Mỗi bước đột phá của trẻ là một bất ngờ đáng kinh ngạc! Bạn có biết trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi cần trải qua bao nhiêu thử thách mới có thể tồn tại một cách khỏe mạnh không? Chẳng trách mà cả gia đình đều muốn cùng nhau chúc mừng khi trẻ được đầy tháng hoặc được 100 ngày!
Ngoài ra, sự phản hồi về cảm xúc của đứa trẻ mới lớn là rất quan trọng, cha mẹ nên quan tâm đến sự phát triển khả năng nhận thức về thân thể của trẻ.
Ngày trước, khi thầy giáo dạy tôi viết một bài văn, có nói với tôi rằng cần tĩnh tâm xuống, lắng tai nghe âm thanh của hoa đang hé nở, âm thanh của cây cỏ từ trong đất mọc lên. Khi ấy, những đứa trẻ chỉ có 5 đến 6 tuổi, thực sự có thể nghe được những điều này.
Trẻ sẽ nói với bạn và sẽ gật đầu một cách rất nghiêm túc. Các cháu có thể cảm nhận được niềm vui của sinh mệnh, giống như một đóa hoa. Tuy nhiên, hiện nay các bậc cha mẹ người Hoa căn bản là không quan tâm đến phương diện phát triển về tinh thần, cảm xúc và tâm lý của con cái họ.
Vượt qua thử thách từ lúc chào đời
Khi năng lực quan sát những chi tiết nhỏ của trẻ được khích lệ, đứa trẻ sẽ vui vẻ và phát hiện rằng mỗi mặt trong cuộc sống đều sẽ có những điều bất ngờ!
Mỗi bước đột phá về năng lực đều là một bất ngờ đáng vui mừng! Bởi vì đứa trẻ đều phải trải qua rất nhiều thử thách mới có thể sống sót. Tôi còn nhớ lúc sinh đứa con đầu lòng tại bệnh viện thì có một người mẹ lâm bồn khác cũng đang sinh con, nhưng mà đứa trẻ chưa vượt qua được vài thử thách thì đã qua đời rồi.
Khoa sơ sinh của bệnh viện phải chăm sóc những bệnh nhi dưới 3 tháng tuổi. Tôi cũng hỏi họ tại sao ngoài khoa nhi còn phải có khoa sơ sinh. Họ nói rằng, có quá nhiều tình huống xảy ra trong vòng 3 tháng sau khi chào đời có thể khiến đứa trẻ bị bệnh, tử vong hoặc để lại di chứng suốt đời.
Trẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh. Trước khi chào đời đứa bé luôn sinh sống trong nhiệt độ cơ thể ấm áp của người mẹ. Bỗng nhiên ra thế giới bên ngoài và nhiệt độ xung quanh bị giảm xuống đột ngột. Đôi khi, đứa trẻ có thể bị sặc, điều trị không tốt thì sẽ rất phiền phức nếu có những thứ bên ngoài lọt vào phổi của trẻ.
Có những đứa trẻ còn bị vàng da bẩm sinh, khi vàng da quá nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực của trẻ. Còn có những người mẹ lúc ban đầu đã bị nhiễm virus viêm gan. Hơn nữa, những virus này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Vì vậy, sau khi trẻ chào đời sẽ được những bác sĩ có kinh nghiệm làm một số kiểm tra chi tiết.
Đối với trẻ em, những điều này vô cùng khó. Vì vậy, người xưa cho rằng, trẻ con đầy tháng nhất định phải chúc mừng, mừng đứa trẻ đã vượt qua một cửa ải khó khăn. Đó là “quan sinh tử” của cả mẹ và trẻ.
Quá trình trưởng thành của trẻ tưởng chừng dễ dàng nhưng thực ra là không dễ
Chúng ta đừng coi những điều không dễ dàng này là điều hiển nhiên. Trừ khi là bạn không biết cảm ân và không quá khiêm tốn thì bạn có thể nghĩ rằng mọi người đều như thế cả, không có gì đặc biệt. Nhưng mà có một đứa trẻ khoẻ mạnh thực sự là điều rất đáng biết ơn, cũng là điều vô cùng khó khăn và rất đáng chúc mừng.
Trước kia, khi tôi đi vào bệnh viện đã nhìn thấy một đứa trẻ vì bị tổn thương não nên cử động chân tay khó khăn. Cậu ấy đến bệnh viện để luyện tập đi lại, tôi nhìn thấy cậu ấy nghiến răng để thực hiện một bước nhỏ bằng tất cả sức lực của mình. Lúc đó, tôi vô cùng cảm động.
Tôi nghĩ cậu ấy có 2 lựa chọn, một là ngồi xe lăn suốt đời, bây giờ đã có xe lăn điện có thể đi đâu cũng được. Mọi người sẽ giúp cậu nếu cậu đi phương tiện công cộng. Kỳ thực, cậu ấy không cần vất vả như thế, cứ như thể mỗi bước đi đều nặng ngàn cân vậy.
Lựa chọn thứ hai là bản thân nỗ lực luyện tập đi lại, không ngồi xe lăn mà sẵn sàng thách thức bản thân.
Lúc ấy, tôi tự hỏi chính mình, một đứa trẻ chưa đầy 7 tuổi, cậu ấy sẵn sàng thử thách chính mình. Vậy liệu những người đã trưởng thành trong chúng ta còn có sự nhiệt tình và nhiệt huyết sống như vậy không?
Khi nhìn thấy những điều này, tôi cảm thấy rất hổ thẹn. Sau đó, tôi được khích lệ hơn để thử thách và yêu thương bản thân mình.
Trẻ có phản hồi về cảm xúc không?
Chúng ta cần biết rằng chúng ta và con cái đang cùng nhau học hỏi và trưởng thành. Cha mẹ nên tổng kết một bộ phương pháp riêng trong quá trình giáo dục con cái sao cho phù hợp với hoàn cảnh của chính mình.
Đứa trẻ xem ra có rất nhiều điều còn thiếu sót, nhưng mà từ góc độ khác mà nhìn, bạn chỉ cần thay đổi quan niệm, rằng mỗi ngày con bạn đều có những thành tựu đáng kinh ngạc và đều có tiến bộ. Bạn có thể thấy sự tiến bộ của đứa trẻ, điều đó có nghĩa là bạn cũng đang tiến bộ lên.
Khi đứa trẻ được 4 đến 5 tháng tuổi, cháu bé sẽ có khả năng nhận thức về thân thể. Tức là khi cháu được tắm sạch sẽ hoặc được bú sữa v.v.. thì cháu sẽ có những phản hồi về cảm xúc vui vẻ hoặc tiếng cười. Nếu không có những phản hồi này, cha mẹ nên chú ý, chắc chắn trẻ đã có điều gì đó không ổn.
Trước đó, đã có một trường hợp ở Anh. Có một đứa trẻ sau khi lên tiểu học thì đột nhiên bị đau bụng mà không hiểu vì sao. Cha mẹ nghĩ rằng có thể là đồ ăn của trẻ có vấn đề nên đưa con đi khám nhưng bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa không phát hiện ra vấn đề gì. Đứa trẻ không bị nhiễm khuẩn, cũng không bị viêm nhưng vẫn bị đau. Cho cháu bé này nghỉ ngơi rồi cũng không giảm bớt được.
Phía sau việc đứa trẻ đau bụng
Cơn đau bụng của cháu bé kéo dài liên tục và sau đó đã ảnh hưởng đến việc đi học của trẻ. Khi bạn không thể tìm ra câu trả lời từ việc kiểm tra cơ thể và kiểm tra nội tạng thì cần quay lại tìm nguyên nhân về mặt tinh thần.
Thông qua rất nhiều phương pháp, ví dụ: vẽ tranh, cùng nhau chơi đùa, cùng nhau xem ảnh vv. Nhưng đều không tìm được nguyên nhân. Cặp cha mẹ này là “thân sĩ” (những người sinh ra thuộc tầng lớp cao trong xã hội) và muốn chăm sóc con cái thật tốt.
Sau đó, bác sĩ tâm lý đã tìm được nguyên nhân ban đầu.
Nước Anh có một hệ thống bảo mẫu hoàn thiện, việc quản lý rất nghiêm ngặt và có thể tìm thấy những hồ sơ trước đó. Bác sĩ phát hiện ra lúc đứa trẻ còn sơ sinh ban ngày được đưa đến nhà của bảo mẫu để chăm sóc, đến tối thì đưa về nhà.
Người ta phát hiện bảo mẫu không có vấn đề gì lớn nhưng chồng của cô ấy lại có vấn đề. Chồng của bảo mẫu đã dùng thứ gì đó để hành hạ bụng của đứa trẻ khi nó mới được vài tháng tuổi. Đứa trẻ hoàn toàn không có thương tích bên ngoài, cũng không có bầm tím, nhưng đây không phải là tiếp xúc cơ thể mà một đứa trẻ có thể chịu đựng ở độ tuổi đó. Hơn nữa, việc ngược đãi đã duy trì một thời gian rất dài.
Cuối cùng, người chồng của bảo mẫu đó đã được đưa ra công lý và kết án do tội ngược đãi trẻ em.
Đứa trẻ phải chăng đã bị viêm và không thể được phát hiện chỉ thông qua một hoặc hai lần kiểm tra. Bởi vì, có rất nhiều vi khuẩn mà chúng ta chưa biết đến. Nhưng khi xác định được tổn thương là do yếu tố tâm lý tạo thành thì việc kê đơn thuốc và yêu cầu đối với trẻ sẽ khác đi.
Cha mẹ nhận ra rằng con họ bị bạo hành khi chúng mới 4 hoặc 5 tháng tuổi và trên cơ thể trẻ đã lưu lại những ký ức không thoải mái như vậy.
Vậy tại sao khi lên tiểu học rồi thì đứa trẻ mới bắt đầu bị đau bụng? Bởi vì khi đứa trẻ lớn đến độ tuổi nhất định và gặp càng nhiều thử thách nghiêm khắc, ví dụ như áp lực về bài tập hoặc cãi nhau với các bạn học khác, cơ thể của trẻ không chịu được áp lực sẽ thể hiện ra ở bộ phận yếu nhất của trẻ. Sau đó, đứa trẻ đó phải trải qua quá trình điều trị lâu dài mới có thể hồi phục trở lại.
(Còn tiếp)
Tiến sĩ Trần Ngạn Linh có hơn 30 năm kinh nghiệm giúp đỡ các bậc cha mẹ và giáo viên ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Indonesia, Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Châu, và New Zealand. Cô đã giải quyết vô số vấn đề khó khăn. Nhiều phụ huynh và giáo viên xem cô Trần là nhà cố vấn trọn đời. Khả năng tư vấn của cô không chỉ giới hạn lĩnh vực nuôi dạy con trẻ và giáo dục, mà còn bao gồm nghiên cứu phát triển và thiết lập văn hóa doanh nghiệp cho các công ty tư nhân. Kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau giúp cho cô Trần có cái nhìn toàn diện và tổng quát hơn trong việc hướng dẫn các bậc cha mẹ và các giáo viên khác bồi dưỡng nên những nhân tài khỏe mạnh.
Tiến sĩ Trần có bằng tiến sĩ Tâm lý học chỉnh thể và Năng lượng y học của Đại học Y khoa Thân Tâm Hoa Kỳ (nay là Viện nghiên cứu Thân và Tâm), Thạc sĩ Học viện Đại học Y Đài Loan, Thạc sĩ Phát triển nhi đồng Đại học California (US), Thạc sĩ về Giáo dục năng khiếu của Đại học California và chứng chỉ lập trình máy điện toán. Video bài diễn văn trên truyền hình của cô được Thư viện Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc lưu giữ, và được China Airlines International phát sóng.
Mời quý vị xem video “Khóa học dành cho cha mẹ”
Video tham khảo: Đau bụng có thể do tổn thương tâm lý từ trước đó (tập 24)
Mời bạn xem video: Đau bụng có thể do tổn thương tâm lý từ trước đó (tập 24) trong Khóa học dành cho cha mẹ.
Xem phần tiếp theo: Phần 25 – Vì sao con phản kháng và quấy khóc?
Nguồn: Epoch Times
Link bài dịch từ: Epoch Times Tiếng Việt
Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.
- Xem thêm:
- Khóa học dành cho cha mẹ (P.64): Lập quy tắc cho trẻ 10 tháng tuổi
- Khóa học dành cho cha mẹ: Phần 54 – Dạy trẻ sống hòa thuận với người khác
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!