Học cách chịu thiệt là một loại trí huệ trên đời

hoc cach chiu thiet la mot loai tri hue tren doi minh chan tuong 2
Mọi người nói rằng Nguyễn Thứ đã có thể thoát nạn trong gang tấc là kết quả của việc ông có thể chịu thiệt. (Tranh: Winnie Wang – Secretchina)

Có một câu chuyện văn hóa truyền thống cho thấy trong tuyệt vọng, chịu thiệt là phúc, là trí huệ của đời người.

Dùng gậy đánh người hầu, xin lỗi người, thoát mạng trong gang tấc

Vào triều đại nhà Minh, Nguyễn Thứ trên đường đi nhậm chức ở huyện Thiện Hoá, Trường Sa, tới nơi sơn cốc thì trời tối, ông tìm một thôn xá ngủ trọ. Khi chuẩn bị bữa tối, người hầu của ông và khoảng hơn chục thương nhân đang ở trong bếp tranh chấp về việc ai sẽ sử dụng bếp trước. Nguyễn Thứ dùng trượng đánh người hầu của mình và xin lỗi những thương nhân kia.

Người hầu không phục và hét lên: “Làm một quan hèn nhát như vậy có ích lợi gì?” Nguyễn Thứ cũng không tức giận. Khi ông chuẩn bị đi ngủ, có thương nhân tới gõ cửa phòng Nguyễn Thứ và nói: “Chúng tôi thật vô lễ, hôm nay đã được thấy sự rộng lượng khoan hồng của đại nhân. Tới giữa đêm nếu bên ngoài có tiếng ồn ào, đại nhân cứ an tâm ngủ ngon”. Nguyễn Thứ đồng ý.

Nửa đêm, bên ngoài thực sự rất ồn ào, Nguyễn Thứ dặn người hầu khóa cửa kín không phải ra ngoài. Chẳng mấy chốc bên ngoài đã yên tĩnh, Nguyễn Thứ thắp nến và cùng gia nhân đi ra ngoài, thấy những xác chết nằm la liệt trên mặt đất: hóa ra là khoảng hơn chục thương nhân kia là những tên cướp cải trang thành. Mọi người nói rằng Nguyễn Thứ đã có thể thoát nạn trong gang tấc là kết quả của việc ông có thể chịu thiệt.

Một câu chuyện dân gian hiện đại cũng có thể cho thấy chịu thiệt là phúc, là trí huệ cuộc sống.

Trong nguy nan, vì mình mà xua đuổi người khác, khiến tất cả đều bị giết

Đây là một câu chuyện từng được lưu truyền ở Thanh Đảo, Sơn Đông.

Dưới chân núi Lao Sơn có hai hang động tên là động Đào Thạch và Sa Thạch. Bên ngoài sơn động có hai thôn làng cách nhau chưa đầy một dặm gọi là thôn Đào Thạch và thôn Sa Thạch. Nhưng về sau chỉ còn lại thôn Sa Thạch.

hoc cach chiu thiet la mot loai tri hue tren doi minh chan tuong
Trong tuyệt vọng, người phụ nữ ôm đứa con đang khóc trên tay, đi về phía hang Sa thạch đối diện (Ảnh: pixabay)

Hóa ra ở vùng Sơn Đông có bọn thổ phỉ, bọn chúng rất hung hãn, đốt phá, giết chóc, cướp bóc khắp nơi. Một ngày nọ, tin tức về những đám thổ phỉ đang cướp bóc dọc đường lan đến thôn Đào Thạch và Sa Thạch, vì vậy người dân của hai ngôi làng đã ẩn náu trong hang động của thôn mình. Lúc này, một người phụ nữ đang bế con trên đường, nghe tin liền đi theo người dân làng Đào Thạch và trốn vào hang Đào Thạch. Hang động vốn không lớn lắm, và người dân thôn Đào Thạch rất không muốn cho cô vào hang.

Trong khi mọi người đang yên lặng ẩn trốn trong hang, đứa trẻ đột nhiên quấy khóc, người phụ nữ có dỗ thế nào cũng không thể được. Một số người dân sợ đứa trẻ khóc to như thế sẽ khiến bọn cướp phát hiện ra hang, làm lộ ra bọn họ, nên đã yêu cầu người phụ nữ rời đi. Những người khác không những không ngăn cản, mà còn sợ ảnh hưởng đến sự an toàn của bản thân, nên đồng ý đuổi người phụ nữ đi. Trong cơn tuyệt vọng, người phụ nữ rơm rớm nước mắt ôm đứa trẻ đang khóc, và đi về phía hang Sa Thạch đối diện.

Còn người dân làng Sa Thạch vốn ẩn nấp ở đó nghe thấy tiếng trẻ con từ xa đến gần nên chạy ra xem xét tình hình, khi họ thấy đó là một người phụ nữ mang theo đứa trẻ, đã nhanh chóng đưa hai người vào hang và bố trí cho người phụ nữ cùng đứa trẻ đi vào sâu trong cùng của hang. Vì vậy tiếng khóc của đứa trẻ đã nhỏ đi rất nhiều.

Thật kỳ lạ là sau khi người phụ nữ và đứa trẻ ổn định trong hang, đứa trẻ đã ngừng khóc! Vậy là mọi người đã trải qua gần như cả ngày trong bầu không khí căng thẳng ở trong hang, rồi sau đó họ nghe thấy tiếng chó sủa trong làng đã dừng lại. Sau khi một thanh niên ra ngoài kiểm tra tình hình, thì mới biết rằng bọn thổ phỉ đã bỏ đi. Sau khi người dân làng Sa Thạch bước ra khỏi sơn động, họ thấy hướng hang động Đào Thạch vô cùng vắng lặng, nên đã nhờ những người trẻ tuổi thông báo cho người dân làng Đào Thạch rằng bọn cướp đã rời đi. Tuy nhiên, khi đến hang Đào Thạch, thanh niên làng Sa Thạch phát hiện ra tất cả những người dân thôn Đào Thạch đã bị bọn cướp giết chết. Lúc này, ai đó chợt nhớ ra người phụ nữ và đứa trẻ. Kỳ lạ thay đã không còn thấy tung tích của họ.

Vào năm thứ hai sau khi xảy ra vụ việc này, người dân bất ngờ phát hiện ra một cụm hoa đỗ quyên trắng như tuyết giữa hai thôn làng, cụm hoa đỗ quyên trắng này chỉ có duy nhất ở vùng Lao Sơn.

Vì vậy người ta nói rằng người phụ nữ đó thực sự là Quán Thế Âm Bồ tát xuống trần gian, dùng nguy nan để thử thách lòng người thiện ác!

hoc cach chiu thiet la mot loai tri hue tren doi minh chan tuong 1
Năm thứ hai xảy ra sự việc này, người ta bất ngờ phát hiện ra một khóm đỗ quyên trắng như tuyết giữa hai thôn (Ảnh: pixabay)

Chịu thiệt là thiện, đại trí huệ

Tại sao chịu thiệt thể hiện là phúc phận? Bởi vì có thể chịu thiệt và sẵn sàng chịu tổn thất là một biểu hiện của người có thiện tâm. Khi nó được thể hiện trong không gian này của con người, nó là thiện niệm có thể cảm hoá con người và cảm động lòng người, từ đó nhận được sự giúp đỡ của Thần linh và các vị Phật ở không gian khác, biến nguy thành an, và gặp dữ hoá lành.

Khi Nguyễn Thứ, một người đàn ông vào triều nhà Minh, đang trên đường đi nhậm chức, nếu ông cũng như người hầu, tranh cãi với những tên cướp cải trang thành thương nhân, kết quả chắc chắn sẽ bị phơi thây nơi lữ quán. Số phận khác nhau của người dân ở hai ngôi làng lân cận tại Thanh Đảo, Sơn Đông, mấu chốt là ở chỗ mọi người có thể hiện được thiện niệm hay không, và liệu họ có thể nghĩ cho người khác hay không.

Học cách chịu thiệt thực sự là một loại trí tuệ trong cuộc sống, hay còn là đại trí huệ. Văn hóa truyền thống giáo dục con người hướng thiện, hành thiện. Nhưng ngày nay càng có nhiều người không muốn chịu thiệt, họ cảm thấy chịu thiệt là kẻ ngốc, đặc biệt là họ đi ngược lại với văn hóa truyền thống, hơn nữa còn mang theo ác niệm, ác hành. Họ đang thực sự làm tổn thương người khác, không nói gì tới trí huệ trong cuộc sống.

Chúng ta hãy thử nghĩ mà xem: không chịu thua thiệt, căn bản là không cân nhắc tới cảm thụ và thống khổ của người khác, chỉ vì lợi ích cá nhân không muốn chịu chút tổn thất, vì một khẩu khí, không chịu thiệt, lại còn muốn làm tổn hại đến lợi ích của người khác, có thể nợ mà không hoàn trả, không thành tín. Theo quan niệm văn hóa truyền thống, đây không phải là đang kết ác duyên sao? Không phải đang tạo nghiệp sao? Người như thế liệu có thể có cuộc sống tốt lành và sức khoẻ tốt không?

Vào thời cổ đại, một vị thượng thư tên là Lâm Vân Đồng đã khuyên nhủ con cháu của mình trước khi lâm chung rằng: chịu thiệt là phúc “các anh hùng xưa nay chỉ vì không thể chịu thiệt mà đã làm hỏng biết bao việc”. Đây chính là vốn quý truyền đời, đại trí huệ nhân sinh.

Làm một người tốt thuận theo đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ, nhìn thì có thể là nhất thời chịu thiệt, chịu khổ, nhưng cuối cùng, bạn sẽ nhận được nhiều hơn, và có được những gặt hái lớn trong cuộc sống. Đây mới là đại trí huệ của cuộc sống!

Theo SOH

Tác giả: Minh An

Nguồn: NTD Việt Nam


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x