Có phải tổ tiên của chúng ta đến từ các ngôi sao trong không gian Vũ trụ?

Không gian vũ trụ
Cảnh tượng về Dải Ngân Hà chắc chắn đã làm choáng ngợp tổ tiên của chúng ta, và cũng khiến chúng ta có cảm giác tương tự. (Ảnh: Pixabay)

Chúng ta vẫn thường hay hỏi không gian vũ trụ là ở đâu? Chúng ta sẽ đi về đâu? Chúng ta ở đây để làm gì? Có phải Trái đất là nơi duy nhất trong Vũ trụ có tồn tại sự sống? Đây có lẽ là những câu hỏi đầu tiên và mang tính triết học căn bản nhất của loài người.

Theo những mẩu bằng chứng mà chúng ta lượm lặt được trong những tàn tích còn sót lại của văn hóa truyền thống và các bức bích họa trong động đá thì đáp án cho câu hỏi thứ nhất: “chúng ta từ đâu tới?” luôn chỉ về phía bầu trời. Cảnh tượng về Dải Ngân Hà chắc chắn đã làm choáng ngợp tổ tiên của chúng ta, và cũng khiến chúng ta có cảm giác tương tự.

Sự choáng ngợp này đem đến sự kính sợ, cảm giác kính sợ này có thể trực tiếp dẫn đến quan niệm về thần Mặt trời và các vị thần khác. Tất cả họ đều ở trên trời hay còn gọi là Thiên đàng. Loài người vẫn là những sinh vật yếu đuối mang ơn và phụ thuộc vào sức mạnh vô tận của vũ trụ.

Tất cả những tai họa của thiên nhiên – hạn hán, lũ lụt, gió bão, động đất – chỉ để nói rằng loài người phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Họ cần các vị Thần trên thiên đàng để có được tâm lý thoải mái, an ủi và an toàn vượt qua cuộc hành trình cuộc đời.

Sự quỵ lụy của con người với tự nhiên

Trong nghệ thuật, người ta đã tìm thấy những bức bích họa cổ xưa trong hang động cho đến thời hiện đại thể hiện về sự quỵ lụy của con người với tự nhiên. Bức tranh của Paul Gauguin năm 1897 với tiêu đề “Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta sẽ đi về đâu?” đã nói lên tất cả. Có những câu hỏi tương tự ngay cả trong thời đại ngày nay mà chúng ta vẫn tiếp tục đặt ra.

không gian vũ trụ
Bức tranh của Paul Gauguin năm 1897 với tiêu đề ‘Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta sẽ đi về đâu?’ (Ảnh: Wikipedia )

Những tiến bộ trong công nghệ đã chế ngự một số hiện tượng khắc nghiệt nhất của tự nhiên. Nền văn minh luôn phát triển về phía trước, và tổ tiên của chúng ta bắt đầu cảm thấy họ ngày càng kiểm soát được vận mệnh của mình. Sự kiểm soát này chuyển từ tư duy vũ trụ luôn thay đổi thất thường, đến nhìn nhận Trái đất là cố định, không đổi, vĩnh cửu và phần lớn nằm dưới sự kiểm soát của con người.

Tuy nhiên, bây giờ chúng ta nhận ra, hoặc ít nhất là chúng ta cần nhận ra, rằng toàn bộ di sản di truyền của chúng ta (ngoại trừ vài chỉnh sửa nhỏ) đều đến từ vũ trụ rộng lớn bên ngoài. Trái đất, nơi mà trên đó bản thiết kế của muôn loài được kết hợp thành một quần thể vĩ đại các loài khác nhau, chỉ là một địa điểm tạo dựng sự sống.

Khắp vũ trụ có vô số địa điểm tạo dựng khác, ít nhiều giống Trái đất, mà trên đó đã xảy ra quá trình tương tự. Vì vậy, chúng ta phải thực sự khiêm tốn mà nhận ra rằng loài người, cũng như nhiều loài khác, chỉ là một trong rất nhiều sự sống tồn tại trong vũ trụ bao la. Chúng ta không độc nhất vô nhị và quan trọng như chúng ta vẫn nghĩ.

Tìm kiếm sự sống trong vũ trụ

Một trong những lĩnh vực thú vị nhất của thiên văn học hiện đại là tìm kiếm các hành tinh quay quanh các ngôi sao xa xôi mà tồn tại sự sống và ít nhiều giống với Trái đất. Nhiều nghiên cứu hiện đang tiến hành thiết lập các kính viễn vọng trên trục quỹ đạo quay quanh Trái đất để tìm kiếm các hành tinh như vậy. Hiện tại, số lượng các hành tinh giống Trái đất ước tính lên tới hơn một trăm tỷ trong thiên hà của chúng ta. Trung bình có khoảng một Trái đất cho mỗi ngôi sao giống mặt trời.

Ta có thể suy ra khoảng cách trung bình giữa hai hành tinh giống Trái đất chỉ là bốn năm ánh sáng. Khoảng cách cực kỳ ngắn này theo thuật ngữ vũ trụ rõ ràng ngụ ý rằng việc trao đổi vi khuẩn và vi-rút giữa các hành tinh như vậy không chỉ có khả năng xảy ra, mà là không thể tránh khỏi. Các nhà thiên văn học gần đây đã phát hiện bằng chứng cho một hành tinh đất đá giống như Trái đất đang quay quanh ngôi sao lân cận gần nhất của chúng ta, Proxima Centauri.

Ngôi sao này chỉ cách Trái đất theo khoảng 3,1 năm ánh sáng. Vật chất sống dạng vi khuẩn và vi-rút đã đến Trái đất trên bốn tỷ năm về trước chắc chắn cũng đã đến hành tinh xung quanh Proxima Centauri. Sự sống rất giống với sự sống trên Trái đất có lẽ đã phát triển mạnh ở đó.

không gian vũ trụ
Hai điểm sáng là hệ Alpha Centauri (trái) và Beta Centauri (phải). Ngôi sao đỏ mờ ở trung tâm của vòng tròn đỏ là Proxima Centauri (Ảnh: Wikipedia)

Các kính viễn vọng nhìn lên bầu trời

Bằng chứng về loài vi khuẩn cổ xưa nhất trên Trái đất gần đây đã được phát hiện gần đây có dạng các hạt carbon bị mắc kẹt trong tinh thể của khoáng chất zircon và lắng trong trầm tích hình thành từ 4,1 đến 4,2 tỷ năm trước trong thời kỳ được gọi là kỷ nguyên Liên đại Hỏa thành (Hadean). Vào thời điểm đó, Trái đất đang bị các sao chổi bắn phá không ngừng, chính những sao chổi đó đã mang nước để tạo thành các đại dương của Trái đất.

Ta có lý khi suy ra rằng vẫn các sao chổi đó đã mang lại sự sống đầu tiên cho hành tinh của chúng ta dưới dạng vi khuẩn và vi-rút. Về sau, sự bổ sung virus từ sao chổi đã mở rộng bộ gen của sự sống đang tiến hóa trên Trái đất.

không gian vũ trụ
Các gen vi khuẩn và virus được chuyển đến Trái đất liên tục được thêm vào bộ gen của các dạng sống đang tiến hóa. (Ảnh: Pixabay)

Bây giờ chúng ta biết rằng tác động của các tiểu hành tinh và sao chổi lên các hành tinh có sự sống không chỉ gây ra sự tuyệt chủng của loài (ví dụ, sự tuyệt chủng của khủng long trên Trái đất sáu mươi lăm triệu năm trước) mà còn có thể làm văng trở lại vũ trụ vật chất sống (ở dạng bụi và thiên thạch) và chúng có thể đến các hành tinh lân cận.

Với tất cả những gì đã xảy ra, rõ ràng là sự sống không thể được coi là độc nhất hoặc chỉ giới hạn ở Trái đất. Có sự sống trên Trái đất suy ra có sự sống ở mọi nơi. Do đó, toàn bộ thiên hà, hệ Ngân hà của chúng ta, có thể được coi là một sinh quyển khổng lồ.

Cho nên sự sống của tất cả các loại và hình thức được biết đến trên Trái đất, từ vi khuẩn đến thực vật, động vật và thậm chí cả loài có trí thông minh đều hiện hữu khắp nơi. Điều này hiện nay không chỉ là một lý thuyết mà là một thực tế không thể chối cãi.

không gian vũ trụ
Ảnh minh họa sự tuyệt chủng của khủng long. (Ảnh: Pixabay)

Việc chứng minh về nguồn gốc vũ trụ của chúng ta

Nếu có một khám phá duy nhất đóng vai trò bước ngoặt trong hành trình chứng minh nguồn gốc vũ trụ của chúng ta, thì đó phải là một nghiên cứu gần đây về hai loài họ hàng gần: mực và bạch tuộc (Steele et al. 2018). Con mực có hóa thạch cổ đại được xác định ở thời kỳ bùng nổ các dạng sống đa bào cách đây 540 triệu năm hay còn gọi là kỷ Cambri.

Con bạch tuộc dường như phân nhánh từ dòng họ mực khoảng 400 triệu năm trước, được cho là đã tiến hóa từ một con mực. Trình tự sắp xếp DNA được phát hiện gần đây về bộ gen mực và bạch tuộc đã gây ra một sự tranh cãi kịch liệt.

Trong quá trình tiến hóa, con mực bổ sung rất ít gen đủ để phục vụ nhu cầu sinh tồn khiêm tốn của nó. Mặt khác, bạch tuộc có hơn 40.000 gen (con người chúng ta chỉ có 25.000 gen) và nhiều gen trong số này mã hóa cho chức năng não phức tạp. Những gen khác mã hóa cho khả năng ngụy trang rất tinh vi, bao gồm khả năng chuyển đổi màu sắc nhanh chóng.

Con bạch tuộc phức tạp hơn một cách đáng kinh ngạc về cấu trúc và đặc trưng so với tổ tiên mực của nó. Vậy bộ gen mã hóa cho chức năng não phức tạp đến từ đâu? Bộ gen đó không có trong con mực tổ tiên hoặc ở bất kỳ dạng sống nào khác tồn tại trên Trái đất vào thời điểm đó. Rõ ràng chúng ta có thể suy ra rằng: chúng đến từ bên ngoài Trái đất và là một phần kế thừa từ sự sống trong vũ trụ.

không gian vũ trụ
Bạch tuộc dừa giữa hai vỏ ở Đông Timor (Ảnh: Wikipedia)

Vậy ai hoặc cái gì đã sắp đặt tất cả những thông tin sự sống này lại với nhau?

Những câu hỏi sau đây đáng giá hàng triệu đô-la chưa có lời giải đáp: Ai hoặc cái gì đã sắp đặt tất cả những thông tin sự sống này lại với nhau? Những loại tác nhân hoặc các lực lượng nào đã nghĩ ra trật tự sắp xếp của vạn vật trong vũ trụ? 

Một chủ đề vượt xa khỏi các cuộc tranh luận chính là: toàn bộ sự sống là hệ thống thông tin phức tạp nhất có thể tưởng tượng được. Làm thế nào thông tin của sự sống được kết hợp với nhau vẫn là một trong những bí ẩn lớn chưa được giải đáp của khoa học. Điều này đã chạm đến cả các ý tưởng vũ trụ học cũng như niềm tin tôn giáo.

Quan điểm của Aristotle rằng sự sống bắt đầu trên Trái đất một cách tự phát trong “nồi súp nguyên thủy”, từ đó khẩn cầu một cơ chế thần kỳ, về cơ bản đó có thể là một phép lạ hoặc một hành động của Thiên Chúa. Tất nhiên, điều này không được thừa nhận một cách công khai trong văn hóa khoa học hiện đại của chúng ta, một nền văn hóa đang ngày càng chuyển sang sự bài xích Thiên Chúa và coi vô thần luận là một sự lựa chọn thông minh.

Theo chúng tôi, quan điểm bảo thủ về “nguồn gốc sự sống phải có cơ sở trên Trái đất” là một dấu hiệu phản ánh khuynh hướng tôn giáo và văn hoá đang thống trị ngày nay. Khuynh hướng này xảy ra tương tự khi nói về nguồn gốc của vũ trụ; tuy nhiên, hình thức và cách thức của vụ nổ lớn giống một cách kỳ lạ với sự diễn tả trong trang đầu tiên của sách Sáng thế.

Các vấn đề mà chúng ta bàn luận trên đây có thể ám chỉ rằng: bản thiết kế của muôn loài, thông tin về gen của mọi loài từng sinh sôi, luôn tồn tại dưới dạng gen “vi-rút và vi khuẩn” phân bố khắp thể tích không gian vũ trụ rộng lớn. Và rất có thể, sự sống ở cấp độ gen di truyền, không phải được tiến hoá, mà đã luôn tồn tại sẵn có trong vũ trụ vĩnh hằng, bất biến. Quan điểm này phù hợp với các triết lý phương Đông có trước các tư tưởng Hy Lạp cũng như Thiên chúa giáo hàng thiên niên kỷ.

Tác giả: Tiến sĩ Chandra Wickramasinghe, Thạc sĩ Kamala Wickramasinghe, và Giáo sư Gensuke Tokoro

Thiện Căn 

Theo NTD Việt Nam

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x