Họa sĩ Khổng Hải Yến sống ở Hồng Kông, đã vẽ bức tranh sơn dầu khổng lồ có chiều dài hơn 4.5 m trong 5 năm.
Vào ngày 24/4/1999 cô Khổng đã thao thức suốt đêm mà không thể nào chợp mắt được. Ngày mai cô sẽ đi hay ở nhà? Cô chắc chắn sẽ an toàn nếu ở nhà vào cuối tuần đó. Nhưng nếu không lên tiếng vì lẽ phải và sự thật thì cô sẽ sống với chính mình như thế nào? Nếu mọi người đều nhắm mắt làm ngơ trước sự bất công và cúi đầu tiếp tục cuộc sống hàng ngày của mình thì xã hội này sẽ như thế nào?
Cô cho rằng: “Nếu mọi người thực sự nghĩ như vậy thì sẽ không có sự kiện ngày 25 tháng 4. Và rồi chuyện gì xảy ra? Chúng ta sẽ là một xã hội không có nhân tính.”
Vào thời điểm đó, cô Khổng đã tu luyện Pháp Luân Công được 5 năm. Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, được phổ truyền ra công chúng ở Trung Quốc vào năm 1992 và dạy mọi người tuân theo nguyên tắc Chân, Thiện, Nhẫn.
Một ngày trước đó, hàng chục người đã khiếu nại bên ngoài một trường đại học ở Thiên Tân, thành phố cảng của Bắc Kinh, vì một tờ báo của chính phủ đã đăng thông tin sai lệch trắng trợn, và bôi nhọ một học viên Pháp Luân Công. Cảnh sát chống bạo động đã ập vào người khiếu nại, đánh đập nhiều người và bắt giữ 45 người.
Một trong những người này là bạn của cô Khổng, đôi khi họ cùng nhau đọc sách vào buổi tối. Nhưng khi cô đến thăm người bạn này vào đêm hôm đó, nhưng không có ai ở nhà. Cô biết bạn mình đã bị bắt chỉ vì muốn sự thật được đưa ra ánh sáng. Cô Khổng quyết định trong đêm không ngủ đó rằng, cô sẽ đến Bắc Kinh vào ngày hôm sau và làm đơn khiếu nại tại Văn phòng khiếu nại chính phủ, yêu cầu trả tự do cho các học viên bị bắt.
Cô không hề biết rằng cô sẽ là một trong khoảng 10.000 người đến Văn phòng khiếu nại chính phủ để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công ngày hôm đó.
Bức tranh được vẽ trong 5 năm
Kể từ khoảnh khắc lịch sử này, cô luôn mong muốn khắc họa lại sự kiện đó thông qua nghệ thuật vì cô là một họa sĩ.
Phải mất nhiều năm cô mới có cơ hội làm điều này, cô Khổng sống ở Hồng Kông và đã vẽ bức tranh sơn dầu khổng lồ hiện có chiều dài hơn 4.5m trong 5 năm qua.
Tác phẩm này được trưng bày tại Câu lạc bộ Salmagundi ở New York vào tuần Lễ Tạ ơn và vừa đạt giải vàng tại Cuộc thi Vẽ tranh Nhân vật Quốc tế NTD lần thứ 5.
“Tôi rất biết ơn,” cô Khổng chia sẻ: “Tôi rất biết ơn cuộc thi này và cơ hội thể hiện tác phẩm này. Tôi rất biết ơn vì tôi đã có thể tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, môn tu luyện này không chỉ thay đổi sức khỏe của tôi mà còn thay đổi quan điểm và cách nhìn của tôi về thế giới, nếu không có điều đó thì tôi đã không thể tạo ra bức tranh này. Và tôi rất biết ơn tất cả gia đình và bạn bè, những người đã tiếp tục hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua”.
Cô Khổng cho biết, định dạng dài, ngang của bức tranh gợi nhớ đến những bức tranh cuộn của Trung Quốc, và bạn có thể quan sát nó chậm rãi từ đầu này sang đầu kia. Có ba sự kiện chính trong bức tranh khi bạn xem như vậy, giống như sự tương tác giữa một trong những người thỉnh nguyện và cảnh sát canh gác ở đây.
Bức tranh không chứa 10.000 nhân vật – có khoảng 400 nhân vật, và 200 nhân vật trong số đó có khuôn mặt rõ ràng, dễ nhận biết. Cô Khổng đến New York vào tháng 8/2019 để xem bức tranh cần đặt ở vị trí nào trong phòng tranh và hoàn thiện nó. Cô đã vẽ bức tranh này trong nhà mình, căn nhà cũng nhỏ nên đây là lần đầu tiên cô có thể lùi lại và nhìn toàn bộ chiều dài của nó từ khoảng cách vài mét.
Khi nhìn bức tranh kỹ hơn, bạn sẽ thấy một biển những gương mặt trang nghiêm đang nhìn chằm chằm vào bạn, mỗi khuôn mặt đều là một bức chân dung của niềm tin kiên định, ngay cả trên những khuôn mặt nhỏ đến mức chỉ dài 1cm.
Mỗi nhân vật trong số này đều là người thật.
Cô Khổng cho biết: “Tôi có tên của họ, tôi có câu chuyện của họ”.
Nhưng họ không phải là những người đi thỉnh nguyện đầu tiên vào ngày 25/4/1999.
Cô chia sẻ: “Đó là điều ban đầu tôi muốn làm, tôi muốn vẽ những người đã đến Bắc Kinh vào ngày hôm đó, nhưng khi tôi nhìn vào những bức ảnh mà tôi tìm thấy, chúng quá mờ nên tôi không thể nhận ra khuôn mặt của họ”.
Vì vậy, cô liên hệ với những học viên Pháp Luân Đại Pháp khác mà mình biết, họ đã giới thiệu cô với những học viên Pháp Luân Đại Pháp khác mà họ biết, và trong 5 năm qua, tác giả đã chụp lại ảnh và vẽ chân dung của họ vào bức tranh này.
Họa sĩ Khổng nói rằng: “Tất cả họ đều giúp tôi hết lòng, họ đã vượt lên trên tất cả vì tôi. Họ phù hợp với những biểu cảm tôi cần. Một số đã khóc khi nghe câu chuyện của những người mà họ đang làm mẫu. Một người phụ nữ đã cảm động rơi nước mắt nhưng sau đó cô ấy đã tự trấn tĩnh để làm mẫu cho tôi”.
Có một người phụ nữ chưa từng đi giày cao gót như nhân vật mà cô sẽ làm mẫu, nhưng lại kiễng chân lên như thể đang đi giày cao gót mà không hề phàn nàn. Có một nhạc sĩ bận rộn thường xuyên đi diễn khắp thế giới, nhưng anh ấy vẫn dành thời gian để làm mẫu cho cô Khổng trong nhiều buổi, trong nhiều năm.
Tuyệt tác này có sự phức tạp đáng kinh ngạc, và thực sự là một tác phẩm của tình yêu không chỉ đối với tác giả mà còn đối với nhiều người.
“Tôi có những câu chuyện thật đáng giá trong 5 năm qua” – Cô Khổng nhớ lại. Khi sống ở Hồng Kông, vào thời điểm đó cũng có những thách thức đặc biệt. Cô Khổng cần tìm loại cây hòe được trồng dọc con phố trước trụ sở của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh, và hóa ra chỉ có một địa điểm duy nhất trên toàn Hong Kong có trồng những cây hòe này.
Cô không thể tìm thấy các vật liệu truyền thống như một số loại màu và bút vẽ ở Hồng Kông, và các học viên Pháp Luân Công khác đã giúp cô đặt hàng bút vẽ từ Pháp và hướng dẫn cô đến Đài Loan mua màu.
Cô Khổng nói rằng: “Nếu không có các học viên Pháp Luân Đại Pháp thì bức tranh này đã không hoàn thành được”.
Một số học viên mà cô trao đổi, cũng là những họa sĩ, và họ đã chia sẻ những kiến thức quý giá – các kỹ thuật và bí quyết trong nghề của họ mà cô cho rằng các họa sĩ thường không chia sẻ một cách công khai.
Nhờ vậy, kỹ năng vẽ của cô Khổng đã có sự tiến bộ vượt bậc.
Năm năm trước, có lần cô Khổng đã gửi một tác phẩm đến tham gia cuộc thi NTD và nó đánh dấu bước ngoặt cho cô trở lại với phong cách tả thực. Đó là một quá trình đầy khó khăn, và bây giờ cô thừa nhận rằng nó khá vụng về. Nhưng cô đã nhận được những phản hồi tích cực, khuyến khích cô theo đuổi nghệ thuật truyền thống, và cô đã đi trên con đường này đến ngày nay.
Một hành trình dài làm nghệ thuật
Cô Khổng yêu thích hội họa ngay từ khi còn nhỏ. Cha cô cũng làm trong lĩnh vực nghệ thuật, đã nhìn thấy tài năng của cô và cho cô theo học. Cô có hai gia sư dạy cô vẽ, và vẽ theo phong cách truyền thống, sau đó khi vào đại học, cô nộp đơn vào một số trường nghệ thuật hàng đầu.
Vào thời điểm đó, cũng như ngày nay, xu hướng hướng tới chủ nghĩa trừu tượng. Đây là tiêu chuẩn và tất cả những gì được dạy. Cô Khổng đã không nghĩ nhiều về điều đó, bởi vì hình thức mỹ thuật này chính thống được thừa nhận.
Cô Khổng cho biết: “Chúng tôi có các lớp học vẽ với mẫu, và một bức vẽ đẹp sẽ trông không giống với hình mẫu. Mục tiêu không phải là tạo ra tác phẩm nghệ thuật giống với thứ mà nó đại diện. Mục tiêu là mang tính cá nhân, hoặc bạn có thể gọi nó là ‘nguyên bản”.
Sinh viên được khuyến khích phát triển một phong cách khó hiểu, đến mức không thể nhân rộng được, từ đó tạo ra một dấu ấn hoặc thương hiệu riêng. Họ được dạy như vậy để đạt được thành công.
Và điều đó đã đúng trong trường hợp của cô Khổng. Cô đã nhận được những đánh giá tốt và yêu cầu từ các nhà sưu tập sau cuộc triển lãm tốt nghiệp của mình, và cô có cuộc triển lãm thứ hai vài năm sau đó, cũng được coi là thành công.
Nhưng mặc dù cô Khổng đang nổi tiếng và tạo dựng được tên tuổi cho mình, cô bắt đầu tự hỏi. liệu đây có phải là điều cô thực sự muốn theo đuổi với tư cách là một họa sĩ hay không.
Là một họa sĩ, cô đã xem rất nhiều tác phẩm, và biết rất rõ hội họa ngày nay thiên về xu hướng tiên phong. Nhưng rõ ràng là các họa sĩ không chỉ tìm kiếm sự độc đáo, mà còn tìm kiếm bóng tối hoặc trạng thái tinh thần phi lý. Đó là sự hỗn loạn và tuyệt vọng được thể hiện trong hội họa và điêu khắc, và cô Khổng bắt đầu cân nhắc xem, liệu đây có phải là cách tốt nhất để thể hiện thế giới hay không. Rốt cuộc, nghệ thuật là tấm gương phản chiếu của xã hội.
Cô nhớ lại một khoảnh khắc trong cuộc triển lãm thứ hai của mình, khi một người nước ngoài đến phòng trưng bày cùng bạn bè mình, anh đã quỳ xuống trước một trong những tác phẩm trừu tượng của cô, và cúi đầu trước nó. Cô Khổng nói đó không phải là một kỷ niệm đẹp.
Anh đã cố gắng mua bức tranh nhưng cô cảm thấy mình không thể bán nó cho anh ấy. Bây giờ cô mừng vì mình đã không làm thế – nó không thiện, và cô tin rằng sẽ không tốt cho anh ấy nếu phải sống với một bức tranh như thế. Có một trường hợp khác đã xảy ra với người thân của cô, nhưng nó sẽ chỉ có ý nghĩa đối với cô Khổng khi cô biết quay đầu.
Con trai của cô chào đời vào khoảng thời gian cô còn là một họa sĩ đang lên, và nhà ở cũng là xưởng vẽ của cô. Nhưng đứa trẻ luôn khóc khi nhìn thấy những tác phẩm của cô, và cuối cùng cô phải lật chúng lại để quay vào tường.
Mẹ của cô Khổng sau đó đã nói với cô rằng, căn phòng cô dùng làm studio luôn có cảm giác tối tăm, u ám và ngột ngạt, đến mức bà cảm thấy khó đặt chân vào đó. Cô nói rằng, đó là bằng chứng cho thấy mình đã lạc lối sâu sắc như thế nào khi tất cả những điều này ban đầu không được cô xem trọng.
Chân-Thiện-Nhẫn
Nhưng sau đó vào năm 1993, Khổng đang đi dạo qua một công viên thì cô nhìn thấy một nhóm người đang tập các bài tập thiền định chậm rãi, giống như bài tập thái cực quyền. Họ có một biểu ngữ có dòng chữ “Chân-Thiện-Nhẫn”, và cô cảm thấy có sự kết nối ngay lập tức.
Ba từ này, hóa ra là ba nguyên tắc được dạy trong Pháp Luân Công, chính xác là những gì cô muốn thể hiện trong tác phẩm của mình. Nguyên tắc “Chân-Thiện-Nhẫn” dường như tổng hợp sự tốt đẹp của nhân loại, và cô biết đó là con đường cô muốn đi với tư cách là một họa sĩ.
Cô Khổng chia sẻ: “Cuối cùng tôi đã tìm thấy con đường trở thành người tốt phải như thế nào. Đắm chìm trong bóng tối và hỗn loạn trong nhiều năm, đây là một sự khai mở. Toàn bộ quan niệm của tôi đã thay đổi. Từ đó trở đi, tôi đã thay đổi.”
Cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, và ngoài quan điểm mới về cuộc sống, sức khỏe thể chất của cô đã cải thiện đáng kể.
Sau đó cô đã quyết định ngừng bán tác phẩm nghệ thuật hiện đại của mình, mặc dù các tác phẩm này vẫn đang được bán với giá cao trên thị trường. Đó không phải là một quyết định khó khăn như người ta tưởng. Sau đó trong vài năm tiếp theo, cô làm giảng viên nghệ thuật ở trường đại học, và dạy những kiến thức và nguyên tắc cơ bản.
Nhưng việc nâng cao kỹ năng của bản thân như một họa sĩ theo phong cách tả thực, để có thể miêu tả và truyền đạt điều gì đó thực sự có ý nghĩa, sẽ tốn rất nhiều công sức.
Cô Khổng nói rằng: “Thực ra, ban đầu tôi được đào tạo với (các gia sư) là truyền thống. Tôi đã phải làm việc rất chăm chỉ để quên đi quá trình học tập của mình, điều đó rất khó khăn. Thực sự có rất nhiều việc phải làm. Ở trường đại học, họ nghiên cứu những thứ như “thực tế của sự phẳng” và các triết lý nghệ thuật hiện đại và hậu hiện đại khác nhằm nỗ lực đạt được tính độc đáo lấy cái tôi làm trung tâm.
Khi bắt đầu vẽ theo phong cách tả thực trở lại, cô Khổng nhận ra rằng kỹ năng của mình đã sa sút rất nhiều.
“Thật khó khăn,” cô nặng nề nói: “Sau đại học, tôi đã quên những nguyên tắc cơ bản đó, và lúc đầu tôi vẽ một thứ gì đó, đường nét không thẳng, mắt không rõ. Tôi đã rèn luyện bản thân để vẽ theo phong cách cong queo đó.”
“Phần lớn nó liên quan đến việc quan sát” – Cô cho biết: “Lần này cô đang học cách nhìn thế giới khác đi, thông qua lăng kính Chân-Thiện-Nhẫn”.
Cô chuyển đến sống ở Hồng Kông vào năm 2007, và đã nghe nói về Triển lãm nghệ thuật Chân Thiện Nhẫn do các học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới tổ chức. Nhằm quảng bá môn tu luyện thiền định ôn hòa này thông qua mỹ thuật, cũng như vạch trần cuộc đàn áp Pháp Luân Công đang diễn ra của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Cô Khổng lại nghĩ ngay đến mong muốn vẽ lại sự kiện ngày 25/4.
“Đây là một sự kiện lịch sử, một cuộc thỉnh nguyện có quy mô như thế này” – Cô Khổng nói. “Và nó hoàn toàn ôn hòa.”
“Tôi đã sống ở Bắc Kinh được 20 năm, tôi đã tham gia cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4. Tôi biết những con phố này ở Bắc Kinh và tôi muốn vẽ nó” – Cô nói.
Nhưng cô nhận ra rằng, kỹ năng của mình còn chưa tốt, và cô không thể hoàn thành một tác phẩm kịp thời. Trong những năm qua, triển lãm nghệ thuật Chân Thiện Nhẫn đã được trưng bày tại 900 thành phố ở 50 quốc gia trên toàn thế giới.
Nhưng một cơ hội đã đến khi cô nghe nói về Cuộc thi Vẽ tranh Nhân vật Quốc tế NTD, sẽ được tổ chức tại New York vào năm 2014. Cô đã gửi một bức chân dung của một em bé đến. Tuy bức tranh có các nét thô ráp nhưng vẫn lọt vào vòng chung kết. Từ đó cô có cơ hội gặp gỡ nhiều nghệ sĩ khác, bao gồm cả những nghệ sĩ lọt vào vòng chung kết và ban giám khảo, họ đã chia sẻ kinh nghiệm và những lời động viên vô giá cho cô.
Cô chia sẻ: “Tôi đặt hết tâm huyết vào nỗ lực trở thành một họa sĩ giỏi hơn. Và qua quá trình học tập của mình, tôi cũng nhận ra một cách chắc chắn trách nhiệm của một nghệ sĩ.”
Cô nói rằng, một họa sĩ là phải có trách nhiệm với xã hội, và do đó cũng có trách nhiệm đạo đức cá nhân. Khi một tác phẩm nghệ thuật được treo trong nhà của ai đó, hoặc trưng bày cho tất cả mọi người cùng xem, nó cũng mang một chút tính cách của nghệ sĩ, và cô Khổng cảm thấy truyền tải những điều tốt đẹp là điều đúng đắn. Mong muốn làm điều đúng đắn cho người khác xuất phát từ việc cô tu luyện Pháp Luân Công.
Cô cho biết thêm, nghệ thuật là một phương tiện có sức mạnh, và nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến người xem, một nghệ sĩ phải đưa ra lựa chọn xem họ sẽ đi theo con đường nào.
Cô Khổng nói rằng: “Tôi muốn truyền tải lòng từ bi, mang đến cho mọi người điều gì đó tươi sáng và nâng cao tinh thần. Và tôi tin rằng nhiều họa sĩ trên thế giới cũng muốn sáng tạo nghệ thuật truyền thống, và thể hiện những giá trị truyền thống. Đó là lý do tại sao một cuộc thi như thế này, giúp các nghệ sĩ có cơ hội giới thiệu những tác phẩm này với thế giới, rất quan trọng.”
Theo Catherine Yang – The Epoch Times
Thiên Hòa biên dịch
Mời quý độc giả ghé thăm trang https://www.ntdvn.net để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.
- Xem thêm:
- Hai nữ diễn viên chính trong phim Ký Ức của New Century Films đạt giải nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
- Huyền mộc ký (3-18)
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!