Vạn vật có linh: Gà báo thù cho chủ, chim và rùa trả ơn ân nhân

Gà báo thù Minh Chân Tướng
Vạn vật đều có linh, bất kể đó là gì, và không giới hạn ở kích thước hình dạng của nó. (Pixabay)

Vạn vật đều có linh, bất kể đó là gì, và không giới hạn ở kích thước hình dạng của nó. Linh tính của động vật có thể được nhìn thấy vào những thời điểm đặc biệt. Một số câu chuyện trong bài viết này có thể sẽ mang lại cho bạn đọc một chút gợi mở.

Vạn vật có linh 1: Gà khôn báo thù cho chủ

Vào mùa thu năm Đinh Dậu thời Thuận Trị (1644–1661), khi nhà Thanh cai trị Trung Quốc, có một nhà sư đi hóa duyên ngang qua phố chợ ở Nam Quan, huyện Cao Bình. Khi đứng trước một cửa hàng, đột nhiên có một con gà bay ra khỏi cửa hàng, nó lao thẳng về phía nhà sư và mổ vào mặt ông. Khi những người xung quanh nhìn thấy mặt nhà sư bị mổ đến tróc thịt, họ đã giúp đuổi con gà đi. Như thể con gà này có thù với nhà sư, nó không chịu từ bỏ mà vẫn tiếp tục lao vào mổ. Nhà sư nhanh chóng rời khỏi cửa tiệm đó nhưng con gà vẫn đuổi theo sau, đi hơn mười bước nó mới dừng lại. Tất cả những người chứng kiến ​​lúc đó đều cho rằng sự việc thật kỳ quái.

Hôm khác, nhà sư lại đi ngang qua cửa tiệm trên, lại bị gà mổ vào mặt đến chảy máu, máu nhỏ xuống thấm đỏ cả quần áo. Những người trên phố biết chuyện lại càng kinh ngạc hơn. Lúc này, hai sai nha cũng chứng kiến ​​cảnh tượng này nên đã chặn nhà sư lại để tra hỏi. Trên mặt nhà sư không một chỗ nào nguyên vẹn, trông như người mất hồn, run sợ không thốt nên lời.

Vì vậy, sai nha đã nhanh chóng đưa nhà sư về phủ quan để thẩm vấn. Nhà sư kể chi tiết nội tình như sau:

Cách đây nửa tháng, nhà sư ngủ qua đêm tại một tiệm bánh ở một làng nọ, khi nhìn thấy số tiền được giấu trong túi, ông ta nổi lòng tham, nhân lúc xung quanh không có ai, ông đã giết chết chủ tiệm và cướp số tiền đi.

Sau khi người chủ qua đời, gia đình mang con gà ra chợ bán, và một người ở Nam Quan đã mua con gà này. Mặc dù vụ án giết người đã được báo quan, nhưng nhà sư nghĩ rằng vụ án xảy ra ở một ngôi làng hẻo lánh, vả lại vụ án đã im ắng trong một thời gian dài, vì vậy ông ta dần cảm thấy nhẹ nhõm. Không ngờ gặp phải “gà hung”, trong lòng hung thủ biết rằng con gà này đến để trả thù cho chủ.

Con gà chứng kiến ​​​​vụ giết người và ghi nhớ khuôn mặt của kẻ sát nhân, một ngày nọ khi nó nhìn thấy khuôn mặt này, nó lao ra để báo thù cho chủ nhân của mình. Động vật cũng có nghĩa khí.

Câu chuyện trên được viết trong cuốn “Khoáng Viên Tạp Chí” của Ngô Trần Diễm, đời nhà Thanh.

Vạn vật có linh 2: Chim ngậm cáo trạng cứu ân nhân

Vào thời Thuận Trị, triều Thanh, có một gia đình họ Lục ở Nghi Hưng, tỉnh Chiết Giang, trồng trúc quanh nhà để tạo thành một khu rừng rậm rạp. Các loài chim đều yêu thích nơi này, chúng bay tới đây cư trú và tạo thành một khu rừng rậm rạp đầy chim chóc. Ông Lục, người chủ khu rừng, rất yêu quý những con chim này và không cho thợ săn bắn chúng. Nếu trời mưa, có tuyết rơi hay khi thời tiết giá lạnh, ông sẽ mang thóc gạo rải trong rừng để nuôi những con chim trong rừng trúc.

Vào năm Thuận Trị thứ ba, kẻ thù của ông Lục đã quy kết ông là kẻ “nghịch đảng”, vì vậy ông đã bị bắt và thẩm vấn nghiêm ngặt ở nha môn. Khi đó, có hàng ngàn tù nhân bị giam giữ và xích tay chân, cáo trạng và đơn bào chữa chất thành núi. Đột nhiên, có một trăm con chim bay đến trước công đường, tiếng ồn của chúng náo động cả vùng trời. Khi ông Lục bị thẩm vấn, một con chim bay đến bàn và cắp cáo trạng vu oan hãm hại ông Lục rồi nhanh chóng bay đi, lúc này đàn chim cũng tản đi.

Tình huống này khiến các quan thẩm vấn hết sức bất ngờ, biết có chuyện bất thường, nhất định có điều khuất tất, nên họ đã triệu tập người kiện ông Lục đến. Sau một hồi thẩm vấn gay gắt, cuối cùng mọi chuyện cũng sáng tỏ, ông Lục bị người kia hãm hại.

Sau đó, ông Lục đã xây dựng một “Nghĩa Điểu Đình” trong quận để nêu bật linh tính và nghĩa cử của loài chim. Vào thời nhà Thanh, “Nghĩa Điểu Đình” này được đặt tại thành Bì Lăng.

Những con chim chính nghĩa như vậy, có thể nói là chúng không thông minh không? 

Câu chuyện trên được trích từ cuốn “Quả Báo Văn Kiến Lục” của Dương Thức, đời nhà Thanh.

Vạn vạn có linh 3: Rùa khổng lồ báo án

Lư Văn Bích (tự Bá Ngọc), từng giữ chức Huyện doãn Kinh Sơn vào năm Chí Chính thứ nhất (năm 1341). Một ngày nọ, đột nhiên có một con rùa khổng lồ bò đến sảnh, hai mắt nó nhìn thẳng vào ông như thể có điều gì đó hàm oan muốn báo quan.

Rùa khổng lồ Minh Chân Tướng
Đột nhiên có một con rùa khổng lồ bò đến sảnh. (Pexels)

Lư Văn Bích ra lệnh cho quân lính nha môn đi theo con rùa khổng lồ để tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra. Sau khi rời khỏi huyện thành tầm 6-7 dặm, họ đi đến một cái giếng bỏ hoang, con rùa khổng lồ liền nhảy vào đó. Người lính biết rằng lời giải nằm trong cái giếng này, vì vậy họ đã nhờ dân làng giúp đỡ, quả nhiên tìm thấy một xác chết. 

Hai ngày trước, nạn nhân đã ra ngoài làm ăn với một thương nhân khác, người này đã giết ông để chiếm số tiền và ném ông xuống cái giếng bỏ hoang kia để che đậy tội ác của mình. Người nhà của nạn nhân cho biết: “Trước kia khi còn sống, ông ấy không ăn thịt rùa, hễ thấy rùa được rao bán là sẽ mua lại và phóng sinh chúng, vì vậy con rùa khổng lồ đã giúp ông rửa nỗi oan khuất”.

Câu chuyện trên được ghi chép trong cuốn “Cảnh Tâm Lục”.

Những câu chuyện này đều tiết lộ một thông điệp: Vạn vật đều có linh, không riêng gì con người. Bản tính trời sinh của các loài vật không bị phai mờ bởi những tư tâm hình thành hậu thiên (trong khi trưởng thành), và trí khôn của chúng vượt quá cả sức tưởng tượng của con người chúng ta, động vật cũng biết báo ơn. 

Những việc xảy ra lúc này có thể là do nhân gieo lúc trước, những việc làm lúc này có thể gieo quả cho tương lai. Mọi việc con người làm trên đời sẽ không giống như thuyền đi trên nước không lưu lại dấu vết. Kẻ giết người tất nhiên phải trả giá, không nhất định là trong đời này, dù là bất kể lúc nào thì cũng có ngày phải chịu nghiệp báo. Trời đất là tấm gương khổng lồ, vũ trụ chính là kho lưu trữ thông tin siêu cấp. Người ta thường cho rằng việc mình làm sẽ không ai biết, nhưng kỳ thực là có trời biết, đất biết, ông trời sẽ an bài để người đó phải trả giá vì hành vi của mình. Đạo lý này cũng ứng nghiệm đối với các loài vật sống trong cùng không gian và thời gian với con người.

Tác phẩm: Nam Phương
Theo Hoài Nhẫn Nhẫn

Quý vị tham khảo bản gốc tại EpochTimes Hoa ngữ

Nguồn: Epoch Times Tiếng Việt


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x