Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Phần 6): Độc tu khổ hạnh, mục nữ hiến cháo [Radio]

ntdvn thich ca mau ni minh chan tuong 3
Phật Thích Ca giảng Pháp 49 năm chỉ vì một việc này (Ảnh: Miền công cộng)

Người khai sáng Phật giáo; xưng hiệu là Thích Ca Mâu Ni Phật, Kiều Đạt Ma Phật, Phật Đà (Nghĩa là : Bậc Giác Ngộ), Thế Tôn, Thích Tôn; cũng gọi tắt là : Thích Ca Văn Phật, Thích Ca Như Lai, Thích Ca Phật, (“Thích Ca” là họ, ý nghĩa là “Người có năng lực”, “Mâu Ni” là danh xưng chỉ bậc Thánh Giả của người Ấn Độ cổ, có nghĩa là “Tịch Mặc” Tạm dịch là : Vô cùng tĩnh lặng).

Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ra trong gia đình Vương tộc, tại phía Nam Nepal (ngày nay), dòng Sát Đế Lợi. Trong Phật giáo, Thích Ca Mâu Ni được coi là vị Phật được tôn kính nhất, nên các đệ tử và tín đồ thường tôn xưng là Thế Tôn. Phật không phải là Thần, cảnh giới cao hơn Thần, chư Phật đều sinh ra nơi người thường, “Tăng Đài A Hàm kinh” viết: “Chư Phật thế tôn đều tu hành ở nhân gian mà xuất lai, không phải đắc được ở trên Trời.”

Là Hoàng Thái tử của Ấn Độ, câu chuyện tu luyện của Ngài được rất nhiều người quan tâm. Sau khi từ biệt hai vị Tiên nhân, đến khu rừng nơi Già Lao Sơn tu khổ hạnh bên bờ sông Ni Liên, không ngừng tầm sư học Đạo. Độc tu ngồi song bàn dưới gốc cây, không quản gió mưa, không nằm, không đứng, tịnh tâm thủ giới, mỗi ngày chỉ ăn một cây gai dầu và một hạt gạo.

Thái tử một lòng chính niệm, khắc khổ tu hành, quạ làm tổ trên đầu, cỏ lau xuyên đất lên tới đầu gối, thân tâm an thái, không chút suy chuyển; thân hình hao gầy, trông như cây khô. Thời gian trôi nhanh, thấm thoắt đã 6 năm. Thái tử nghĩ: “Khổ hạnh như thế này, cũng không phải Pháp viên mãn tối hậu, không ăn thì không duy trì được thân thể, không thể tu Đạo, tu Đạo ở thế gian, thân thể rất quan trọng.”

Thế là Thái tử đến bên sông Ni Liên, giặt qua y phục. Người bên cạnh muốn giặt giúp, Thái tử không cho, Ngài muốn lấy thân làm gương cần khổ cho người xuất gia hậu thế, không để người khác giặt y phục.

Thái tử lại xuống sông tắm gội, tắm xong ngồi bên sông. Lúc đó có hai cô bé chăn bò (mục nữ), một người tên Nan Đà, một người tên Ba La, chăn bò bên sông.

Thấy Thái tử, tâm sinh kính ngưỡng, liền chọn con bò sữa, cho tắm sạch, vắt sữa nấu thành cháo, múc đầy một bát, bưng tới trước Thái tử, lễ lạy dâng cháo.

Thái tử tiếp nhận cúng dường, phát nguyện: “Nguyện người ăn sung túc khí lực, người cho ăn đắc phú quý an vui, khang kiện vô bệnh, đa thọ đa huệ.” Rồi nói tiếp: “Ta vì thành tựu Pháp giải thoát tất cả chúng sinh, nên nhận đồ ăn này.”

(Còn tiếp)

Thái Bình
Theo Vision Times


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x