Thân ở trong Lư Sơn, thì không thể nhìn thấu được Lư Sơn, chỉ có thoát ra khỏi Lư Sơn mới nhìn thấu được toàn diện Lư Sơn. Đôi khi suy nghĩ phản diện sẽ giúp chúng ta nhìn mọi thứ từ nhiều góc độ khác nhau và thấu đáo hơn.
Tô Đông Pha trong tập “Đề Tư Lâm Bích” có viết: “Nhìn theo chiều ngang, nó giống như một sườn núi với đỉnh ở bên cạnh, với khoảng cách và độ cao khác nhau. Ta không biết diện mạo của Lư sơn, chỉ vì ta đang ở trong núi này. “Không thể biết Lư sơn khi ở trong Lư sơn, chỉ có nhảy ra khỏi núi Lư mới biết được núi Lư’. Muốn vào trong thì phải ra ngoài, Tôn Tử khi đối mặt với chiến tranh, trước tiên ông tính toán kỹ lưỡng làm sao thắng được. Sau khi mọi thứ đã sẵn sàng xác định có thể thắng được, Tôn Tử cũng không vội vã ra chiến trường ngay mà trầm tĩnh suy nghĩ, nhảy ra khỏi hoàn cảnh để nhìn nhận, thay đổi một góc nhìn khác để đánh giá vấn đề, chính là để bản thân không mắc sai lầm.
Tôn Tử nói: “Những người không biết hết tác hại của việc sử dụng binh lính sẽ không biết hết lợi ích của việc sử dụng chúng.” (Chương Chiến đấu). Nếu bạn không thể biết rõ ràng tác hại của chiến tranh, bạn không thể biết chính xác chiến tranh có thể mang lại những lợi ích gì. Vì thắng chưa chắc đã có lợi nên phải nghĩ đến cái hại có thể xảy ra, vậy nên sau khi xác định được lợi thế thì bắt đầu khai chiến cũng chưa muộn.
Câu nói này của Tôn Tử có 2 điểm quan trọng, thứ nhất là nhìn từ hai phía, hai là nhìn thấu đáo. Nhìn từ hai phía là nhìn thấy sự thuận lợi lẫn khó khăn. Nhìn một cách thấu đáo là để biết những gì đang xảy ra, nhưng cũng phải biết nguyên nhân tại sao xảy ra.
Nhìn từ hai phía
Chúng ta nhìn từ hai phía như thế nào? Binh Pháp Tôn Tử không có nhìn theo góc độ có lợi, có hại, hay nhìn tổng thể, mà Binh pháp Tôn Tử cũng không đề cập gì đến lợi ích của chiến tranh. Nhưng toàn bộ chương “Binh pháp” được dùng để nói về tác hại của chiến tranh, có lẽ như ông đã nói, chỉ cần biết tường tận về tác hại của chiến tranh, thì có thể biết được chiến tranh có lợi hay không. Hoặc có thể Tôn Tử hoàn toàn không đồng ý với đối sách chiến tranh, chiến tranh là trăm điều hại không có một điều lợi, bắt đầu chiến tranh chỉ là bất đắc dĩ không còn cách nào khác, vì để cho mọi người biết chiến tranh mang đến những điều nực cười đến mức nào, ông đã thông qua một danh sách tiêu cực để mọi người biết rõ chiến tranh khủng khiếp như thế nào.
Chiến tranh có ba điều hại
Chúng ta hãy nhìn vào những gì Tôn Tử nói về tác hại của chiến tranh. Ông nói: “Bất cứ ai khi dùng binh trong chiến tranh đều cần chuẩn bị ngàn ngựa chiến, ngàn chiến xa, ngàn giáp chiến và lương thực phục vụ cho ngàn dặm bộ chiến, trăm ngàn tướng, soái, quân sư”. “Để bắt đầu cho một cuộc chiến tranh của 100.000 người tham chiến, chúng ta cần chuẩn bị một ngàn chiến xa, một ngàn phương tiện vận tải, hàng trăm ngàn binh sĩ trong áo giáp, và thực phẩm vận chuyển từ xa hàng ngàn dặm, chi phí hậu cần và trên chiến trường, ngân sách ngoại giao, dầu khí, thức ăn cho bò ngựa, lương thực cho binh lính đều là những thứ cần thiết, chỉ cần chiến tranh bắt đầu, mỗi ngày chúng ta đều đối phó với vô vàn tổn thất về tài vật, đây là cái hại dễ nhìn thấy trước mắt.
Tác hại này thật là quá khủng khiếp, nhưng nếu chỉ nhìn theo góc độ này thì bạn có thể nhìn rõ được tác hại của chiến tranh hay không? Đương nhiên là không, Tôn Tử nói thêm rằng: “Dùng thì cũng thắng, dùng lâu thì tiêu hao, công thành thì lực tốn lực, đất nước chiến tranh lâu dài tất bất lợi, thời gian lâu quá thì binh lính thất vọng, xảy ra tranh chấp, dù có khôn ngoan thế nào cũng không gánh được hậu quả.” Đoạn trước nói về cái hại trước mắt, đoạn này nói về cái hại lâu dài, khi chiến tranh tiếp diễn, không phải cứ muốn là dừng lại được, nếu kéo dài thì khí giới hao mòn, sĩ khí xuống thấp, binh lính thất vọng, không phục, binh lính tham chiến lâu ngày ngã bệnh, cần dùng đến lương thực, nhu yếu phẩm, đến lúc đó đất nước sẽ bị tàn phá nghiêm trọng, Điều đáng lo ngại hơn nữa là “cò đánh nhau, ngư ông đắc lợi”. Các nước khác sẵn sàng lợi dụng, đây là tác hại của bên thứ ba. Thiệt hại lâu dài và các thiệt hại khác sẽ khiến chúng ta khó mà tính được con số tổng thiệt hại đáng sợ như thế nào.
Vậy cần làm như thế nào? Tôn Tử đưa ra những biện pháp về việc giảm thiểu rủi ro và chuyển đổi rủi ro, ông nói: “Vì đã chiến đấu lâu như vậy rồi, nên tổn thất sẽ rất lớn, chỉ có cách “tốc chiến tốc quyết thôi”, khi lương thực bị thiếu chúng ta có thể xem lương thực của địch là của ta, đánh tới đâu ăn tới đó, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh!”
Tôn Tử nhìn tác hại của chiến tranh từ ba khía cạnh: tác hại trước mắt, tác hại lâu dài và tác hại liên đới. Tác hại trước mắt phụ thuộc vào sự tương sinh của phúc và họa giữa các sự vật, được nhìn nhận từ tư duy giữa lợi và hại; Thiệt hại lâu dài ảnh hưởng bởi nhân tố thời gian, nhìn từ tư duy động thái thì có thể thấy được. Nhìn từ góc độ tổng thể thì có thể cân nhắc nhân tố không gian, địa điểm. Ba góc độ tư duy này mang đầy đủ tư duy biện chứng, khác hẳn với tư duy góc nhìn đơn thuần, tư duy tuyến tính và tư duy logic của chúng ta. Chúng cung cấp cho chúng ta những góc nhìn khác nhau, rất có tính đột phá.
Tư duy lợi và hại
Tôn Tử nói: “Người không hiểu hết tác hại của việc dùng binh thì không thể hiểu hết lợi ích của việc dùng binh.” Tư duy nhìn theo góc độ lợi và hại cũng giống như đạo lý về nhất âm và nhất dương trong Chu Dịch; cũng giống như quan điểm của Lão tử rằng vạn vật đều tồn tại âm dương cân bằng. Cả Lão Tử và Chu Dịch đều cho rằng vạn vật đều là âm dương hợp nhất, nhất thể lưỡng diện, mọi thứ đều có hai mặt, vì vậy chúng ta cần phải nhìn mọi thứ từ hai phía để có thể thấy được toàn cảnh của sự việc.
Ví dụ, đầu tư vào cổ phiếu, hằng ngày chỉ nghĩ đến khả năng lãi 10%, chứ không nghĩ đến khả năng cổ phiếu chững lại hoặc rớt giá 10% mà bất chấp rủi ro mà mua vào; Hoặc ngược lại, chỉ nghĩ đến khả năng cổ phiếu chững lại hoặc rớt xuống 10% mà không mua trong khi khả năng kiếm được thêm 10% rồi không dám đầu tư tiếp. Đây đều là sai lầm của việc nhìn nhận vấn đề từ một phía. Chu Dịch kinh điển Trung Hoa có viết: “Cương chi vi ngôn dã, biết tiến mà không biết lui, biết tồn mà không biết vong, biết được mà không biết mất. Duy chỉ có bậc thánh nhân, biết tiến biết lùi, biết tồn biết vong, không lệch khỏi chính đạo của mình. Nếu chúng ta quen nhìn việc từ một phía, tất nhiên sẽ không nhìn thấy chân tướng sự việc và sẽ đưa ra những nhận định, những phán đoán sai lầm.
Cuối năm 2008, vụ gian lận tài chính lớn nhất trong lịch sử nổ ra, Cựu chủ tịch Nasdaq, Bernard Madoff, bị buộc tội gian lận 50 tỷ đô la Mỹ. Trò lừa đảo này đã kéo dài 20 năm. Nhiều người trong số những người bị lừa là những người nổi tiếng trong chính trị và kinh doanh, và họ là những người hoạt động hàng đầu trong mọi tầng lớp xã hội, nhưng họ đều bị lừa. Nhiều người cảm thấy điều đó thật khó tin. Một nhà từ thiện có nền tảng tài chính vàng, không thích thể hiện và có thể kiếm lợi nhuận ổn định cho các nhà đầu tư, làm sao anh ta có thể lừa dối mọi người, anh ta thật không đáng được tín nhiệm.
Những nhà đầu tư đầu tư vào Madoff, thực tế, chỉ cần thêm một bước nữa, vấn đề có thể không xảy ra, hãy cứ để bản thân bình tĩnh và tự hỏi mình rằng, những khoản đầu tư hấp dẫn này có thực sự ổn không? Có thể bạn có thể tìm ra những sai sót và tránh những tổn thất không đáng có.
Khi thấy “lợi” thì phải nghĩ đến “hại”, khi thấy “hại” thì phải nghĩ đến “lợi”, đây là điều đầu tiên mà Tôn Tử dạy chúng ta tránh nhìn lầm sự việc. Thông thường chúng ta không quen nghĩ như vậy bởi vì chúng ta quen nhìn những gì chúng ta muốn xem và sẽ tự động bỏ qua những thứ chúng ta không muốn xem, nhưng cái gì cũng có hai mặt. Nếu bạn không nhìn theo cả hai cách, tất nhiên bạn sẽ gặp sai lầm.
Người có thói quen tư duy xét vấn đề theo cả 2 mặt lợi và hại có thể thích ứng nhanh và chuyển bại thành thắng hoặc có thể không bị mắc kẹt ở những rủi ro đó.
Vương Vĩ trong tập thơ “Chung Nam Biệt Nghiệp” có viết: “Ði theo dòng nước đến tận cùng, Ngồi nhìn mây bay lên.” Suốt dọc sông thưởng ngoạn mỹ cảnh, bỗng nhiên núi sông cạn kiệt, nhiều người sẽ cảm thấy lạc lõng, nhưng Vương Vĩ lập tức đổi ý, không có cảnh sông nước. Bạn có thể ngồi trên mặt đất, nhìn lên và quan sát sự thay đổi của bầu trời, bạn cũng có thể vui chơi, thưởng ngoạn núi mây.
Một đêm nọ, Tô Đông Pha uống rượu say khướt về nhà, người nhà đều ngủ say, gõ cửa không ai mở cửa, nhưng ông ấy cũng không mở miệng kêu to mở cửa, xoay người đến bên dòng suối, tĩnh lặng nghe tiếng nước chảy, cũng ngay chính lúc này lòng ông chợt phản tỉnh, ngẫm lại cuộc đời đã vất vả lao động vì những điều trần tục nhưng chưa từng được sống cho chính mình. Vì vậy, ông quyết định rời khỏi cái thế tục này, “Tiểu Chu qua đời, giang hải tiễn đưa phần đời còn lại.”
Tư Mã Thiên ca ngợi Quản Trọng là người biết chuyển họa thành phúc. “Sử Ký – Quản Yến Liệt truyện” có ghi: Tề – Lỗ giao chiến, Lỗ bại trận. Lỗ Trang Công mở hội cầu hoà tại đất Kha, khi liên minh 2 nước sắp được hình thành, thì thích khách nước Lỗ là Cao Hối đã kề dao vào cổ Tề Hoàn Công và buộc ông ấy trả đất lại cho nước Lỗ, Tề Hoàn Công bị uy hiếp chỉ đành chấp nhận. Tuy nhiên khi được giải nguy, Tề Hoàn Công liền định luốt lời, Quản Trọng nói: “Không thể được, tham cái lợi nhỏ mà mất tín với chư hầu, cái lợi chẳng bằng cái mất”. Quản Trọng mượn cơ hội này mà lập tín cho Tề Hoàn Công, giúp Tề Hoàn Công có được tiếng thơm với chưa hầu. Tư Mã Thiên nói: “Biết và đạt được là kho báu của chính trị.” Chìa khóa để Quản Trọng hiểu được việc biến vận rủi thành may chính là ông hiểu được đạo lý “cho đi chính là nhận lại”.
Vương Duy, Tô Đông Pha, Quản Trọng đều là những người hiểu được 2 mặt lợi và hại của sự việc, nên không có gì làm khó được họ, và chính nhờ vào tư duy này mà những bài thơ, bài văn của họ lưu lại có thể gây được tiếng vang cho những thế hệ mai sau.
(Còn tiếp…)
Nguồn: Epoch Times Việt Nam
- Xem thêm:
- Câu chuyện lịch sử: Tấn Hiếu Vũ Đế uống rượu khinh nhờn Thần nên qua đời
- Tấm lòng nhân hậu đằng sau câu chuyện tình lãng mạn
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!