Bài viết của Lưu Nhất Thuần
[MINH HUỆ 10-05-2021] “Tiên truyện thập di” có ghi chép, mùa xuân năm Diên Hòa thứ 3 đời Hán, Hán Vũ Đế giá lâm An Định. Quốc vương nước Nguyệt Chi ở Tây Vực ngưỡng mộ văn hóa Đạo gia Trung Nguyên, dành thời gian 13 năm lặn lội đường xa, cưỡi ngựa vượt sa mạc, trải qua vô số gian nan hiểm trở, tìm được 2 báu vật “hương sống lại”, và mãnh thú trừ các loại yêu ma quỷ quái. Quốc vương nước Nguyệt Chi sai sứ giả tiến cống cho Hán Vũ Đế 2 báu vật này. Hán Vũ Đế cho rằng, “hương sống lại” không phải là vật quý, liền giao cho ngoại khố, còn mãnh thú thì giao cho vườn thượng uyển. Hổ trong vườn thượng uyển trông thấy mãnh thú đều sợ hãi tụ lại một nơi, không dám động đậy. Ngày hôm sau, cả sứ giả và mãnh thú đều biến mất.Đến năm Thủy Nguyên thứ nhất, kinh thành xảy ra dịch bệnh lớn, người chết vì dịch bệnh chiếm quá nửa số dân. Hán Vũ Đế lấy Thần hương mà nước Nguyệt Chi dâng đem ra đốt ở trong thành. Không ngờ, những người chết mà chưa quá 3 ngày đều sống lại. Hơn nữa, mùi hương qua 3 tháng vẫn chưa tan. Hán Vũ Đế lúc này mới tin Thần hương chính là báu vật hiếm có, bèn đem chỗ hương còn lại cất giữ trong một chiếc hộp. Một ngày nọ, ông mở hộp ra xem, Thần hương không biết tại sao biến mất. Hán Vũ Đế tỉnh ngộ: Thì ra đó thực sự là báu vật mà Thần linh ban cho.
Có lúc con người sẽ bỏ lỡ những thứ quý báu nhất bên mình, nhưng lại có người có thể ngộ Đạo, trở thành người may mắn.
Một cuộc bán đấu giá đặc biệt
Xưa kia có một người tiết kiệm ăn mặc để mua những bức tranh mà mình yêu thích, đã sưu tầm được rất nhiều tác phẩm của các danh họa. Một năm nọ, quốc gia này bị cuốn vào một cuộc chiến tranh, người con trai duy nhất của ông đi lính tham gia chiến đấu. Không lâu sau, người cha này nhận được tin con trai hy sinh trên chiến trường: Con trai ông vốn đã rút về khu vực an toàn, vì cứu chiến hữu bị thương, anh xông ra quay trở lại cõng chiến hữu, từng người từng người về khu an toàn. Đúng lúc anh đang cõng một chiến hữu cuối cùng thì một viên đạn đã bắn trúng anh…
Lễ Giáng sinh đầu tiên sau khi người con trai chết, chuông cửa nhà vang lên. Người cha mở cửa nhìn, thấy một thanh niên. Người thanh niên nói với người cha này rằng: “Thưa bác, có thể bác không biết cháu. Cháu chính là người thương binh được con trai bác cõng lúc hy sinh.”
Người thanh niên mắt đỏ hoe nói: “Cháu rất nghèo, không có thứ gì đáng giá. Cháu nhớ rằng con trai bác nói bác yêu thích nghệ thuật. Cháu tuy không phải là nghệ sỹ, nhưng để cảm tạ ân cứu mạng của con trai bác, cháu đã vẽ một bức tranh chân dung anh ấy, hy vọng bác nhận lấy.”
Người cha nhận gói đồ, mở ra từng tầng từng tầng, hai tay nâng bức tranh chân dung mà người thanh niên vẽ, tháo bức tranh trên tường bên lò sưởi xuống và treo chân dung con trai lên. Người cha nước mắt giàn giụa nói với người thanh niên rằng: “Cháu à, đây là bức tranh quý giá nhất của bác. Đối với bác, nó giá trị hơn bất kỳ bức tranh nào mà bác đã sưu tầm được trong những năm qua.”
Một năm sau, người cha này qua đời, tất cả những bức tranh sưu tầm của ông được bán đấu giá vào dịp Lễ Giáng sinh năm đó. Bức tranh đấu giá đầu tiên chính là bức tranh chân dung con trai ông, chứ không phải những tác phẩm của những danh họa mà mọi người mong đợi. Mọi người yêu cầu người bán đấu giá trực tiếp những bức danh họa. Người bán đấu giá nói: “Phải trước tiên bán đấu giá bức tranh chân dung này, sau đó mới có thể tiếp tục được.”
Lúc này, một cụ già đứng lên nói: “Thưa ngài, 10 đô la có được không ạ? Đây là toàn bộ số tiền mà tôi có trên người. Tôi biết cậu bé này, cậu ấy hy sinh vì bảo vệ chiến hữu.”
Người bán đấu giá nói: “Được”. Sau đó người bán đấu giá đi vào “chủ đề chính” mà mọi người đang mong đợi, ông nói: “Một lần nữa cảm ơn các vị đã đến dự. Buổi đấu giá hôm nay kết thúc ở đây.”
Tất cả những người bên dưới đều kinh ngạc ngây người, các tác phẩm chính vẫn chưa bán bức nào, sao lại kết thúc?
Người bán đấu giá nghiêm trang nói: “Theo di chúc của người cha này, ai mua bức tranh chân dung con trai ông thì người đó được sở hữu tất cả những bức tranh mà ông sưu tầm… Đó chính là giá sàn.”
Trong khi những nhà sưu tầm tranh nhau mua những bức tranh của các danh họa, họ không ngờ rằng, bức tranh chân dung mà ông lão dùng 10 đô la để đổi lấy kia mới là bức tranh đắt giá nhất trong tất cả những bức tranh đấu giá.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/5/10/424337.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/14/194085.html
Đăng ngày 26-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.
Nguồn: Minh Huệ
Link bài viết: https://vn.minghui.org/news/216985-bau-vat.html
- Xem thêm:
- Văn hóa Thần truyền: Khải thị nhiều thiên tai trong những năm cuối của triều đại
- Văn hóa Thần truyền: Trời bảo hộ chúng sinh, Thần giúp người thiện lương
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!