Cao nhân Tam Quốc: Thần bói, Thần y và ẩn sĩ

Cao nhân Tam Quốc: Thần bói, Thần y và ẩn sĩ
Tôn Tư Mạc được người đời tôn xưng là Thần y, tên tuổi ông gắn liền với các kỳ tích như bắt mạch cho Trưởng Tôn Hoàng Hậu bằng sợi dây, chữa tâm bệnh cho Đường Thái Tông… Ông còn là cao nhân, là sư tôn của các bậc danh sĩ đương thời… (Epoch Times)

Quản Lộ đã dự ngôn: “Phía Nam núi Định Quân, tử thương một cánh quân” (Hạ Hầu Đôn tử trận ở trận chiến núi Định Nam), Hứa Đô bị hỏa hoạn, “Trong cung Sử Tử, đặt Thần vị” (Tào Phi, con trai Tào Tháo xưng đế). Những sự việc này đều ứng nghiệm.

Trong những câu chuyện Tam Quốc, Thần bói Quản Lộ, Thần y Hoa Đà, ẩn sĩ Lâu Khuê, mỗi cái tên đều rất rực rỡ, dưới danh vọng tỏa sáng, đã dệt nên những truyền kỳ đặc sắc, những câu chuyện thần kỳ. Lớp người hậu bối chúng ta say sưa vui thích, đàm luận sôi nổi…

1. Thần bói Quản Lộ (209-256)

Thời Tam Quốc, nước Ngụy nổi tiếng về thuật sĩ. Năm Quản Lộ 8, 9 tuổi, trẻ con nhà người khác vẫn còn chơi đùa thì cậu đã bắt đầu tìm tòi nghiên cứu thiên văn gian nan. Cậu đặc biệt yêu thích ban đêm ngửa mặt lên trời xem các vì sao. Cho dù lúc chơi đùa với các bạn nhỏ, cậu vẫn vẫn vẽ trên mặt đất những thiên văn mà các bạn đồng lứa nhìn không hiểu gì cả. Chiêm tinh rất khó hiểu, giống như những hình vẽ mật mã, nhưng dưới con mắt của cậu, chúng đều là những hình ảnh sinh động thú vị. Sau khi Quản Lộ trưởng thành, ông tinh thông Chu Dịch, giỏi chiêm bói, tướng thuật, còn thông hiểu tiếng chim. Ông xem tướng, xem bói cho người, mỗi lời nói ra đều ứng nghiệm, quả là xuất Thần nhập hóa.

Ông được ca ngợi là “Thần bói Quản Lộ”. Tả Từ dùng ảo thuật trêu Tào Tháo, biến thành 300, 400 Tả Từ giống nhau như đúc. Tào Tháo chém đầu những Tả Từ này trước đám đông. Không ngờ từ cổ những người này bốc lên một luồng khí xanh, bay lên lưng chừng trời, tụ lại với nhau, lại hóa thành một Tả Từ.

Tào Tháo hạ lệnh các tướng nhằm lên không trung bắn tên, bỗng nhiên một trận cuồng phong nổi lên, lập tức cát đá bay mù mịt. Những thi thể chém đầu trước đó lại nhảy lên trong gió đen, trở thành giống như xác ướp. Mỗi cái tự nhấc đầu lên, xông thẳng vào Diễn Võ Sảnh đánh Tào Tháo. Văn quan võ tướng, tất cả đều sợ hãi kinh hoàng ngã nhào. Một lát sau gió lặng, tất cả những thi thể này đều không thấy đâu nữa.

Được Thái sử thừa Hứa Chi tiến cử, Tào Tháo triệu kiến Quản Lộ. Quản Lộ nghe xong những dị tượng trong quân, bèn nói: “Đó là ảo thuật, sao phải kinh sợ lo lắng?”

Tào Tháo lệnh Quản Lộ xem tướng cho văn võ bá quan, Quản Lộ trả lời: “Đều là những bề tôi trị thế”.

cao nhan tam quoc than boi than y va an si 1
Quản Lộ (Nguồn Wikipedia, phạm vi sử dụng cộng đồng)

Tào Tháo để ông chiêm bói chuyện trong thiên hạ, Quản Lộ dự đoán chính xác một đại tướng Đông Ngô chết (Lỗ Túc chết), quân Tây Thục xâm phạm biên giới (Trương Phi, Mã Siêu tấn công quan ải). Khi đó Tào Tháo không tin, lúc đó đột nhiên có người đến báo tin, nói rằng Lỗ Túc đã qua đời. Quản Lộ còn dự ngôn: “Phía Nam núi Định Quân, tử thương một cánh quân” (Hạ Hầu Đôn tử trận ở trận chiến núi Định Nam), Hứa Đô bị hỏa hoạn, “Trong cung Sử Tử, đặt Thần vị” (Tào Phi, con trai Tào Tháo xưng đế). Những sự việc này đều ứng nghiệm.

2. Thần y Hoa Đà

Hoa Đà là đại y học gia nổi tiếng thời Đông Hán. Ông chuyên nghiên cứu sâu y thuật, một lòng cứu người giúp đời, không truy cầu quan lộ. Y thuật của ông tinh thông toàn diện, nhất là giỏi về phẫu thuật ngoại khoa. Trong con mắt người hiện đại, Hoa Đà được ca ngợi là “Ông tổ ngoại khoa”. Thuốc gây mê “Ma phí tản” mà ông phát minh ra, có thể dùng để gây mê toàn thân để phẫu thuật. Ông lại phỏng theo các loài cầm thú như hổ, hươu, gấu, vượn, chim sáng tạo ra “Ngũ cầm hí”. Y thuật của ông tinh sâu huyền diệu, hiếm thấy trên đời.

Hoa Đà từng chữa vết thương cho Chu Thái ở Đông Ngô, từng cạo xương trừ độc cho Quan Công ở Kinh Châu. Càng thần kỳ là những niên đại chưa có chẩn đoán bằng siêu âm, và các khí cụ soi hiện đại, ông dựa vào đôi mắt mình mà nhìn được khối u trong não Tào Tháo.

Tào Tháo xây dựng cung điện Kiến Thủy, cần gỗ làm xà, làm xà lớn của điện Kiến Thủy. Thợ mộc giỏi Lạc Dương là Tô Việt nói, đầm Dược Long có một cây lê cao lớn, có thể làm xà được. Thế là Tào Tháo sai người đi chặt. Nhưng không ai cưa được cây. Tào Tháo cảm thấy rất kỳ lạ, bèn dẫn kỵ binh đích thân đến xem. Tào Tháo vung kiếm chém cây, trở về cung, đêm đó không ngủ được. Trong lúc nửa ngủ nửa tỉnh, Tào Tháo thấy Thần cây lê cầm bảo kiếm chém. Tào Tháo kinh sợ tỉnh dậy, từ đó đầu đau khó chịu nổi, đi tìm lương y khắp nơi, nhưng không ai chữa khỏi được.

Hoa Hâm tiến cử Thần y Hoa Đà. Tào Tháo đã nghe danh tiếng Hoa Đà diệu thủ hồi xuân từ lâu, thế là phái người đi liền trong đêm để mời. Hoa Đà thấy trong não Tào Tháo có khối u, đề xuất phương án chữa trị, trước tiên uống Ma phí tản, sau đó dùng rìu sắc bổ đầu ra, lấy khối u, thì mới có thể triệt để trừ tận gốc bệnh đau đầu.

cao nhan tam quoc than boi than y va an si 2
Hoa Đà cạo xương Quan Vũ trị vết thương , khử độc (Nguồn: Wikipedia, phạm vi sử dụng cộng đồng)

Tào Tháo vừa nghe liền nổi giận: “Ngươi là đến để giết ta ư?”. Tào Tháo không tin những lời Hoa Đà nói, bổ não người ra mà còn có thể sống được, thế là hạ lệnh tống giam Hoa Đà trong nhà ngục. Cuối cùng Tào Tháo vì khối u não đau đớn mà chết.

3. Ẩn sĩ Lâu Khuê

Lâu Khuê tử Tử Bá, là ẩn sĩ nổi tiếng. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Lâu Khuê ẩn cư ở núi Chung Nam, Đạo hiệu là Mộng Mai Cư Sĩ. Trong tác phẩm, thời gian Lâu Khuê xuất hiện rất ngắn ngủi, chỉ nói 2 câu với Tào Tháo liền giải trừ tình thế khó khăn cho Tào Tháo.

Mã Siêu đóng quân ở cửa khẩu sông Vị, ngày đêm chia quân tấn công vào phía trước và phía sau quân Tào Tháo. Tào Tháo hạ lệnh binh sĩ làm cầu phao ở sông Vị, cũng bị Mã Siêu dẫn quân thiêu hủy. Tào Tháo không dựng được doanh trại, vì vậy vô cùng lo lắng. Tuân Du đề nghị có thể lấy đất cát sông Vị để xây dựng doanh trại, nhưng đất cát rời rạc không chắc, dẫu xây dựng thế nào thì cũng không xây nổi thành lũy.

Đúng lúc Tào Tháo bó tay bất lực thì Lâu Khuê đột nhiên nhẹ nhàng lướt đến. Trong khi nói chuyện, Tào Tháo nói ra nỗi khổ não hiện nay, Lâu Khuê nói: “Thừa tướng dụng binh như Thần, lẽ nào không biết thiên thời? Hiện nay trời mây âm u liền mấy ngày, gió bấc hễ nổi lên thì tất nhiên sẽ đông cứng”.

cao nhan tam quoc than boi than y va an si 3
Tào Tháo bỗng tỉnh ngộ, muốn trọng thưởng Lâu Khuê, nhưng Lâu Khuê không nhận, lại nhẹ nhàng lướt đi. (Ảnh tổng hợp)

Thì ra trước khi Lâu Khuê xuống núi đã nhìn rõ thiên thời, ông kiến nghị Tào Tháo đợi sau khi gió nổi lên, lệnh quân sĩ vận chuyển đất té nước lên. Đến ngày hôm sau, thì doanh trại sẽ được xây dựng xong. Tào Tháo bỗng tỉnh ngộ, muốn trọng thưởng Lâu Khuê, nhưng Lâu Khuê không nhận, lại nhẹ nhàng lướt đi.

Đêm đó Tào Tháo làm như Lâu Khuê nói, gấp rút vẩy nước xây thành lũy. Sáng hôm sau, Mã Siêu dẫn quân đến từ xa quan sát doanh trại Tào Tháo, trong lòng vô cùng ngạc nhiên, cho rằng có Thần trợ giúp Tào Tháo xây dựng doanh trại. Quân đội Tào Tháo được tòa thành này bảo vệ, cuối cùng đại quân đã vượt qua sông Vị thuận lợi.

Trung Hòa
Theo Epoch Times

Nguồn: NTD Việt Nam

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x