sự vạn vật là nhân tố và điều kiện thuận lợi để thành tựu và hoàn thiện đạo đức của con người! Chính phụ phân biệt rõ ràng…

Nhưng giáo dục hiện đại do chủ nghĩa duy vật dẫn dắt, lại xem việc thăng hoa đạo đức, hoàn thiện bản thân trên phương diện tinh thần và nhận thức của con người là “duy tâm” để từ đó mà bài trừ, xem việc nghiên cứu và ứng dụng biểu hiện bên ngoài của vật chất làm trọng điểm, xem học thuyết truyền thống phân biệt đặc tính âm dương của bản chất sự vật là phong kiến mê tín, bởi vì những điều này dùng phương thức của khoa học hiện đại thì đều không phát hiện ra được, từ đó mà phủ nhận đặc tính thiện ác chính tà trong bản chất của vạn sự vạn vật, không có lập trường trái phải rõ ràng, tạo ra những kẻ thấy lợi quên nghĩa, đây chính là chân tướng của các phần tử trí thức thời dân quốc và hiện nay.

Sự khác biệt về bản chất giữa giáo dục hiện nay và giáo dục thời xưa là: giáo dục thời xưa lấy con người làm gốc, thành tựu và hoàn thiện con người; giáo dục hiện nay là biến con người thành nô lệ của vật chất, mất kiểm soát và tiết chế đối với ham muốn vật chất, tạo ra những cỗ máy hoàn toàn không hiểu hành vi của con người và những loại người không khác gì súc vật.

Do Quan Tâm thực hiện
Oanh Lê biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ EpochTimes Hoa ngữ

Nguồn: Epoch Times Tiếng Việt


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x