Sự phản hồi của cha mẹ đối với con cái trong quá trình trưởng thành cũng cần có sự điều chỉnh phù hợp. Bạn có biết những đứa trẻ ở các độ tuổi khác nhau nên có những phản hồi khác nhau không?
Nếu cha mẹ không biết cách phản hồi với những phản ứng hoặc biểu hiện khác nhau của con, mà còn đưa ra những phản hồi không phù hợp thì rất có thể sẽ tạo thành hành vi sai lệch cho đứa trẻ hoặc gây trở ngại cho sự phát triển hành vi của trẻ sau này.
Khi bị tổn thương thì bạn có nhận ra rằng đây là một món quà lớn hơn của ông Trời cấp cho bạn không? Bạn có thể buông bỏ oán hận và tha thứ cho những người đã làm mình tổn thương hay không?
Dưới đây là những năng lực mà trẻ sơ sinh 2-3 tháng tuổi cần phát triển.
Tư thế và động tác phát triển thô của trẻ 2-3 tháng
- Khi nằm sấp đầu có thể ngẩng lên đến 90 độ
- Khi nằm nghiêng có thể quay trở lại tư thế nằm ngửa
- Khi nằm sấp tay có thể nâng đỡ phần ngực một chút
- Xương cổ cũng cứng cáp hơn
Tiêu chuẩn phát triển thị giác và những động tác tinh vi của trẻ 2-3 tháng
Hai tay có thể tiếp xúc ở phía trước ngực
Hai tay của trẻ có thể đan chéo ở trước ngực. Khi một người bước đi, nếu anh ta chỉ có thể nhấc tay trái và chân trái, tay phải và chân phải lên cùng một lúc, thì sẽ cảm giác rất kỳ lạ. Bởi vì thông thường người ta nhấc tay trái và chân phải cùng một lúc. Các khu vực khác nhau của đại não sẽ kiểm soát tay và chân khác nhau. Nếu các khu vực này không thể tương tác với nhau thì có thể làm cho hai tay trái phải không phối hợp nhịp nhàng với hai chân trái phải được.
Nếu hai tay trái phải của trẻ sơ sinh 2-3 tháng tuổi có thể đan chéo nhau thì điều đó có nghĩa là sự phát triển thần kinh của trẻ đã tương đối bình thường. Giữa các vùng khác nhau của đại não đã có thể phối hợp với nhau. Đây là một chỉ số vô cùng quan trọng để quan sát sự phát triển của trẻ có bình thường hay không.
Có rất nhiều trẻ đã có vấn đề về phát triển bẩm sinh, hơn nữa cha mẹ đều không biết. Họ chỉ là cảm thấy trẻ còn nhỏ nên một số việc có thể chưa làm được, không có gì to tát cả. Điều này dẫn đến khi phát hiện ra vấn đề thì thời gian điều trị tốt nhất đã qua đi rồi.
Có thể nhìn thấy đồ vật ở trong tay
Có nghĩa là năng lực phối hợp giữa tay và mắt có thể quan sát được rất rõ ràng rồi. Khi trẻ nhìn thấy đồ vật, đại não có thể thông qua thần kinh để điều khiển tay cầm nắm vật. Nếu có thể nắm bắt được một cách chuẩn xác thì chính là biểu hiện thần kinh phát triển bình thường.
Nếu trẻ có thể nhìn thấy đồ vật, nhưng tay luôn không thể cầm nắm được. Thứ nhất, có thể là mắt có vấn đề. Thứ hai, có thể là có vấn đề về sự phối hợp của hai tay. Nếu như tiếp tục phát triển tiếp nữa thì sau này trẻ không thể tự lo liệu cho cuộc sống, không thể tự chăm sóc bản thân, cha mẹ phải chăm sóc cho cháu cả đời.
Rất nhiều bậc cha mẹ lầm tưởng rằng giúp con làm việc thì có thể làm nhanh hơn một chút. Kỳ thực, cách nghĩ này là sai lầm, vì bạn đã tước đi cơ hội để thần kinh trẻ có thể lặp lại các bài tập một cách liên tục.
Nhưng bạn cần nói với con theo cách mà con bạn có thể hiểu được, chứ không phải trực tiếp nói rằng: “Đây là việc của con, cha mẹ không không quan tâm.” Bạn nên ôn hòa mà khích lệ con mình “Nhìn xem, hôm nay con có thể làm được mọi thứ, thật tuyệt vời!”
Khi tôi dạy con của mình thì thường nói với chúng rằng “Nhớ năm đó, con nằm ở kia, tay cũng không thể cử động được, nhưng bây giờ đã có thể viết chữ rồi, thật giỏi lắm!” Khi đứa trẻ nhận được lời cổ vũ sẽ càng có tự tin hơn, viết chữ sẽ càng đẹp hơn và có thể làm những việc để nhận được lời khen ngợi của mẹ.
Bàn tay có thể mở ra, không còn nắm chặt nữa
“Bàn tay có thể mở ra và không còn nắm chặt” có nghĩa là khả năng kiểm soát cơ của bàn tay trẻ có thể “tùy tâm sở dục” (làm bất cứ điều gì chúng muốn) rồi. Nếu trẻ có thể nắm bắt được một đồ vật mà không buông nó ra thì chứng tỏ rằng khả năng điều khiển của bàn tay vẫn còn có vấn đề.
Khi trẻ có thể bắt được một đồ vật và có thể buông ra, sau đó nắm lại thì đây là sự phát triển bình thường. Có thể buông và có thể nắm là một tiêu chuẩn để đánh giá sự phát triển thần kinh cơ của trẻ. Tương tự như vậy, có thể siết và có thể buông cũng là một nguyên tắc quan trọng khi nuôi dạy con cái và trong cuộc sống vợ chồng.
Có lúc cha mẹ cần “buông lỏng” để con đi ra ngoài chơi, bơi lội, chạy bộ, vui chơi một cách vô tư. Sau đó, cha mẹ cũng cần “siết chặt” trở lại để trẻ học bài, làm bài tập.v.v
Nhận thức về tương tác xã hội và phát triển về hành vi, cảm xúc của trẻ sơ sinh 2-3 tháng tuổi:
Nhận ra được mẹ
Có nghĩa là khi trẻ sơ sinh nhìn thấy mẹ thì sẽ rất vui, thậm chí có nét mặt tươi cười. Có thể thấy rằng đứa trẻ phản ứng hoàn toàn khác nhau khi không có mẹ và có mẹ ở đó. Hoặc có những lúc khi người mẹ bế trẻ thì nó vô cùng ngoan ngoãn, vô cùng an tĩnh. Nhưng đổi sang người khác thì không còn như vậy nữa. Điều này cho thấy trẻ sơ sinh có thể nhận biết được mẹ và nó đã biết sự khác nhau giữa mẹ và người khác.
- Trẻ sẽ ngừng khóc khi được người mẹ ôm ấp nói chuyện
- Trẻ sẽ quay đầu lại và nhìn chăm chú vào gương mặt đang nói chuyện gần đó
Nhất định đừng dùng tivi để trông nom trẻ
Có những bậc cha mẹ vô cùng bận rộn thì sẽ mở tivi lên, rồi đặt con ngồi trước tivi. Như vậy họ sẽ có thời gian để làm những việc khác. Vậy cách làm này có đúng không? Tôi cho rằng cách chăm sóc trẻ như vậy không phải là điều tốt.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra khi đặt những đứa trẻ chỉ mấy ngày tuổi ngồi trước màn hình tivi thì cháu bé sẽ trở nên rất yên lặng. Đầu của trẻ sẽ luôn quay lại nhìn chăm chú vào nơi phát ra hình ảnh và âm thanh. Tại sao lại như vậy?
Bởi vì thần kinh não bộ của trẻ sơ sinh mới bắt đầu phát triển, giống như một mầm non. Khả năng tiếp nhận mọi thứ của chúng rất ngắn và sự chú ý cũng rất ngắn. Nhưng tốc độ chuyển đổi màn hình rất nhanh của tivi lại vừa khéo phù hợp với nhu cầu não bộ của trẻ. Cho nên, trẻ bị thu hút bởi những hình ảnh thay đổi liên tục và trở nên vô cùng yên tĩnh.
Tôi là người rất chú trọng thai giáo. Sau khi mang thai, tôi đã đem tivi ở trong nhà ra ngoài. Mãi đến khi con tôi lên tiểu học, trong nhà vẫn không có tivi.
Có một ý kiến cho rằng, trẻ con từ nhỏ mà không tiếp xúc với các loại sản phẩm điện tử như tivi và iPad, sau khi lớn lên, nếu chúng đột nhiên tiếp xúc những thứ này thì ngược lại trẻ sẽ càng khó kiểm soát bản thân hơn và trở nên đắm chìm vào những cái này.
Tôi cho rằng dù cha mẹ không cho trẻ xem tivi thì cũng không thể nhốt chúng vào trong một “cái lồng” được. Cha mẹ cũng có nhu cầu sử dụng máy tính và các loại sản phẩm điện tử khác, cũng như rạp chiếu phim, điện thoại của bản thân cũng có thể xem video và nghe truyện.
Bạn đừng lo lắng rằng nếu không mua tivi hay không để trẻ tiếp xúc với những sản phẩm điện tử sớm thì trẻ sẽ không có chủ đề nói chuyện hay không thể kết giao bạn bè. Điểm mấu chốt là không nên để trẻ ngồi ở đó một mình xem, mà cha mẹ cần chia sẻ với con, cùng con tận hưởng quá trình đó, sau đó cùng nhau thảo luận. Bằng cách này, trẻ sẽ có chủ đề nói chuyện.
Trên cơ bản, TV là thiết bị một chiều và không có tương tác. Hơn nữa, còn có nghiên cứu phát hiện ra rất nhiều phim hoạt hình dành cho trẻ em cứ sau 2 giây sẽ có một cảnh bạo lực, hoặc ngôn ngữ bạo lực, hoặc màu sắc bạo lực. Cho nên, đứa trẻ ngâm trong một hoàn cảnh như thế thì có gì tốt không?
Cuối cùng, cần nhấn mạnh là nhất thiết đừng dùng tivi để chăm sóc trẻ.
(Còn tiếp)
Tiến sĩ Trần Ngạn Linh có hơn 30 năm kinh nghiệm giúp đỡ các bậc cha mẹ và giáo viên ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Indonesia, Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Châu, và New Zealand. Cô đã giải quyết vô số vấn đề khó khăn. Nhiều phụ huynh và giáo viên xem cô Trần là nhà cố vấn trọn đời. Khả năng tư vấn của cô không chỉ giới hạn lĩnh vực nuôi dạy con trẻ và giáo dục, mà còn bao gồm nghiên cứu phát triển và thiết lập văn hóa doanh nghiệp cho các công ty tư nhân. Kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau giúp cho cô Trần có cái nhìn toàn diện và tổng quát hơn trong việc hướng dẫn các bậc cha mẹ và các giáo viên khác bồi dưỡng nên những nhân tài khỏe mạnh.
Tiến sĩ Trần có bằng tiến sĩ Tâm lý học chỉnh thể và Năng lượng y học của Đại học Y khoa Thân Tâm Hoa Kỳ (nay là Viện nghiên cứu Thân và Tâm), Thạc sĩ Học viện Đại học Y Đài Loan, Thạc sĩ Phát triển nhi đồng Đại học California (US), Thạc sĩ về Giáo dục năng khiếu của Đại học California và chứng chỉ lập trình máy điện toán. Video bài diễn văn trên truyền hình của cô được Thư viện Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc lưu giữ, và được China Airlines International phát sóng.
Mời quý vị xem video “Khóa học dành cho cha mẹ”
Video tham khảo: Đừng để TV trông con cho bạn (tập 15)
Mời bạn xem video: Đừng để TV trông con cho bạn (tập 15) trong Khóa học dành cho cha mẹ.
Xem phần tiếp theo: Phần 16 – Ẵm con cẩn thận tránh làm tổn thương cột sống của con
Nguồn: Epoch Times
Link bài dịch từ: Epoch Times Tiếng Việt
Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.
- Xem thêm:
- Khóa học dành cho cha mẹ (P.64): Lập quy tắc cho trẻ 10 tháng tuổi
- Khóa học dành cho cha mẹ: Phần 54 – Dạy trẻ sống hòa thuận với người khác
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!