Joshua Philipp, một phóng viên điều tra từng đoạt giải thưởng của The Epoch Times và là người dẫn chương trình “Crossroads With Joshua Philipp”, đã có một số lời khuyên giá trị về việc làm thế nào để tìm ra hướng đi chính xác trong giai đoạn biến động phức tạp này. Dưới đây là những chia sẻ của ông
Cuộc trò chuyện với phóng viên điều tra Joshua Philipp của The Epoch Times.
Ngày nay, sự hỗn loạn của các nguồn thông tin cùng rất nhiều giả thuyết chưa kiểm chứng được tung ra khiến việc giải mã sự thật trở nên quan trọng và thách thức hơn bao giờ hết. Các sự kiện trên thế giới liên tục xảy ra mỗi ngày và việc lựa chọn tin hoặc không tin điều gì cũng không hề dễ dàng. Quý vị có bao giờ từng nghĩ, từ khi nào chúng ta không thể lắng nghe chương trình thời sự với một tâm trạng thoải mái, và không một chút đề phòng về việc liệu những gì họ nói có đúng sự thật hay không.
Cho dù nhân loại đang sống trong một xã hội thế nào, một môi trường thông tin như vậy chắc chắn sẽ giúp cho việc tiếp nhận tin tức phần nào giảm bớt căng thẳng. Vì vậy, làm thế nào chúng ta có thể nhận biết liệu tin tức chúng ta đang tiếp nhận có đáng tin cậy hay không?
Joshua Philipp, một phóng viên điều tra từng đoạt giải thưởng của The Epoch Times và là người dẫn chương trình “Crossroads With Joshua Philipp”, đã có một số lời khuyên giá trị về việc làm thế nào để tìm ra hướng đi chính xác trong giai đoạn biến động phức tạp này. Dưới đây là những chia sẻ của ông: Hỏi: Điều gì đã thay đổi trong vài năm qua khiến lòng tin của công chúng đối với tin tức bị xói mòn?
Joshua Philipp: Tôi nghĩ rằng tin tức bắt đầu thay đổi vào khoảng thời gian nó trở nên ủng hộ và thiên vị phe phái hơn so với sứ mệnh ban đầu, vốn chỉ nói cho mọi người biết chuyện gì đã xảy ra và tại sao họ nên quan tâm đến nó. Ngày nay, rất nhiều nhà báo tham gia vào nền “báo chí mới”.
Nó không phải là nền báo chí truyền thống vốn đảm nhận trách nhiệm thông tin cho người đọc biết những gì đã xảy ra. Báo chí giờ đây đã trở thành công cụ để đạt được một mục tiêu chính trị cụ thể. Vì vậy, khi người ta đi viết tin, họ không nghĩ đến trách nhiệm đưa tin đơn thuần cho công chúng, thay vào đó, họ nghĩ đến việc thông tin cho công chúng dựa trên một chương trình chính trị cụ thể. Hỏi: Một số tin tức có thực sự là “giả” không?
Ông Philipp: Rất nhiều tin tức là “giả mạo”. Mặc dù, tôi thường hay nói rằng chúng chỉ có một nửa sự thật. Nhưng đôi khi sự thật một nửa có thể lừa dối hơn rất nhiều so với những lời nói dối hoàn toàn bởi vì nó có một phần sự thật trong đó. Những gì chúng ta thấy nhiều nhà báo làm trong khoảng thời gian này là bỏ sót thông tin. Họ thường sẽ bỏ qua những điểm chính, sự kiện thực tế rồi đúc kết thành một phân tích rộng hơn về nó.
Những phân tích này sau đó trở thành góc nhìn. Kết quả là, họ có thể táo bạo đưa ra những tuyên bố dựa trên thông tin không đầy đủ. Hoặc họ có thể tuyên bố như vậy trong tiêu đề và một vài đoạn đầu của bài báo. Tuy nhiên, khi kéo xuống và đọc tiếp, có thể xuống 10 đoạn, chúng ta chợt nhận ra có những bằng chứng để hoàn toàn bác bỏ và bóc mẽ mọi thứ họ vừa nói trước đó. Hỏi: Những đặc điểm cơ bản nào của báo chí cần được tìm thấy trong một bản tin đáng tin cậy?
Ông Philipp: Tôi nghĩ lý do mọi người đọc tin tức là vì họ muốn hiểu chính xác về những gì đang diễn ra trên thế giới và họ muốn có một chút thông tin cơ bản về cách hiểu nó. Vì vậy, những điều mà nhà báo nên cung cấp là những chi tiết thực tế có liên quan đến các điểm chính mà mọi người nên biết. Và nó không nên là một tuyên bố thiên vị.
Các nhà báo nên đưa ra một bức tranh hoàn chỉnh trong độ dài hợp lý. Sau đó, trên hết, họ nên cung cấp bối cảnh của thông tin để giúp người đọc có một sự hiểu biết đúng đắn về ý nghĩa của nó hoặc bối cảnh của sự việc là gì để mọi người biết tại sao nó xảy ra. Hỏi: Khi đọc một bài báo hoặc xem một bản tin trên truyền hình, manh mối nào có thể chỉ ra rằng đó là một báo cáo không đáng tin cậy?
Ông Philipp: Nếu mọi người đang xem TV, nếu mọi người đang đọc tin tức, có một số điều mọi người nên tìm kiếm. Đối với việc tìm kiếm, trước nhất là các nguồn. Chẳng hạn, họ trích dẫn các nguồn không có tên tuổi từ một ấn phẩm đã được chứng minh là có sai sót trong quá khứ, hoặc trước đây các nguồn giấu tên mà họ dẫn đã được chứng minh rằng không đáng tin cậy.
Mọi người cũng nên chú ý đến mức độ mà các nhà báo đưa thêm ý kiến riêng của họ; trừ khi nó nằm trong phần xã luận, còn không thì cần xem khối lượng quan điểm cá nhân mà họ đã bổ sung thêm vào? Điều đó phản ánh việc họ có thành kiến hay không. Đôi khi, họ thậm chí không thể truyền đạt những thông tin cơ bản mà không đưa ra ý kiến riêng của mình, điều này cho thấy họ có khả năng quan tâm đến việc che giấu thông tin, hoặc cố ý thay đổi bối cảnh thông tin để cung cấp cho quý vị một sự hiểu biết khác.
Thứ ba, mọi người nên cố gắng, đặc biệt là trong những ngày này, hãy thử đọc một vài ấn phẩm khác nhau. Ít nhất ban đầu, bằng một số cách khác nhau, hãy chú ý đến nhiều chủ đề mà các nhà báo đưa tin và xem liệu bản thân có thể nắm được nguồn tin gốc hay không. Không phải lúc nào cũng vậy, nhưng thỉnh thoảng, để đảm bảo rằng truyền thông báo chí đang cung cấp cho quý vị những báo cáo thích hợp và thể hiện đúng bối cảnh thông tin.
Hỏi: Ông sẽ đưa ra lời khuyên nào cho những người bận rộn không có thời gian để nghiên cứu mọi chi tiết hoặc góc độ của một vấn đề, nhưng lại muốn cập nhật về các sự kiện hiện tại?
Ông Philipp: Ồ, không phải quảng cáo, nhưng thực sự, tại The Epoch Times – chúng tôi nỗ lực để làm điều đó. Đó là một trong những nền tảng tiếp cận báo chí của chúng tôi. Chúng tôi thực hiện một nỗ lực nghiêm túc để cung cấp bức tranh đầy đủ về những gì đã diễn ra, về những gì cần thiết cho câu chuyện và về việc cung cấp bối cảnh thích hợp.
Đối với những người có thể nghi ngờ điều đó, hãy xem những gì chúng tôi viết và xem cách các phương tiện truyền thông khác trình bày những câu chuyện tương tự. Tôi nghĩ quý vị sẽ thấy một sự khác biệt thực sự. Hỏi: Làm thế nào cha mẹ có thể dạy con cái họ biết tin tức thật từ tin tức “giả”?
Ông Philipp: Tôi nghĩ điểm lớn nhất mà các bậc cha mẹ nên dạy con cái của họ khi nói đến việc học thật từ giả là dạy chúng suy nghĩ độc lập, đánh giá mọi thứ theo hệ thống giá trị của riêng chúng. Thông thường, chúng ta dễ bị dẫn dắt bởi những câu chuyện kích động cảm xúc hoặc dựa trên một thực tế rằng những thông tin đưa ra bị “nhồi nhét” nhiều quan điểm lịch sử sai lầm, từ đó định hình lại toàn bộ nhận thức của bọn trẻ về thực tế.
Nếu nhận thức về lịch sử và các giá trị bị thay đổi về cơ bản, thì không có cách nào để con trẻ có thể giải thích thông tin ở mức bề mặt mà không có những thứ đó làm bối cảnh. Vì vậy, đối với trẻ em, tôi khuyên mọi người nên cho con đọc những cuốn sách hay từ lịch sử và văn học, thể hiện những giá trị tốt đẹp có thể hình thành cơ sở để chúng có thể hiểu thế giới qua lăng kính đạo đức hoặc truyền thống. Làm điều đó giúp chúng có thể hình thành một mỏ neo để giải quyết tất cả các vấn đề của thế giới ngày nay.
Hỏi: Có điều gì ông muốn bổ sung thêm không?
Ông Philipp: Xã hội đã công nghệ hóa mọi mặt của đời sống, đến mức mọi người đều có một chiếc máy tính rất tiên tiến trong túi, mỗi khi quý vị ngồi trên tàu điện ngầm, mỗi khi quý vị đợi một người bạn, mỗi khi quý vị ngồi trong một nhà hàng, có lẽ quý vị đang đọc một số loại thông tin. Mọi người đang bị tấn công liên tục bằng thông tin.
Trong môi trường hiện tại, chúng ta có khả năng khiến bản thân trở nên dễ bị kích động về mặt cảm xúc, bị làm phiền hoặc bị lo lắng, v.v. Đây là một trong những hệ quả mà tin tức ngày nay có thể mang đến cho chúng ta bởi nó tác động đến mỗi người dựa vào mặt cảm xúc. Tôi khuyên mọi người: Hãy cố gắng tìm một chốn bình yên cho riêng mình. Cố gắng lùi lại một bước. Thỉnh thoảng hãy cố gắng tiếp thu những điều tích cực, những thứ có thể dập tắt sự hỗn loạn của thế giới xung quanh chúng ta.
Bởi vì nếu không, thực tại văn hóa bề mặt của thế giới này là một thứ gì đó vừa khó chịu vừa có thể gây tổn hại cho tâm hồn một người. Tôi nghĩ mọi người đều có thể cảm giác được điều đó trong khoảng thời gian này, rằng thật khó để cảm thấy hòa bình với thế giới khi mọi người tấn công lẫn nhau bằng tin tức mọi lúc, với tất cả các cuộc xung đột và tất cả những hình ảnh khủng khiếp mà chúng ta đang thấy. Cố gắng tìm một nơi bình yên. Muốn vậy, hãy nhìn về lịch sử, nhìn về truyền thống, nhìn về gia đình.
Joshua Philipp là một phóng viên điều tra từng đoạt giải thưởng của Epoch Times và là người dẫn chương trình “Crossroads” trên Youtube. Ông được công nhận là một chuyên gia phân tích về chiến tranh không giới hạn, chiến tranh hỗn hợp phi đối xứng, lật đổ và các quan điểm lịch sử về các vấn đề ngày nay.
Hơn 10 năm nghiên cứu và điều tra về Đảng Cộng sản Trung Quốc, những hoạt động lật đổ và các chủ đề liên quan khác đã mang lại cho ông một góc nhìn độc đáo về mối đe dọa toàn cầu và bối cảnh chính trị.
Hoàng Tuấn
Theo NTD Việt nam
- Xem thêm:
- ‘Mưu cầu hạnh phúc’: Ý nghĩa đích thực đằng sau một tuyên ngôn bất hủ
- Từ đồng minh thành kẻ thù: Điều gì dẫn đến sự kiện Tiệc trà Boston?
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!