Nhiều cuộc khảo sát đã phát hiện ra rằng, quốc gia hạnh phúc nhất thế giới hoặc nơi có chỉ số đáng sống cao nhất, không phải là nơi đứng đầu về điều kiện kinh tế, mà là nơi có tình hình trị an và cảm giác hạnh phúc rất tốt. Họ không cần phải dựa vào các phương tiện hoặc sự quản chế bạo lực để điều chỉnh hành vi của mọi người. Vậy thì họ sẽ dựa vào cái gì?
“Tín nhiệm” có thể rút ngắn khoảng cách giữa người với người
Một tổ chức lớn đẳng cấp thế giới đang nghiên cứu xem loại quốc gia nào và kiểu người nào hạnh phúc nhất. Trong đó, có một câu hỏi như sau: “Sau khi bạn thức dậy vào mỗi sáng sớm cho đến trước khi đi ngủ vào buổi tối, bạn có chủ động tiếp xúc với 10 người lạ hay không?”
Cuộc khảo sát toàn thế giới về xã hội này đã tiết lộ một yếu tố quan trọng – đó là sự Tín nhiệm. Hãy tin tưởng rằng sẽ không có ai làm bất cứ điều gì vượt quá giới hạn, thì bạn mới có thể cảm thấy yên lòng khi chào hỏi hay gửi lời chào buổi sáng với người mà bạn gặp lần đầu tiên.
Một nhà quan sát truyền thông đã từng viết một bài như sau: Trong một siêu thị phương Tây ở một khu vực nào đó, trước đây măng tây được bó lại thành từng bó và bày bán trên kệ hàng. Khách hàng thường sẽ chọn mua cả bó khi thấy ngon, là bởi họ có niềm tin nhất định vào cửa hàng này. Thời gian gần đây, khi cửa hàng kiểm tra hàng hóa thì phát hiện nhiều cọng măng tây có in dấu móng tay. Sau khi giới quan sát điều tra thì phát hiện đây là một hiện tượng bắt chước. Ban đầu khách hàng chủ yếu của siêu thị này là người phương Tây, về sau có thêm một số người Trung Quốc đến mua hàng. Những khách hàng người Trung Quốc khi mua đồ thì trước tiên xoa bóp và bấm vào thực phẩm. Khách hàng người phương Tây bên cạnh cảm thấy tò mò, hỏi người Trung Quốc đang làm gì vậy? Khách hàng người Trung Quốc nói, “thử xem đồ ăn này có mềm không?”. Có nhiều người phương Tây không đồng tình, nhưng cũng có một số người đã bắt đầu thử chọn rau quả theo cách này. Thiếu sự tin tưởng sẽ khiến mối quan hệ giữa mọi người tăng thêm khoảng cách, cũng tăng thêm chi phí thời gian.
Tính tự giác khiến mọi người gặp dữ hóa lành
Nếu một người muốn được người khác tin tưởng thì việc dưỡng thành “tính tự giác” là rất quan trọng. Sau một thời gian rèn luyện, tính tự giác của bản thân tôi tốt hơn trước rất nhiều. Tôi sẽ thường xuyên kiểm điểm lại bản thân, bỏ đi những lời nói, hành vi, thói quen có thể mang lại tai họa cho bản thân, nhờ đó mà gặp dữ hóa lành.
Thế hệ chúng tôi được giáo dục ở Đài Loan, khi người khác có điều gì tốt, cha mẹ sẽ dặn con cái đừng ghen tị, vì đó là do điều kiện gia đình của họ. Có câu thành ngữ “an phận thủ thường”, bạn đang ở vị trí của mình, tài đức của bạn sẽ tương ứng với vị trí này, bạn chỉ cần làm việc một cách vững chắc, khi bạn làm tốt và tích nhiều phúc đức thì sẽ có người quý trọng tài năng thực sự của bạn và đề bạt bạn lên một vị trí mới.
Nói cách khác, tâm của bạn cần phải ổn định trước, sau đó phải giữ thật vững “khẩu đức”, “thủ đức” và “đức hạnh” của bản thân mình, đừng đặt tiêu chuẩn vượt quá khả năng của bản thân, cũng đừng đứng núi này trông núi nọ.
Đưa “con mắt” của bản thân dán lên trần nhà
Trong quá trình giáo dục năng khiếu đối với trẻ từ lớp 2 đến lớp 4, trong lớp học sẽ có một tấm gương rất lớn có thể soi sáng một người từ đầu đến chân. Chúng tôi dạy trẻ nhận biết nét mặt của mình, xem xem khi cơ thể các em đang cảm nhận thì nét mặt sẽ biểu hiện như thế nào. Đồng thời, trong lớp học còn có một tấm áp phích lớn có rất nhiều ngôn ngữ liên quan đến cảm xúc, chúng tôi đã tập cho trẻ cách nhìn vào gương và học ngôn ngữ cảm xúc. Bởi vậy, ngay cả khi vào một ngày nào đó không còn chiếc gương kia, các cháu vẫn có thể nhìn thấy nét mặt của mình mà không cần gương.
Chúng tôi thường bảo học sinh “đưa bản thân dán lên trần nhà”, tức là hãy đưa trí tưởng tượng của mình lên trần nhà và nhìn xuống xem mình đang làm gì? Sau khóa đào tạo có hệ thống của chúng tôi, trẻ đã thực sự có thể nhìn thấy hành vi và cảm xúc của mình. Những trẻ em như vậy có tính tự giác rất cao và rất dễ quản lý. Khi muốn làm một làm chuyện thấp kém thì các cháu sẽ cảm thấy bộ dạng lúc đó của mình thật sự rất khó coi. Vào thời của chúng tôi, máy ảnh vẫn chưa phổ biến, nhưng bây giờ thì chúng tôi có thể quay hình lại để cho các em xem bất cứ lúc nào. Nhưng những học trò xuất sắc thời trước còn có thể làm tốt hơn cả camera, cậu có thể tự giám sát bản thân mình.
Giáo viên và phụ huynh nên soi gương
Như chúng tôi đã nói trước đây, khi bé được 4 tháng tuổi nên sắm cho bé một chiếc gương, và chiếc gương này sẽ được đưa vào trường tiểu học cho đến khi bé tự kiểm soát được bản thân mình. Từ khi học giáo dục năng khiếu cho đến khi trở thành một giáo viên giỏi, tôi đều tự mình rèn luyện cách soi gương cho bản thân.
Bước đầu tiên để học cách soi gương, đó là chấp nhận những điểm chưa hoàn hảo của bản thân mình. Về mặt sinh học, cơ thể con người là đối xứng, nhưng khi nhìn kỹ vào gương, bạn sẽ thấy mắt mình một to một nhỏ. Trên thực tế, tất cả mọi người đều có hai mắt, lông mày, bàn tay và bàn chân không giống hệt nhau. Trước tiên, bạn phải nhận ra sự không hoàn hảo của bản thân và chấp nhận nó, như vậy bạn mới có thể chấp nhận sự không hoàn hảo của người khác, và mới có thể tâm bình khí hòa khi dạy bảo học sinh của mình.
Cha mẹ cũng như vậy. Người thầy đầu tiên và cũng là người thầy tốt nhất có thể dạy trẻ, đó chính là cha mẹ. Bởi vì thông qua cha mẹ, trẻ em mới có thể nhận biết và học cách tiếp xúc với thế giới này. Vì vậy, quản lý cảm xúc của bạn và dưỡng thành tính tự giác là điều hết sức quan trọng.
(Còn tiếp)
Tiến sĩ Trần Ngạn Linh có hơn 30 năm kinh nghiệm giúp đỡ các bậc cha mẹ và giáo viên ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Indonesia, Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Châu, và New Zealand. Cô đã giải quyết vô số vấn đề khó khăn. Nhiều phụ huynh và giáo viên xem cô Trần là nhà cố vấn trọn đời. Khả năng tư vấn của cô không chỉ giới hạn lĩnh vực nuôi dạy con trẻ và giáo dục, mà còn bao gồm nghiên cứu phát triển và thiết lập văn hóa doanh nghiệp cho các công ty tư nhân. Kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau giúp cho cô Trần có cái nhìn toàn diện và tổng quát hơn trong việc hướng dẫn các bậc cha mẹ và các giáo viên khác bồi dưỡng nên những nhân tài khỏe mạnh.
Tiến sĩ Trần có bằng tiến sĩ Tâm lý học chỉnh thể và Năng lượng y học của Đại học Y khoa Thân Tâm Hoa Kỳ (nay là Viện nghiên cứu Thân và Tâm), Thạc sĩ Học viện Đại học Y Đài Loan, Thạc sĩ Phát triển nhi đồng Đại học California (US), Thạc sĩ về Giáo dục năng khiếu của Đại học California và chứng chỉ lập trình máy điện toán. Video bài diễn văn trên truyền hình của cô được Thư viện Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc lưu giữ, và được China Airlines International phát sóng.
Mời quý vị xem video “Khóa học dành cho cha mẹ”
Video tham khảo: Hạnh phúc đến từ đâu? (tập 43)
Mời bạn xem video: Hạnh phúc đến từ đâu? (tập 43) trong Khóa học dành cho cha mẹ.
Xem phần tiếp theo: Phần 44 – Giúp trẻ tìm ra giá trị tồn tại của bản thân?
Nguồn: Epoch Times
Link bài dịch từ: Epoch Times Tiếng Việt
Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.
- Xem thêm:
- Khóa học dành cho cha mẹ (P.64): Lập quy tắc cho trẻ 10 tháng tuổi
- Khóa học dành cho cha mẹ: Phần 54 – Dạy trẻ sống hòa thuận với người khác
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!