3 câu chuyện minh chứng nhân quả báo ứng thật sự tồn tại

3 câu chuyện minh chứng nhân quả báo ứng thật sự tồn tại
(Ảnh chụp màn hình Aboluowang)

Người đang làm trời đang nhìn, “trên đầu 3 thước có Thần linh”, con người làm bất cứ việc gì cũng để lại nhân duyên hậu quả tương ứng. Hiểu rõ được luật nhân quả sẽ tự biết sợ mà gieo trồng nhân tốt để được hưởng phúc. Từ xưa tới nay, nhân quả luôn hiện hữu và những câu chuyện được lưu giữ, ghi chép trong sử sách.

1. Vợ chồng Trịnh Quán kiếp trước hại người, kiếp này chịu quả báo

Trịnh Nghị Phu, một vị quan thời Bắc Tống và là một học sĩ Hàn Lâm viện, có một người cháu tên là Trịnh Quán. Vợ của Trịnh Quán là Lâm thị, là con gái của Lâm Tài Trung, một vị quan thời Bắc Tống. Hai vợ chồng Trịnh Quán kết hôn được bốn năm, có hai con, một trai một gái, tình cảm vợ chồng rất tốt đẹp.

Một năm vợ chồng Trịnh Quán đến phủ Khai Phong ở kinh thành có việc, đúng vào dịp tết Nguyên tiêu nên quyết định ở lại kinh thành chơi vài hôm. Tết Nguyên tiêu là ngày 15 tháng giêng. Vào ngày 14 tháng giêng, khi Trịnh Quán đến Thanh Cung ngắm cảnh thì vừa hay gặp một người bạn, người bạn này liền mời anh dùng bữa. Ăn xong cũng đã muộn, Trịnh Quán vội đến Thanh Cung. Ở đó anh nhìn thấy những chiếc đèn lồng được chuẩn bị cho ngày mai, chợt thấy trong tâm buồn bực, cảm giác ức chế, hoang mang. Về đến nhà tinh thần liền thay đổi, bắt đầu không ngừng nói những lời điên điên rồ rồ.

Trịnh Quán chỉ vào khoảng không trước mặt, như thể anh ta nhìn thấy gì đó và nói: “Kiếp trước tôi đã từng hạ độc người này. Lúc đó có một người nhìn thấy tôi lén bỏ thuốc độc nhưng anh ta đã không nói gì mà còn bao che tội ác cho tôi, người bao che là người vợ của tôi kiếp này”.

Nghe lời chồng nói Lâm thị hình như cũng nhớ ra chuyện của kiếp trước. Oan hồn của người bị hạ độc nhập vào Trịnh Quán chỉ trích Lâm thị nặng nề. Lâm thị trách rằng: “Tôi không phải là người hạ độc anh, sao anh lại buộc tội tôi?”

Người kia nói: “Sao cô lại che giấu không nói gì?”

Từ đó trở đi, Trịnh Quán trở nên điên điên khùng khùng, nhiều lần đánh Lâm thị, vợ chồng vì thế mà ly thân.

Lâm Tài Trung biết chuyện liền bảo con gái về nhà, nhưng hồn ma không tha cho Lâm thị, ngày nào cũng theo cô.

Thời xưa mọi người đều tin vào Thần Phật, vợ chồng Lâm thị đều biết rằng đây là chủ nợ kiếp trước đến đòi, thậm chí đến lấy mạng. Không có cách nào khác họ đành xuất gia thành tăng nhân và ni cô, hy vọng sẽ nhận được sự cứu giúp của Thần. Có thể Trịnh Quán chưa thật tâm xuất gia tu luyện, cuối cùng chết trong một ngôi chùa vô danh, còn Lâm thị thì sau khi xuất gia không bị như trước nữa.

Đây là một câu chuyện điển hình về việc làm điều ác ở đời trước mà nhận lấy quả báo ở kiếp này. Điều đáng cảnh báo là kiếp trước Lâm thị không tham gia giết người mà chỉ là người ngoài cuộc nhẫn tâm, trong lúc xảy ra sự việc không nghĩ cách khuyên can việc ác, sau đó cũng không vạch mặt kẻ đầu độc, thực tế là bao che cho kẻ giết người. Trong pháp lý của nhân quả báo ứng thì đó cũng là có tội.

2. Tổ tiên tạo tội nghiệt để hoạ cho con cháu

Vào triều Đại Thanh năm Càn Long, tại trường thi hương ở Giang Nam đã xảy ra một việc rất kỳ lạ. Năm ấy có một thí sinh họ Du đến từ Giang Âm (thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày nay) vừa mới thi xong bài thi thứ nhất đã vội thu dọn hành lý chuẩn bị ra về. Mọi người đều cảm thấy kỳ lạ nên mới dò hỏi nguyên nhân tại sao, cậu ấy chỉ trả lời úp úp mở mở, nét mặt buồn bã.

Mọi người lại hỏi rõ thêm, khi này cậu thí sinh không cách nào né tránh được nên đành nói sự thật: “Người cha quá cố của tôi nửa đời làm quan, sau khi giải nhiệm về nhà ông mắc chứng sợ hãi, chữa trị nhiều năm không khỏi. Trước khi lâm chung ông gọi anh em chúng tôi đến bên giường vừa khóc vừa dặn rằng: cha bình thường không làm việc gì trái với lương tâm, chỉ là khi làm huyện lệnh ở một huyện nọ do nhận hối lộ 2.000 lượng vàng nên đã giết lầm hai người, đây là đại tội, sẽ bị Thần linh trừng phạt bằng cách giết hết con cháu đời sau. Chỉ vì nhờ tổ tiên từng có công đức cứu người nên mới có thể giữ được một người con trai nối dõi tông đường, nhưng con cháu năm đời sẽ gặp cảnh khốn khó. Cha giờ đây không có phẩm đức cao tựa Thái Sơn, mà lại tạo tội nghiệp to lớn như biển, nên sẽ không thể thoát được khổ hình dưới địa ngục. Nếu con cháu ta không hiểu số mệnh mà vẫn muốn cầu công danh, thì chỉ khiến tội lỗi của ta nặng nề hơn, không làm tròn chữ hiếu. Anh em các con cần làm nhiều việc thiện, hãy tự mình thu xếp cho ổn thỏa”. Nói xong thì ông qua đời.

Sau đó quả thật mấy người anh em của tôi lần lượt qua đời, chỉ còn lại mỗi mình tôi. Tôi đã hai lần tham gia kỳ thi hương, đều là do mực lem bài thi mà phải dừng lại. Hôm qua ở trường thi, tôi cảm thấy văn chương tuôn trào, đến canh ba thì đã làm xong, bỗng cảm thấy có người vén màn bước tới đứng trước ngọn đèn, tôi giật mình ngẩng lên nhìn, thì ra đó là người cha quá cố. Cha tôi nét mặt sầu khổ, giận dữ trách mắng rằng: “Sao con lại quên lời trăng trối của cha, sao con mãi không chịu an phận? Làm ta phải bôn ba mệt nhọc, chịu đựng đủ thứ đau khổ. Nếu như con không chịu sửa đổi, đại hoạ rồi sẽ giáng xuống đầu!” Ông vừa nói vừa hất đổ chong đèn, quăng cả nghiên mực, chớp mắt một cái đã không thấy ông đâu nữa. Tôi sợ quá chạy ra ngoài khóc lớn, đến khi quan giám khảo tới hỏi thì thấy bài thi của tôi đã lấm lem mực, họ thở dài rồi rời đi.

Tôi năm nay 25 tuổi, ba lần lận đận khoa cử cũng không có gì hối tiếc, chỉ hiềm nỗi cha tôi chịu khổ dưới âm gian. Tôi giờ chuẩn bị xuất gia vô chùa làm tăng tu luyện Phật Pháp để cứu độ vong linh cha tôi. Việc sám hối của tôi mong chư vị soi xét. Mọi người nghe xong thảy đều giật mình, trong lòng tự nhiên nảy sinh mong muốn hành thiện tích đức.

Những ai chứng kiến câu chuyện này quả thật đều phải rùng mình khiếp sợ: cha của cậu thí sinh hại chết hai mạng người, cuối cùng không chỉ chính ông chết rồi phải chịu khổ mà ba trong bốn người con của ông cũng phải chết, con cháu năm đời sau còn phải chịu cảnh khốn khó. Nhân quả báo ứng quả là không thể không tin!

(Nguồn: sách “Dạ đàm tuỳ lục” của tác giả Hoà Bang Ngạch, triều Thanh)

3. Báo ứng nhãn tiền cho người con bất hiếu

Người con trai thứ ba của chú tôi chết trong một vụ tai nạn xe hơi, lúc đó cậu ấy mới 30 tuổi, còn chưa có vợ.

Khi mọi người ở quê nói về cái chết của cậu ấy, dường như họ đang nói về cái chết của một con heo không có chút thương tiếc. Một số người già thậm chí còn giận dữ thốt lên: “Đó là báo ứng!”

Con trai của chú ít tuổi hơn tôi. Trong ấn tượng của tôi, cậu ấy cũng coi như thật thà chất phác, luôn sẵn lòng giúp đỡ hàng xóm láng giềng và đối xử tốt với tất cả mọi người, ngoại trừ cha mẹ. Không ít lần tôi nghe thấy người trong thôn nói rằng cậu ấy đánh chửi cha mẹ.

Một lần về nhà ông bà, tôi thấy mặt chú bầm dập đầy máu, tôi cứ nghĩ rằng là do chú uống rượu say nên bị ngã. Chú nói: “Cái thằng con ngỗ ngược, đáng bị Trời đánh chết!”

Tôi hỏi cớ vì sao, chú hét lên: “Chỉ vì một câu nói, hai cha con không hợp nhau, nó liền đứng lên đẩy chú vào cánh cửa mà đánh!”

Người cha tội nghiệp làm sao có thể đứng vững trước những cú đấm sắp thép của cậu con trai đang tuổi thanh niên!

Cha mẹ tôi không hề cảm thông với chú tôi và nói rằng đó là quả báo, bởi vì khi còn trẻ ông ấy cũng đối xử như vậy với cha của mình. Gia đình chúng tôi luôn chia sẻ đồ ăn với cha của chú tôi, ông cụ đã nói rằng cha tôi đối xử với ông còn tốt hơn cả con trai ông.

Chú tôi từng đánh cha của chú rất tệ, và kể từ đó chú đã bị mọi người coi thường.

Chú tôi cũng đã từng có tiếng ngỗ nghịch. Bây giờ con trai ông lại đối xử với ông theo đúng cách như vậy. Đó là một bài học trong cuộc sống, đúng như câu nói: “Thiện ác hữu báo!”

Từ cổ chí kim, câu nói này có bao giờ sai. Cổ nhân nói “Bách thiện hiếu vi tiên.” (Trăm cái thiện thì hiếu thảo là đứng đầu). Hiếu thảo là một mỹ đức truyền thống được đề cao suốt hàng nghìn năm qua. Đức tính này đã giúp các gia đình hạnh phúc và làm cho đất nước hòa bình, thịnh vượng. Tuy nhiên, hầu hết mọi người ngày nay không tin vào báo ứng, với họ thì tiền và lợi nhuận cá nhân được đặt lên hàng đầu. Vì lợi ích họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì; họ không có lương tâm hay đạo đức. Mọi người luôn cảm thấy bị đe dọa bởi thực phẩm độc hại và hàng giả ở khắp nơi. Toàn bộ xã hội rơi vào tình trạng khủng hoảng và con người ta cũng tự gây tổn thương lẫn nhau. Con người ta hiện giờ không có sự ước thúc bản thân và có thể làm bất cứ điều gì. Đó cũng là do đạo đức trượt dốc mà gây nên vậy, con người cần phải tích đức, hành thiện mới mong có cuộc sống bình an và hạnh phúc.

Ngọc Liên
(Sưu tầm – Nguồn: Chánh Kiến Net)

Theo NTD Việt Nam


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x