Bí mật thiên cổ Huyền Không Tự, ngôi chùa treo sừng sững nghìn năm

huyen khong tu minh chan tuong 1
OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Huyền Không Tự ở Hằng Sơn, Sơn Tây, là một ngôi chùa nằm lơ lửng trên vách núi, không có nền móng đất nghìn tấn, chỉ có mấy cây trụ gỗ chống đỡ. Trải qua hơn 1500 năm với mưa gió bể dâu và động đất thiên tai, Huyền Không Tự vẫn sừng sững nguy nga.

Tháng 12 năm 2010, tạp chí Time của Hoa Kỳ đã bình chọn 10 kiến trúc hiểm trở kì lạ nhất thế giới, trong đó có Huyền Không Tự ở Hằng Sơn, Sơn Tây, Trung Quốc. Ngôi chùa này từng xuất hiện trong tiểu thuyết kiếm hiệp “Tiếu ngạo giang hồ”, thi tiên Lý Bạch từng vân du đến đây, cũng bị chấn động bởi cảnh quan kỳ lạ này.

Huyền Không Tự tọa lạc ở hẻm núi Kim Long, Hằng Sơn, Bắc Nhạc, huyện Hồn Nguyên, thành phố Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Ngôi chùa được dựng vào cuối thời Bắc Ngụy, được tu sửa vào các thời Hậu Kim, Nguyên, Minh và Thanh. Tiền nhân lấy câu “đối diện Hằng Sơn, lưng dựa Thúy Bình; trên nâng núi cao, dưới có vực sâu; đẽo đá thành nền, đẽo hang làm nhà; kiến trúc hiểm trở; hình thù kỳ lạ” để giới thiệu sơ lược về chùa Huyền Không.

Việc xây dựng một ngôi chùa ở lưng chừng sườn núi thực sự là tuyệt tác siêu phàm. Chính đặc điểm kiến trúc huyền diệu của Huyền Không Tự đã khiến ngôi chùa này được ca ngợi trong lịch sử kiến trúc từ xưa đến nay. Cho dù là ý tưởng thiết kế hay ý tưởng kiến trúc, sự táo bạo, tinh xảo và hiên ngang của ngôi chùa đều khiến người ta không thôi ngưỡng mộ, không hết lời cảm thán! 

Ngôi chùa có đến 40 gian điện vũ, đài các lớn nhỏ, các gian gác lầu đều có đường bằng ván gỗ nối liền nhau. Khi du khách thả bước trên đường gỗ, đều sẽ không hẹn mà cùng nhấc gót chân, nín thở, cẩn thận bước đi, chỉ sợ bước mạnh một chút, chùa sẽ rơi xuống mất. Tuy nhiên, dù cho tiếng bước chân phát ra tiếng động “ken két”, lầu đài trên vách đá sẽ vẫn trơ trọi bất động. 

Huyền Không Tự
Đại hùng bảo điện và đường bằng ván gỗ chùa Huyền Không. (Ảnh được phép của Zhangzhugang / Wikipedia)

Thế núi ở đây cao sừng sững, hai bên dốc đứng cả trăm mét, tựa như vách treo bị cắt bởi đao búa, chỉ là ở giữa có nơi bị lõm vào. Huyền Không Tự liền nắm lấy nơi nhỏ bé này mà sừng sững ngay giữa vách núi, phía trên là vách đá dựng đứng. Năm Khải Nguyên thứ 23 thời nhà Đường (năm 735), thi tiên Lý Bạch khi du lãm sau chùa Huyền Không, đã viết lên hai chữ “Tráng quan” trên vách đá. Vào thời nhà Minh, lữ hành gia nổi tiếng Từ Hạ Khách đã xem Huyền Không Tự là “kỳ quan lớn trong thiên hạ”.

Huyền Không Tự
Huyền Không Tự. (Ảnh: Pixabay)

Xây dựng đến nay đã hơn 1500 năm, tại sao có thể tránh được thiên tai?

Trong 1500 năm qua, Huyền Không Tự từng gặp phải vô số lần động đất, thậm chí 20 năm trước, ở đây từng xảy ra cơn động đất có quy mô 6.1 độ, nhưng Huyền Không Tự không bị hủy hại, tổn thất gì. Không có kiến trúc nền đặc biệt, làm sao đủ để chống lại động đất và các khối đá rơi xuống?

Huyền Không Tự
Huyền Không Tự ở Hằng Sơn (Ảnh: Fotolia)

Từ xưa, vị trí Huyền Không Tự đã ở vào hẻm núi bao quanh bởi hai ngọn núi, ở giữa có nước sông chảy vào bào mòn hình thành nên một rãnh tự nhiên, cho nên đá rơi xuống như ném vật theo hình uốn cong, dù đá có lớn cỡ nào cũng không thể va vào chùa.

Ngoài ra, Huyền Không Tự thuần túy là kiến trúc dựng bằng cây gỗ, kết cấu “chuẩn mão” trong kiến trúc của ngôi chùa được gọi là “kết cấu có tính đàn hồi”, có thể lắc lư đàn hồi theo cơn động đất, do đó chống chịu lại xung động của cơn động đất rất hiệu quả. Đây là một kiểu thiết kế giảm chấn động vô cùng tinh diệu. Đặc tính này chính là nguyên nhân chủ yếu giúp Huyền Không Tự dẫu trải qua nhiều lần thiên tai vẫn may mắn thoát nạn.

Bí mật kiến trúc là ở 27 cây “đòn gánh sắt” chống đỡ ngôi chùa

Nguyên lai, mấy cây trụ đứng là vật trang trí do người đời sau làm thêm, trên thực tế nâng đỡ phía dưới cho Huyền Không Tự là 27 cây xà ngang lớn nằm bên dưới. Những cây xà ngang này được người dân địa phương gọi là “đòn gánh sắt”, nó chính là cây thiết sam, một đặc sản của địa phương này, sau khi gia công thành loại gỗ hình vuông, được cắm sâu vào trong hang đá.

Huyền Không Tự
Một số trụ gỗ thực ra là do người đời sau đưa vào để làm vật trang trí. (Ảnh được phép của Zhangzhugang / Wikipedia)

Trước khi xà ngang được cắm vào trong núi đá, nó sẽ được khoét một cái lỗ và chèn một cái nêm hình tam giác, xà ngang bị nêm giữ chặt cố định như vậy, không thể di chuyển qua lại mà rút ra được. Ngoài ra, cũng có người nói rằng những cây xà ngang này đều được tẩm dầu cây du đồng, không sợ bị mối mọt xâm hại, còn có tác dụng đề phòng mục ruỗng. Mà mỗi một cây đều được neo chặt vào trong núi, nó và núi như đã thành một thể, cho nên đặc biệt vững chắc. 

Huyền Không Tự
Huyền Không Tự tựa như sắp muốn bay lên, đình đài, lầu gác nối xếp hàng như cái lược, lúc ẩn lúc hiện trong đám mây mờ bao quanh (Ảnh: Fotolia)

Tuy nhiên, người xưa không có máy móc thi công như thời hiện đại, vậy làm sao có thể đục đẽo được các hang trên vách động vừa chi tiết vừa sâu đến như thế? Người xưa cũng không có kỹ thuật đổ trộn bê tông, sao có thể cố định được cây gỗ cắm sâu vào bên trong? Rồi sao có thể thao tác ở độ cao đến 80, 90 mét?

Xung quanh những câu đố này, mọi người đã có nhiều suy đoán, nhưng cuối cùng khó có thể nói rõ hoàn toàn. Vô luận là xem xét từ góc độ kiến trúc hay kỹ thuật xây dựng, Huyền Không Tự đều khiến người ra không ngừng cảm thán, để lại cho người đời bí mật thiên cổ.

Nguồn gốc của Huyền Không Tự cho đến nay vẫn là ẩn đố

Huyền Không Tự rốt cuộc do ai xây dựng? Đến nay đó vẫn còn là ẩn đố. Có thuyết nói ngôi chùa này do hòa thượng Liễu Nhiên người thời Bắc Ngụy dựng nên. Thuyết khác cho rằng Thiên Sư đạo trưởng Khấu Khiêm Chi thời Bắc Ngụy (năm 365-448) trước khi quy tiên đã lưu lại di huấn: muốn dựng một tự viện giữa trời không, có thể đạt “trên mời được khách tiên, dưới không có tiếng rầm rĩ”.

Sau đó, chúng đệ tử của Thiên Sư đạo trưởng trù tính nhiều phương, cẩn thận chọn nơi thiết kế, Huyền Không Tự vì thế được dựng nên vào năm Thái Hòa thứ 15 thời Bắc Ngụy (năm 491).

Huyền Không Tự
Huyền Không Tự vào năm 1963. (Ảnh: Tài sản công).

Tuy nhiên, dù cho ai là người xây dựng ngôi chùa, thì đó đều là “hòa thượng” hoặc “đạo trưởng” – những người tu luyện tràn đầy chính tín đối với Phật, Đạo. Nhìn từ góc độ này, có thể thấy rằng những người tu Phật và tu Đạo cũng là những người nắm vững tri thức chân chính của khoa học. “Ngôi chùa huyền diệu” này tất sẽ giống như ngọn đèn hải đăng, soi sáng và khích lệ chúng ta khám phá những lĩnh vực còn chưa biết rõ. 

Thiên Lý biên dịch
Quý bị tham khảo 
bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Link bài dịch: Epoch Times Tiếng Việt

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

4.7 3 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
1 Comment
Inline Feedbacks
View all comments
Trần Thị Dung
Trần Thị Dung
2 years ago

Thật là ngôi chùa Huyền diệu .còn ẩn đố những điều bí mật thiên cổ ,mà còn Người chưa lý giải 💥

1
0
Bình luậnx
()
x