Đố kỵ bộc lộ sự thiếu khôn ngoan, bởi chưa hiểu thấu một điều (P-1)

Đố kỵ Minh Chân Tướng
Phùng Mông vì đố kỵ mà giết thầy Hậu Nghệ. (Tranh Winnie Wang)

Đố kỵ gây nên sự cay đắng, người quân tử nên thận trọng đề phòng. Hậu quả do đố kỵ gây ra không chỉ gây hại cho người khác, mà còn gây hại cho chính bản thân mình, những bài học trong lịch sử có rất nhiều, ác quả nhìn thấy mà giật mình.

Ngày xưa các học giả Nho giáo rất chú trọng đến “Ngô nhật tam tỉnh ngô thân” nghĩa là mỗi ngày đều xét ba điều, hàm chứa trí tuệ rất cao, bởi vì cuộc sống hối hả, con người trong cõi hồng trần dễ bị danh, lợi, tình làm cho mê hoặc, cho nên, chỉ cần không chú ý sửa mình thì sẽ đánh mất chân ngã, chỉ cần có một sai lầm thì sẽ không thể cứu vãn được.

Cuộc sống giống như chèo thuyền ngược dòng, thuận hay nghịch, thăng hoa hay sa ngã, là sự lựa chọn mà cuộc đời mỗi người phải đối mặt. “Ngửa mặt lên nhìn mặt trời nhìn mặt trăng mà suy nghĩ. Mây đạo xa kia có đến được hay không. Làm người quân tử mà biết đức hạnh. Không đố kỵ không tham lam, làm việc gì mà chẳng tốt đẹp?”

Bài thơ trong Kinh Thi này đã từng là phương châm của người quân tử ngày xưa. Con người nếu không đố kỵ, cũng không tham lam, là đang hướng thiện và tiến đến Đạo.

Sự đố kỵ bộc lộ sự thiếu khôn ngoan, bài viết này sẽ lấy một số câu chuyện làm ví dụ, sau đó sẽ nói về những sự thật giữa trời và đất mà những người đố kỵ không hiểu được.

Phùng Mông vì đố kỵ mà giết thầy Hậu Nghệ

Dưới thời trị vì của Đế Nghiêu, Nghệ chịu mệnh Thiên Đế hạ giới trừ hại, ông đã bắn hạ chín mặt trời, và liên tiếp loại bỏ các thú dữ như Khiết Dũ, Tạc Xỉ, Cửu Anh, Đại Phong, Phong Hi, và Tu Xà, nên người dân phong ông làm “Thần Tiễn”.

Nghệ có một đồ đệ tên là Phùng Mông. Quá trình Phùng Mông học nghề rất độc đáo, Nghệ nói với Phùng Mông: “Nếu con muốn học bắn cung, trước tiên con phải luyện tập không chớp mắt. Sau khi con thành thạo kỹ năng này, con có thể gặp lại ta.”  

Phùng Mông về nhà, từ sáng đến tối nhìn con thoi trên khung dệt của vợ. Sau hai năm, anh đã thuần thục với kỹ năng không chớp mắt. 

Phùng Mông vui vẻ đến gặp thầy, Nghệ nói“Tiếp theo, chúng ta phải học cách nhìn đồ vật, nhìn những đồ vật nhỏ thành đồ vật lớn, nhìn những thứ khó thấy thành thứ thấy được, sau khi kỹ năng này thành thục thì đến gặp lại ta”.

Khi trở về nhà, anh dùng sợi lông trên đuôi con trâu buộc một con rận, rồi treo nó bên cửa sổ, mỗi ngày đều chằm chằm nhìn vào nó. Bằng cách này, con rận trong mắt anh lớn dần lên từng ngày, sau ba năm, con rận trông lớn như một cái bánh xe. Khi anh nhìn vào những đồ vật khác, chúng gần như trở thành đồi núi vậy.

Phùng Mông đem kỳ tích này chạy đến nói với thầy, Nghệ gật đầu và nói: “Bây giờ con có thể học bắn cung rồi!”

Nghệ sau đó đem tất cả các kỹ năng của mình truyền dạy cho Phùng Mông. Kỹ năng bắn cung của Phùng Mông ngày càng hoàn thiện, nổi danh khắp thiên hạ. Nghệ cũng tự hào vì có một đồ đệ như vậy. 

Có một lần, Hy Thúc bẩm với Đế Nghiêu: “Chúng thần nghe nói tài nghệ bắn cung của Nghệ và Phùng Mông là độc nhất vô nhị từ xưa đến nay, thỉnh Đế hạ lệnh cho thầy trò họ so tài một phen, thưởng thức xem, và các chúng thần cũng có thể mở rộng tầm mắt.”

Đại chúng nghe xong không ngừng vỗ tay tán thưởng. Nghệ và Phùng Mông, mỗi người một cung tên, đến quảng trường để so tài bắn cung.

Lần thứ nhất thi bắn xa. Cách mục tiêu hơn năm trăm bước đặt một cái bia, trên bia đó có vẽ một con chim hộc, hai mắt con chim được vẽ màu đỏ, ai bắn trúng cả hai mắt là người thắng cuộc. Nghệ bắn liên tiếp ba mũi tên, đều xuyên qua mắt chim hộc, nhìn kỹ thì chỉ có một cái lỗ, không có cái lỗ nào khác. Phùng Mông bắn liền 3 mũi tên, cũng lại như thế. Đám đông đồng thanh vỗ tay. 

Phần thi thứ hai là thi về lực. Cách mục tiêu năm mươi bước, người ta đặt mười tấm đồng, mỗi tấm dày khoảng một tấc. Nghệ bắn một mũi tên, xuyên qua cả mười tấm đồng. Phùng Mông bắn tên, kết quả cũng như Nghệ. Đám đông nhìn thấy, lại vỗ tay tán thưởng. 

Lần thứ ba thi về sự khéo léo. Cách mục tiêu một trăm bước chân, người ta đặt một khúc gỗ, rồi đặt một quả trứng trên khúc gỗ, phía trên quả trứng lại đặt một hòn đá. Mũi tên của Nghệ bắn đi, hòn đá nhỏ không biết đi đâu, và quả trứng không hề di chuyển. Phùng Mông bắn ra cũng lại như thế. Khán giả nhìn thấy, ôm chầm lấy hai thầy trò khen ngợi không ngớt. 

Lúc này, từ xa một đàn ngỗng thiên nga bay theo đội hình chữ “nhân” (人) đang bay tới, Phùng Mông lấy ra ba mũi tên và nói với đám đông: “Tôi sẽ bắn vào đầu con ngỗng thứ nhất, thứ hai và thứ ba ở hàng bên trái”. 

Nói rồi, ba mũi tên bay lên trời như những hạt châu, và ba con ngỗng rơi xuống, quả nhiên ba mũi tên đều bắn trúng đầu ngỗng. Mọi người đều tặc lưỡi khen ngợi liên hồi, cho rằng kỹ nghệ bắn cung của Phùng Mông còn hơn Nghệ. 

Không ngờ Nghệ thấy thế cũng cảm thấy ngứa nghề, liền nói: “Quả thực là bắn giỏi, giỏi hơn cả thầy rồi, lão phu cũng muốn bắn xem sao, nếu bắn không trúng, xin các chư vị đừng cười”.

Lúc này đội hình của đàn ngỗng đã hỗn loạn, đàn ngỗng sợ hãi, tốc độ bay càng nhanh hơn. Nghệ cầm ba mũi tên, đồng thời bắn ra, và ba con ngỗng cùng lúc rơi xuống. Mọi người nhìn thấy đều cùng là trúng đầu cả. 

Đám đông đồng thanh cổ vũ, đều nói: “Dù sao ông ấy cũng là thầy, thủ pháp lại càng cao diệu.” 

Không ngờ nghe những lời này, Phùng Mông vừa xấu hổ vừa ghen tức, cho rằng sư phụ cố ý chèn ép mình. Bản chất của Nghệ là thẳng thắn, thiện lương khoáng đạt. Ông cho rằng cuộc thi này chỉ là sự giải trí, ông không hề để ý thấy sự đố kỵ của Phùng Mông.

Phùng Mông tính tình nhỏ nhen, không muốn có một sư phụ bản lĩnh cao cường hơn mình, sau này giết sư phụ. Đáng thương thay, Nghệ, một anh hùng thần dũng, lại chết dưới tay đồ đệ, quả thực là chuyện xưa nay chưa từng có. Về chuyện Phùng Mông giết Nghệ, lưu truyền các phiên bản khác nhau, ở đây phân thành hai loại truyền thuyết.

Một thuyết nói rằng, vào một buổi tối, sau khi Nghệ đi săn trở về, trên đường về, trong rừng cây vụt qua một bóng người, “vù”, một mũi tên lạnh lùng bay ra. Nghệ nhanh tay lẹ mắt, vội vàng lên cung, một mũi tên bắn ra, trúng vào mũi tên lạnh lẽo trên không trung, rơi xuống đất. Tiếp theo lại là một mũi tên lạnh lùng khác, Nghệ lại bắn, cứ như thế, từ trong khu rừng, chín mũi tên lạnh lùng bắn ra, nghệ đều lần lượt bắn rơi hết.

tâm đố kỵ Minh Chân Tướng
Nghệ nhanh tay lẹ mắt, vội vàng lên cung, một mũi tên bắn ra. (Tranh Winnie Wang)

Đến lúc này Nghệ mới thấy rõ rằng những mũi tên bắn lén hướng về phía mình, đều là do tên đệ tử Phùng Mông bắn ra. Lúc này, mũi tên của Nghệ đã dùng hết, Phùng Mông lại bắn một mũi tên khác, lạnh lùng như một ngôi sao băng lao tới. Nghệ không hoảng sợ, không cố tình né tránh, mũi tên trúng miệng, Nghệ lăn từ trên ngựa xuống. 

Thấy vậy, Phùng Mông chạy đến, cho rằng Nghệ đã chết rồi, vừa đi tới trước mặt, Nghệ đột nhiên mở mắt ra, xoay người ngồi dậy, nói: “Ngươi học cùng ta lâu như vậy, mà quên mất “cách cắn tên” (giữ mũi tên bằng răng) được viết trong sách hay sao”? 

Phùng Mông quỳ xuống trước mặt Nghệ giải thích, van xin, Nghệ không quan tâm, ông cho rằng Phùng Mông dù sao cũng là đệ tử của mình, sẽ đổi ác hướng thiện, đi đâu vẫn để Phùng Mông theo mình. Một ngày khác, khi Nghệ đang tập trung săn bắn, Phùng Mông bất ngờ cầm cây gậy gỗ đào đã chuẩn bị sẵn đánh mạnh vào sau đầu Nghệ. Thân hình cao lớn của Nghệ lắc lư rồi giống như một ngọn đồi đổ xuống.

Một truyền thuyết khác kể rằng trên đường đến núi Ngọc Sơn và núi Côn Luân, ở vùng Ba Sơn, Nghệ bắt được một con thỏ lạ màu trắng, vào ban đêm, ông thấy một người đàn ông đội vương miện trắng và mặc áo choàng trắng, tự xưng là Uyên Phù Quân, nói rằng nếu Nghệ bắt được nó vào ban ngày, nó sẽ mượn tay người khác để báo thù. 

Nghệ hỏi: “Mượn tay ai?”

Uyên Phù Quân nói, “Mượn tay của Phùng Mông.”

Nghe xong, Nghệ tức giận: “Phùng Mông là đệ tử của tôi, sao hắn dám làm điều này?” 

Uyên Phù Quân liền chỉ vào lưng Nghệ nói: “Hắn đã đến rồi”. 

Nghệ quay lại quả nhiên nhìn thấy Phùng Mông vác cung tên đang lao tới, gầm lên một tiếng, bỗng nhiên tỉnh dậy, hóa ra là một cơn ác mộng.

Vào lúc rạng sáng, lúc lên đường, một mũi tên bất ngờ bay từ trong rừng tới, lao thẳng vào cổ họng của Nghệ. Do mất ngủ vì cơn ác mộng tối qua, lại lo lắng, tinh thần không kịp đề phòng, Nghệ lập tức ngã xuống đất mà chết.

Mọi người mắng Phùng Mông là đồ vong ân bội nghĩa, Phùng Mông biết mình sai liền bỏ chạy. Chạy mãi, đến một đỉnh núi, trước mặt là một thung lũng sâu, khi đến đây thì đột nhiên biến mất. 

Mọi người cẩn thận tìm kiếm, rồi nhìn thấy dưới thung lũng sâu có một thi thể, đoán rằng đó là Phùng Mông trượt chân mà ngã xuống.

Thân Công Báo vì đố kỵ bị chôn thân ở mắt biển Bắc Hải

Thân Công Báo trong chuyện “Phong Thần diễn nghĩa” là một đặc trưng về người có tâm đố kỵ mạnh mẽ. Thân Công Báo là sư đệ của Khương Tử Nha, hai người cùng bái Nguyên Thủy Thiên Tôn làm thầy. Nguyên Thủy Thiên Tôn phái Khương Tử Nha xuống núi phò Chu diệt Thương và phong Thần, Thân Công Báo biết chuyện không hài lòng nên sinh tâm đố kỵ, hắn truy vấn Khương Tử Nha: “Thế huynh định bảo vệ cho ai?”

Khương Tử Nha nói: “Ta bảo vệ Chu Vương, diệt Trụ Vương, tuân theo ý chỉ của Thiên tượng. Tài đức của Chu Vương có thể sánh với Nghiêu, Thuấn, nhân từ hòa với lòng Trời; Dực Vương vô Đạo, huống hồ Thành Thang khí số đã tận, chỉ truyền hết đời này là tận”.

Thân Công Báo hận vô cùng nói: “Nay ta muốn bảo vệ Thành Thang, phò Trụ Vương, nhà ngươi phò Chu, ngươi đừng cản ta”.

Khương Tử Nha nghiêm nghị nói: “Đệ đang nói cái gì! Sư tôn nghiêm mệnh, đệ dám làm trái sao? Huống chi Thiên mệnh đệ há dám nghịch“.

Thân Công Báo nói: “Khương Tử Nha, ngươi có được bao nhiêu bản lĩnh? Đạo hành bất quá chưa đến 40 năm mà thôi, ngươi dám so với ta đầu cắt rời ra, ném lên không trung rồi, vẫn gắn trở lại, vẫn trở lại như cũ, lại nói chuyện như thường?”

Từ đó về sau, Thân Công Báo vẫn cố ý đối nghịch với Khương Tử Nha, nhiều lần muốn hại Khương Tử Nha. Một lần bị Nguyên Thủy Thiên Tôn bắt được, chuẩn bị lệnh cho Lực sĩ Khăn Vàng đem Thân Công Báo giam dưới hẻm núi Kỳ Lân, Thân Công Báo đã thề với Nguyên Thủy Thiên Tôn rằng: “Đệ tử nếu còn làm hại Khương Tử Nha một lần nữa, nguyện đem thân thể nhốt ở mắt Bắc Hải”, Nguyên Thủy Thiên Tôn lúc đó mới thả Thân Công Báo ra.

Tuy nhiên, Thân Công Báo vẫn không hề hối hận, để Thông Thiên Giáo chủ bày ra Vạn Tiên Trận đối phó Khương Tử Nha, tạo thành khó khăn cực lớn cho Vũ Vương phạt Trụ. Nguyên Thủy Thiên Tôn lấy Tam Bảo Như Ý đánh bại Thân Công Báo, nói với Thân Công Báo: “Ngươi đã từng thề sẽ chịu nhốt dưới mắt biển Bắc Hải, hôm nay thì không còn gì để nói nữa”. 

Nguyên Thủy Thiên Tôn sau đó lệnh cho Lực sĩ Khăn Vàng lấy bồ đoàn cuộn Thân Công Báo lại, đem nhốt vào mắt biển Bắc Hải. Có bài thơ viết rằng:

Kham tiếu Xiển giáo Thân Công Báo
Yếu bảo Thành Thang diệt Vũ Vương
Kim nhật thùy tri thân tắc hải
Bất tri hồng nhật chỉ thương tang

Tạm dịch: 

Đáng cười Xiển giáo Thân Công Báo
Bảo vệ Thành Thang diệt Vũ Vương
Ai biết ngày nay thân lấp biển
Bao cuộc bể dâu ánh tà dương

(Còn tiếp)

Tác giả: Đức Nhã

Nguồn: NTD Việt Nam


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x