Những câu chuyện về Nhà sáng lập Pháp Luân Công – Đại sư Lý Hồng Chí (Phần 3)

ntdvn phap luan cong minh chan tuong
Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, Đại sư Lý Hồng Chí rời New York lên núi lặng lẽ nhìn thế giới. (Ảnh: Minghui.org)

“Hơn một thập kỷ qua, bất kể khi hồng truyền Đại Pháp, bị bức hại, thỉnh nguyện, hay giảng chân tướng toàn diện, trong rất nhiều tình huống mọi người đều hỏi tôi câu hỏi tương tự: ‘Bạn đã gặp Sư phụ Lý Hồng Chí chưa?’ Khi tôi đưa ra câu trả lời khẳng định và kể kinh nghiệm cá nhân của mình, cho dù đó là lãnh đạo, đồng nghiệp, người thân và bạn bè, công chúng, hay nhân viên Phòng 610, các sĩ quan công an, cảnh sát, thẩm phán, quản lý trại tù, những người khác cùng bị giam trong tù v.v., đều sẽ tin lời tôi nói, và họ không còn gì để nói nữa”.

Một học viên Pháp Luân Công ở Bắc Kinh đã chia sẻ như vậy khi nhớ lại câu chuyện về Nhà sáng lập Pháp Luân Công – Đại sư Lý Hồng Chí.

Vị học viên này nói rằng việc tận mắt chứng kiến ​​những lời nói và việc làm của Đại sư Lý Hồng Chí đã thay đổi quan niệm của ông kể từ đó, và đắc được Pháp Luân Đại Pháp là điều may mắn nhất trong cuộc đời ông.

Học viên Pháp Luân Công ở Bắc Kinh: Trong những năm đó, tôi đã may mắn được gặp Sư phụ nhiều lần

Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1993. Tôi đã may mắn được gặp Sư Phụ của chúng tôi nhiều lần. Tôi đã không thể tĩnh tâm lại trong một thời gian dài mỗi khi nhớ lại. Những khoảnh khắc quý giá khi đó luôn hiển hiện rõ ràng trước mắt tôi mỗi khi hồi tưởng lại, khiến tôi xúc động vô cùng.

Vào tháng 8/1993, tôi đã vinh dự được tham gia lớp học Pháp Luân Công kỳ thứ 12 ở Bắc Kinh, được tổ chức tại Thính phòng của Học viện 2 thuộc Bộ Khoa học Hàng không vũ trụ; tham dự khóa giảng Pháp lần thứ 2 ở Thiên Tân tại Thính phòng 1 tháng 8 vào tháng 3 năm 1994; tham gia khóa học lần thứ 5 ở Quảng Châu được tổ chức tại sân vận động Quảng Châu và một số cuộc họp báo cáo và hội tư vấn tháng 12/1994; tham gia triển lãm Hội Sức khỏe Đông Phương ở Bắc Kinh được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế vào năm 1993 và năm 1995; tham dự buổi lễ phát hành cuốn “Chuyển Pháp Luân” được tổ chức tại Hội trường của Bộ Công an ở Bắc Kinh vào tháng Giêng, và hội nghị chuyên đề dành cho các dịch giả được tổ chức tại nhà của một học viên ở Bắc Kinh vào ngày 27/10/1997.

Những điều đó giờ đây đã trở thành những kỉ niệm vô cùng hạnh phúc và đẹp đẽ, cùng với những câu chuyện được nghe kể, thực sự có quá nhiều điều để viết ra, tôi nghĩ mọi người đã viết nhiều lần và sẽ không nhắc lại nữa, sau đây là những trải nghiệm của tôi.

Phong thái của bậc Giác Giả

Sư phụ không bao giờ dùng bản thảo để giảng Pháp, Ngài chỉ thỉnh thoảng lấy trong túi ra một tờ giấy nhỏ để xem, Ngài giảng một cách rõ ràng, từ đơn giản đến thâm sâu. Theo cách đó, Ngài đã truyền Pháp lý bác đại tinh thâm cho người bình thường, từ đó về sau thân thể những người này đã phát sinh biến hóa to lớn.

Sư phụ kiên nhẫn và tận tâm trả lời tất cả các loại câu hỏi của học viên, bất kể trong giờ giải lao, hỏi đáp sau giờ học hay tư vấn đặc biệt, Sư phụ không bao giờ mệt mỏi khi trả lời hàng trăm câu hỏi của học viên. Để giúp nhiều người đắc Pháp hơn, Sư phụ thường tận dụng tối đa thời gian nghỉ ngơi của mình, hoặc sử dụng thời gian trống giữa các tiết học để giảng thêm, tổ chức thêm các lớp học và các buổi thuyết giảng.

Sư phụ có thể giảng thấu hết thảy các Pháp lý của vũ trụ, có thể gieo từng chữ vào lòng người, khiến học viên cảm thấy Sư phụ giống như một người cha yêu thương, ai nấy đều tin phục.

Không chỉ vậy, Sư phụ còn đích thân thực hành từng việc nhỏ, tự mình làm gương cho học viên, dạy chúng tôi cách làm người tốt và bảo chúng tôi phải nghĩ cho người khác trên mọi phương diện.

Tôi nhớ rằng đôi khi mọi người ngồi không đúng, nhiều người có thói quen giành chỗ ngồi tốt để nhìn Sư phụ rõ hơn, Sư phụ đã từ bi phê bình cách làm này và nói với mọi người rằng một người tu luyện nên làm gì để khác với người thường, như thế mới là trạng thái tu luyện.

Dưới sự hướng dẫn của Sư phụ, không bao giờ xảy ra tình trạng tranh giành chỗ ngồi trong các lớp học Đại Pháp, mà các học viên cũ thậm chí còn chủ động nhường ghế và vé cho học viên mới. Hành vi này xuất phát từ nội tâm, rất tự nhiên và thuần khiết.

Các học viên cũ cũng theo chỉ dẫn của Sư Phụ hướng dẫn các học viên mới dọn rác và thu dọn địa điểm trước khi ra về sau mỗi buổi học hoặc buổi họp. Dù có nhân viên phục vụ nhưng đây đã trở thành hành động có ý thức của các học viên cũ.

Sau đó, không ai hút thuốc, không ai khạc nhổ, không ai gây ồn ào, và không ai xả rác trong địa điểm học Đại Pháp. Mọi người giúp đỡ lẫn nhau một cách văn minh, toàn bộ hội trường tạo thành một khung cảnh vô cùng yên bình, Sư phụ vừa bắt đầu giảng bài, khán giả lập tức im lặng, không cần phải duy trì trật tự, đây là điều chưa từng có ở bất kỳ nơi nào khác trong xã hội Trung Quốc ngày nay. Đây là trường của Đại Pháp, có thể quy chính lại tất cả những điều bất chính, giải thể và trấn áp mọi tư tưởng xấu và thói quen xấu của con người.

Chính vì thế, sau ngày 25/4/1999, “Phẩm chất Pháp Luân Công” đã nổi tiếng trong cộng đồng quốc tế – Huyền thoại hàng ngàn người kháng nghị ôn hòa trong một ngày, trên đường phố không có một mảnh giấy, mẩu tàn thuốc lá, là điều không có gì đáng ngạc nhiên.

Trong mỗi bài giảng, Sư phụ thường suy xét đến việc mọi người có thể nhìn và nghe rõ hay không, và thường đứng lên phát biểu khi điều kiện không tốt. Tại Hội triển lãm, Sư phụ thường đứng trả lời các câu hỏi và giải thích Pháp, Ngài đứng đó một hoặc hai giờ, đôi khi là nửa ngày. Khi được các học viên kéo tới bắt tay, ký tên và chụp ảnh, Ngài luôn đáp ứng các yêu cầu.

Tôi thường thấy những người khỏi bệnh đến bày tỏ lòng biết ơn đối với Sư phụ, lúc này Sư phụ rất khiêm tốn, không nhận bất kỳ món quà nào mà chỉ khuyến khích họ quay lại học Pháp luyện công.

Trong lớp, khi mọi người đang học động tác, Sư phụ không hề nghỉ ngơi mà đi khắp khán phòng, tôi đã tận mắt chứng kiến ​​Sư phụ đi vòng quanh lối đi, đi qua từng khu vực, nếu có tầng trên, Ngài cũng sẽ đi đến, nghiêm túc chấn chỉnh động tác của học viên. Sư phụ cũng thường chạm vào trán của học viên nhỏ tuổi trước sân khấu để giúp các em điều chỉnh thân thể.

Sự uy nghiêm của Đại Pháp

Sự tử tế và tốt bụng của Sư phụ khiến các học viên không hề lo lắng khi đứng trước mặt Ngài mà cảm thấy rất thân quen và thoải mái. Nhưng nếu bất cứ ai cản trở Sư phụ truyền Pháp, Ngài sẽ không khách khí. Chúng tôi đều có thể cảm nhận được điều này trong đoạn ghi âm và quay video.

Tôi đã từng chứng kiến can nhiễu trong khóa học thứ 12 ở Bắc Kinh, lúc đó âm thanh của loa bị nhiễu và tạo ra những tiếng động bất thường, ánh đèn sân khấu nhấp nháy, giọng điệu và vẻ mặt của Sư phụ rất nghiêm khắc khi nói chuyện với phòng máy tính phía trên.

Lúc đó chúng tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra, và chúng tôi hoàn toàn không hiểu những gì Sư phụ đã làm. Sau đó, tại một cuộc họp báo cáo được tổ chức ở giữa khóa học thứ 2 tở Thiên Tân, Sư phụ đã kể câu chuyện về xà tinh gây rối, trong thời gian đó Sư phụ đã nói về sự việc này ở Bắc Kinh, lúc đó chúng tôi mới chợt hiểu ra.

Sư phụ cũng từng nói đùa rằng, không chừng sau này nếu muốn học công phải đi máy bay để ra nước ngoài học, sẽ “xuất khẩu” công ra nước ngoài. Bây giờ tất cả đều đã ứng nghiệm cả rồi.

Vào thời điểm đó, không ít học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã thấy khi Sư phụ Lý Hồng Chí đang giảng bài, có Phật A Di Đà, Lão Tử ở hai bên khán đài và Bát Đại Kim Cương Hộ Pháp. Trước khán đài có rất nhiều Phật, Đạo, Thần đang quỳ, và trong toàn khán phòng đầy những sinh mệnh từ không gian khác đang nghe Pháp, Thiên binh Thiên tướng canh giữ hai bên cửa và hai bên hàng ghế.

Sư phụ nói rằng ở các không gian khác không ai dám ngồi nghe Pháp, chỉ có chúng tôi mới ngồi nghe Pháp. Chỉ trong các bài giảng sau này của Sư phụ, Ngài mới nói về lý do tại sao Ngài trân quý các đệ tử Đại Pháp đến vậy, đáng buồn là chúng ta trong mê mà không biết trân quý bản thân, những người đã đắc được Đại Pháp nhưng trong cuộc bức hại do ĐCSTQ phát động mà đã không vượt qua, đã đánh mất Đại Pháp quý giá như vậy.

Lúc đó tôi không hiểu cũng không nhìn thấy gì, giống như đang nghe kể chuyện, nhưng tôi cảm nhận được toàn hội trường trang nghiêm phi thường, một bầu không khí trang trọng và thần thánh, khung cảnh này vẫn còn in đậm trong tâm trí tôi.

Trong mỗi buổi học, Sư phụ nghiêm khắc yêu cầu mọi người không được đến lớp muộn, để không bỏ sót một từ nào và không ảnh hưởng đến việc nghe giảng của những người khác. Bây giờ chúng tôi mới hiểu được tầm quan trọng của việc tập trung nghe giảng.

Sư phụ đi tàu điện ngầm để giảng Pháp

Sau giờ học vào ngày thứ hai của khóa học thứ 12 ở Bắc Kinh, khi tôi và đứa con gái 6 tuổi đang đợi tàu về nhà tại ga tàu điện ngầm Ngũ Khỏa Tùng, chúng tôi tình cờ thấy Sư phụ và một số học viên vừa trò chuyện vừa đi về phía chúng tôi. Tôi vui vẻ tiến lên chào Sư phụ, Sư phụ chào lại và hỏi tôi dạo này thế nào, nghe giảng đã hiểu chưa, v.v., rồi tiếp tục trò chuyện với các học viên.

Một học viên bảo tôi tránh vây quanh Sư phụ, và mọi người đều rất tự giác. Tôi hỏi: Tại sao Sư phụ cũng đi tàu điện ngầm? Anh ấy nói: Sư phụ ở xa, sợ phiền đến học viên nên hàng ngày Ngài đi tàu điện ngầm đến lớp một mình, hôm nay anh ấy cũng tình cờ đi cùng đường với Sư phụ.

Sau khi lên tàu, tôi không thể gặp Sư phụ vì tôi không đi cùng cửa với Sư phụ. Sau một vài trạm, có ít người trong toa hơn, và tôi đột nhiên nhìn thấy Sư phụ đang ngồi cách tôi không xa, Ngài vô cùng từ bi và an hòa.

Cho đến bây giờ trong tâm trí của tôi vẫn in đậm hình ảnh của một người cha yêu thương. Lúc đó cao hứng quên mất lời dặn của người học viên đó, tôi kéo con gái tôi lại gần Sư phụ và hỏi Sư phụ: Con gái con nhỏ như vậy có hiểu được Pháp không? Sư phụ ra hiệu đừng quấy rầy Thầy, vì vậy tôi lùi lại hai bước và đứng đó.

Sư phụ cúi đầu nhắm mắt lại, một lúc sau đột nhiên vẫy tay với chúng tôi, tôi chưa kịp phản ứng thì Sư phụ đã kéo con gái tôi lại ôm vào lòng, vừa xoa vào trán đứa trẻ vừa trò chuyện với nó. Con gái tôi ngồi trong lòng Sư phụ cười đáp, hai chân vẫn đung đưa, thỉnh thoảng lại nhìn tôi, một dáng điệu tự nhiên không hề lạ lẫm.

Khi tàu đến ga Phục Hưng Môn, chúng tôi xuống tàu, vì chuyển tuyến khác nên chúng tôi tạm biệt Sư phụ và rời đi. Kể từ đó trở đi, con gái tôi ngày nào cũng không ăn cơm, giục tôi đi sớm, nói rằng Sư phụ không muốn chúng tôi đến muộn.

Con gái tôi là đứa thường không ngồi yên, nhưng lại ngoan ngoãn cùng tôi trong lớp nghe giảng và còn cầm cuốn sách “Pháp Luân Công Trung Quốc” đọc trôi chảy sau khi mở một trang ngẫu nhiên. Đứa trẻ cũng thích ngắm nhìn chân dung của Sư phụ trong sách.

Không ngờ đến ngày thứ ba chúng tôi đến lớp, tình cờ gặp được Sư phụ đang đi một mình ở lối ra tàu điện ngầm, tôi vừa gọi Sư phụ, Sư phụ lập tức ra hiệu đừng làm phiền.

Sau đó khi giảng bài, Sư Phụ nói với chúng tôi rằng Ngài không chỉ phục hồi sức khỏe cho các học viên trong khi giảng, mà còn bắt đầu giúp các học viên thanh lý thân thể khi Ngài nhìn vào bức ảnh đăng ký của học viên, 24 giờ một ngày, trong suốt khóa học không ngừng thanh lý các không gian khác cho các học viên, đến sau khi kết thúc khóa học các học viên viết trong tâm đắc thể hội rằng Sư phụ vẫn điều chỉnh thân thể cho mình.

Bởi vì khối lượng công việc lớn, thời gian truyền Pháp có hạn nên Ngài không muốn mọi người can nhiễu, mong mọi người thông cảm.

Sự việc này đã làm tôi phấn khích trong một thời gian dài và tôi không thể diễn tả cảm giác đó. Điều khiến tôi hạnh phúc là tôi có thể có một cuộc gặp gỡ hiếm có như vậy với Sư phụ, nhưng điều khiến tôi buồn là chúng tôi không thể đem đến cho Sư phụ những điều kiện tốt hơn.

Đặc biệt là trong tiết trời oi bức của tháng 8 ở Bắc Kinh, Sư phụ của chúng tôi vì cứu độ chúng tôi mà không quản vất vả, ngày nào cũng tự mình bắt tàu điện ngầm đến lớp, và phải đi bộ một quãng đường dài dưới cái nắng như thiêu như đốt, vậy mà Sư phụ trên đường đi vẫn còn tận dụng từng phút mà làm rất nhiều điều cho học viên. Chúng ta phải biết rằng nhiều khí công sư bình thường vào thời điểm đó đều được đưa đón bằng ô-tô, tôi nghĩ chỉ có Sư phụ của chúng tôi là khác biệt như vậy.

Đây là Sư phụ thực sự mà tôi đã thấy, người luôn quan tâm đến học viên của mình, điều này thực sự khiến tôi cảm động.

Ánh mắt của Sư phụ

Điều tôi sẽ không bao giờ quên là ánh mắt của Sư Phụ. Khi giảng Pháp, ánh mắt của Sư phụ trầm lắng và nghiêm nghị, khi giao tiếp với học viên thì thân thiết và tự nhiên, khi giải đáp các câu hỏi của học viên thì hòa ái và dễ gần. Dù sao đi nữa, đã nhiều năm như vậy, tôi không thể diễn tả được ánh mắt của Sư phụ, giống như nam châm thu hút tôi.

Khi tôi có cơ hội được ở bên cạnh Sư phụ tại Hội Sức khỏe Đông phương, tôi không thể rời mắt khỏi khuôn mặt ân cần và từ bi của Sư phụ trong 1-2 giờ đồng hồ. Điều này diễn ra mỗi khi tôi gặp Sư phụ, và tôi không bao giờ cảm thấy đủ, như thể tôi đã biết Ngài từ lâu lắm rồi, tôi không hề thấy xa lạ. Đôi mắt của Sư phụ khác với bất kỳ ai mà tôi từng thấy trong đời, cũng không thể so sánh được và không thể diễn tả được.

Sư phụ dường như có thể nhìn thấu chúng ta trong nháy mắt, khi đứng trước mặt Sư phụ tôi cảm thấy mình như một đứa trẻ, tâm trí tôi rất trong sạch và không có gì khác, và tôi thường không nói được lời nào.

Sư phụ lúc đó trông còn rất trẻ, tóc đen dày, làn da cực kỳ mềm mại, không có nếp nhăn, giống như da em bé. Bàn tay của Sư phụ rộng và mềm mại, cầm vào có cảm giác như được che chở, cảm giác vững chắc và ấm áp, rất khó quên, tôi đã từng nghe nói về điều này trước khi bắt tay với Sư phụ.

Vì tôi bằng tuổi Sư phụ nên tôi thấy lạ thường và có ấn tượng sâu đậm về hình ảnh của Ngài. Sau khi biết Sư phụ, tôi chỉ cảm thấy rằng mình đã trải qua bốn mươi năm vô ích.

Chính Sư phụ đã ban cho tôi một cuộc đời mới, trong suốt những khó khăn hoạn nạn sau đó, ánh mắt của Sư phụ luôn ở trong tâm trí tôi, cùng tôi vượt qua hết khảo nghiệm này đến khảo nghiệm khác, khiến tôi vững tin, không tin vào những lời tà ác, không bao giờ từ bỏ, những câu chuyện về Sư phụ trở thành những ký ức tốt đẹp vĩnh cửu của tôi.

Sư phụ không lấy tiền của tôi

Vào năm 1999, khi ĐCSTQ vu khống Sư phụ, một trong những cái gọi là ‘tội trạng’ mà họ thêu dệt lên là Sư phụ vơ vét tiền, điều này đã lừa dối rất nhiều người không biết sự thật. Nhưng các học viên Pháp Luân Công chúng tôi đều biết rằng sự thật hoàn toàn ngược lại. Dưới đây là một vài điều mà tôi biết.

Trong lớp học ở Quảng Châu, mọi người đều biết rằng Sư phụ luôn ăn mì gói để tiết kiệm tiền trong khi đi giảng Pháp ở nhiều nơi. Khi các học viên mời Sư phụ ăn, Sư phụ chỉ ăn một món trước mặt mình, và không nhìn những món khác và Ngài ăn rất ít.

Năm 1995, Sư phụ ngừng giảng Pháp ở Trung Quốc, Tôi nghe nói là Sư phụ đã ra nước ngoài giảng Pháp. Tôi nghĩ, thế thì sẽ rất tốn kém. Vợ chồng tôi lúc đó đã gửi số đô-la Mỹ mà chúng tôi có sẵn ở nhà cho trạm trưởng để nhờ ông ấy chuyển tặng Sư phụ, chúng tôi giữ cũng không dùng làm gì, thà để Sư phụ dùng để đi giảng Pháp còn có thể có ích lợi.

Không ngờ vài ngày sau, số tiền được hoàn lại, trạm trưởng nói rằng Sư phụ không nhận tiền, bảo chúng tôi đừng lo lắng, Sư phụ có biện pháp khác. Sau đó, khi nhiều học viên muốn quyên góp tiền, Sư phụ đã nhiều lần nói trong các buổi giảng Pháp rằng không nhận tiền của cá nhân cũng như tiền của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, các trạm phụ đạo của chúng tôi cũng không được phép tồn trữ tiền, và điều này đã trở thành một “kỷ luật”.

Năm đó khi các học viên mua hộ sách Đại Pháp cho nhau, họ luôn tính phí theo giá mua, đôi khi giá mua sách lậu rẻ hơn giá niêm yết, thậm chí là một nhân dân tệ, chúng tôi sẽ trả lại theo yêu cầu của Sư phụ. Tất cả phí tổn đều do học viên phục vụ tự bỏ tiền túi chi trả, phụ đạo viên sẽ gánh chịu khó khăn của học viên, đây là việc ai nấy đều làm.

Đôi khi người qua đường mua sách từ điểm luyện công, họ trả chúng tôi tiền theo giá niêm yết, nhưng chúng tôi lại tính tiền theo giá mua, nhiều người không hiểu, lúc này chúng tôi sẽ nói rằng Sư phụ không cho chúng tôi tính thêm một xu. Thường thì người qua đường sẽ khen ngợi Sư phụ của chúng tôi.

Khi lớp học được tổ chức, học phí của các học viên cũ được giảm một nửa, có người đã đóng đủ mà không biết và được hoàn trả lại toàn bộ. Năm đó, khi tôi làm băng video, tôi cũng đã sử dụng tiền bản quyền của Sư phụ để làm.

Sư phụ quyên góp cho Tổ chức Dũng cảm vì Chính nghĩa

Khi đó, Sư phụ đã lấy tiền từ quỹ hạn chế của mình để quyên góp cho Tổ chức Dũng cảm vì Chính nghĩa, và mọi người đều rất cảm động. Vì có nhiều lời bàn tán về cuộc sống thanh đạm của Sư phụ nên có rất nhiều học viên cũ không biết chuyện này, còn chúng tôi thì đã được tận mắt chứng kiến. Vì vậy, mọi người lần lượt hưởng ứng, nhiều người ngay tại chỗ đã đặt thành tâm của mình vào thùng quyên góp.

Lúc đó, tôi tự hỏi tại sao Sư phụ chỉ quyên góp cho Tổ chức Dũng cảm vì Chính nghĩa? Có phải vì hành động dũng cảm vì chính nghĩa là sự hy sinh bản thân thực sự cho người khác? Bây giờ tôi mới hiểu rằng các đệ tử Đại Pháp, trong đại nạn chính tà giao tranh, đã không quản sinh-tử, thậm chí không e ngại việc hiểu sai [về Pháp Luân Công] của đại đa số người dân [Trung Quốc].

“Đa niên như nhất nhật”, thời gian có bao lâu cũng không thay đổi được lòng kiên định, người sau tiếp người trước mà hướng đến người dân Trung Quốc để giải thích sự thật, hành động tự phát nhưng lại có tính tập thể.

Sư phụ chăm sóc đệ tử

Vì chúng ta bị mê quá lâu trong nhân thế, quen suy nghĩ theo lối người thường, nên trong quá trình tu luyện làm được tốt hay làm chưa tốt chúng ta thường không ngộ ra.

Sư phụ vĩ đại luôn ở bên cạnh chúng ta, dõi theo chúng ta như một người cha yêu thương, dùng tất cả những người và những sự việc xung quanh chúng ta để điểm hóa cho chúng ta, khuyến khích chúng ta khi chúng ta làm đúng, nhắc nhở chúng ta khi chúng ta làm sai, nâng chúng ta lên khi chúng ta vấp ngã, ngay cả khi chúng ta phạm phải những tội lỗi lớn Ngài cũng không bỏ rơi ai, và điều này từng bước dẫn chúng ta đi đến hôm nay. Tôi cảm thấy mình rất may mắn và tự hào, thực sự tự hào.

Câu nói “Tôi đã gặp Sư phụ” cũng đủ để khiến tất cả những lời dối trá không đúng sự thật khác phải tan biến! Sư phụ từ bi đã thay đổi quan niệm, cuộc đời và mọi thứ trên thế giới của tôi kể từ đó. Đắc được Phật Pháp vĩ đại là điều may mắn nhất và là bước ngoặt quan trọng nhất trong cuộc đời tôi. Đại Pháp từ lâu đã hòa tan vào từng tế bào trên cơ thể tôi và trở thành toàn bộ cuộc đời tôi.

Tôi đã nhận được hồng ân của Sư phụ trong gần 20 năm, và tôi cũng chỉ ghi lại được một chút như trên. Khi viết bài viết này, tôi có thể cảm nhận được mình đang đắm mình trong một loại hạnh phúc, cảm động, mỹ lệ và lòng từ bi vô lượng dưới sự gia trì của Phật ân. Các đệ tử Đại Pháp đang thực hành lời thệ ước tiền sử của họ với thân người và Thần niệm, tạo nên sự chói lọi vĩ đại nhất trong lịch sử. Đó thực sự là một vinh dự cho tôi khi là một phần tử trong đó.

(Còn tiếp)

Theo The Epoch Times

Lý Ngọc biên dịch

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x