Âm nhạc không những không có biên giới quốc gia, mà còn không có ranh giới về thời gian và không gian. Âm nhạc là toán học, âm nhạc là thuốc trị liệu. Âm nhạc là sự rung động của các hạt lạp tử, âm nhạc là tần số. Âm nhạc là mật mã của vũ trụ, âm nhạc là một vị Thần. Âm nhạc tạo nên sinh mệnh.
Tuy nhiên, trong thế giới âm nhạc muôn màu muôn vẻ ngày nay, con người lại rất dễ cáu kỉnh, mất cân bằng, hoặc mắc các bệnh ung thư, bệnh tim… bệnh trầm cảm cũng đang gia tăng theo cấp số nhân, đặc biệt là những người ở các thành phố lớn, đâu là lý do?
Là do âm nhạc đã thay đổi con người hay con người đã thay đổi âm nhạc? Nhiều năm qua, các nhà khoa học vẫn đang khám phá một vấn đề, đó là tần số nào có lợi hơn cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con người?
Các nhà khoa học đã nghiên cứu lịch sử, toán học, khoa học, âm nhạc, và phát hiện ra rằng, tần số trong khoảng từ 174 Hz đến 963 Hz có tác động rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Đặc biệt là 432 Hz, tần số này không chỉ đồng hành cùng âm nhạc trong nhiều năm, mà nó còn rất có lợi cho sức khỏe của con người.
Cũng có nhà khoa học cũng cho rằng, nếu bạn sử dụng tần số 528 Hz, hiệu quả sẽ càng tốt hơn. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2018 từ Nhật Bản đã phát hiện ra rằng, âm nhạc được điều chỉnh ở tần số 528 Hz giúp giảm đáng kể căng thẳng trong hệ nội tiết và hệ thần kinh tự chủ, ngay cả sau khi chỉ nghe 5 phút.
Hay theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu & Trị liệu Chứng nghiện (Journal of Addiction Research & Therapy), tần số 528 Hz làm giảm tác dụng độc hại của ethanol trong tế bào. Ethanol là thành phần chính trong đồ uống có cồn. Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là tần số này cũng làm tăng tuổi thọ của tế bào lên khoảng 20%.
Vậy rốt cuộc thì tần số nào có lợi nhất?
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu về khái niệm Hz. Đây là cách viết tắt của Hertz (đọc là Héc), là đơn vị đo tần số trong hệ đo lường quốc tế. Chúng ta đều biết đơn vị tính thời gian là giờ, phút, giây. Đơn vị Hz cho ta biết số lần rung động được thực hiện trong một giây. Ví như, một giây rung động một lần thì bằng 1 Hz, một giây rung động 432 lần thì bằng 432 Hz.
Thang âm cổ xưa bị thất lạc
Quay ngược thời gian về thời Trung cổ, năm 990 – 992, một nhà soạn nhạc và nhà lý luận âm nhạc vĩ đại đã ra đời ở nước Ý, ông là Guido d’Arezzo.
Thời niên thiếu, ông theo học tại Tu viện Pamposa nổi tiếng ở miền bắc nước Ý. Ông phát hiện ra rằng, trong khi các tu sĩ đang hát thánh ca Gregorian, họ luôn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các nốt nhạc và âm tiết.
Để giúp các tu sĩ hát thánh ca, trên cơ sở của những người đi trước, ông đã phát minh ra khuông nhạc với 5 dòng kẻ, và xác lập phương pháp xướng âm (Solfege) gồm 6 âm mà chúng ta quen thuộc ngày nay, gồm “Ut, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si”. Về sau “Ut” được đổi thành “Do”.
Sau đó, ông biến 6 âm trên thành ba nhóm sáu âm lần lượt bắt đầu từ G (Sol), C (Do), và F (Fa). Đây chính là thang âm, còn gọi là âm giai.
Ngoài ra, để tiện cho các tu sĩ ghi nhớ, ông còn thiết lập khái niệm ‘quãng tám’. Dùng ký hiệu bàn tay để thể hiện các nốt, đây chính là “xướng âm theo ký hiệu tay” (Solfege Hand Signs) nổi tiếng trong lịch sử.
Trong thập niên 1950, nhạc sĩ người Mỹ gốc Đức – Tiến sĩ Willie Appel, đã viết cuốn sách tên là “Tuyển tập lịch sử âm nhạc” (Historical Anthology of Music). Cuốn sách này tập trung rất nhiều vào âm nhạc thời Trung cổ và thời Phục hưng. Thời trẻ, Tiến sĩ Appel nghiên cứu toán học. Sau Thế chiến I, ông bắt đầu quan tâm đến âm nhạc và trở thành một nhạc sĩ toàn thời gian. Năm 1936 sau khi lấy bằng Tiến sĩ, ông di cư sang Hoa Kỳ và lần lượt giảng dạy tại Đại học Harvard và Đại học Indiana. Trong nghiên cứu của mình, Tiến sĩ Appel phát hiện rằng, ông Guido d’Arezzo có lẽ là người đầu tiên phát minh ra thang âm sau khi cải biên một bài thánh ca (Hymn) do một tu sĩ viết về Thánh John the Baptist vào thế kỷ thứ 8.
Về tần số ban đầu của các nốt trong bài thánh ca này, các nhạc sĩ và nhà khoa học ngày nay đã thử nghiệm và phát hiện rằng, chúng là các tần số 396 Hz (Do), 417 Hz (Re), 528 Hz (Mi), 639 Hz (Fa), 741 Hz (Sol) và 852 Hz (La).
Nhưng điều kỳ lạ là không biết tại sao đến thế kỷ 16, những thang âm này đã bị thất lạc. Có những ý kiến khác nhau về nguyên nhân của sự thất lạc này. Một số người cho rằng đó là vì sự xuất hiện của âm nhạc hiện đại đã thay thế thang âm cổ xưa. Một số khác lại cho rằng đó là vì đấu tranh chính trị và tôn giáo thời Trung cổ đã khiến thang âm kia biến mất. Còn theo thuyết âm mưu, sự thất lạc đó liên quan đến âm mưu đằng sau Kinh Thánh và nhà thờ Công giáo La Mã.
Giờ đây, ngày càng có nhiều người bắt đầu nhận ra, sự biến mất của những thang âm cổ xưa này không chỉ đơn giản là sự biến mất của những nốt nhạc, mà là con người đã mất đi mối liên hệ sâu xa với vũ trụ. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người cũng như sự thăng hoa của tâm linh. Tại sao lại nói như vậy?
Thiên – nhân đối ứng
Người phương Đông cổ đại đề cao “Thiên – Nhân hợp nhất”, tức trời và người là một, các biến đổi trên trời sẽ là báo hiệu cho những biến đổi ở thế gian con người. Cách nói này phù hợp với tất cả các ngành khoa học tự nhiên và nhân văn, bao gồm cả âm nhạc.
Ngay từ thời thượng cổ, cuốn “Hoàng Đế Nội Kinh” đã nói vô cùng chi tiết về việc âm nhạc đối ứng thế nào với mối quan hệ giữa trời và người. Trong sách có đoạn Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá rằng: “Trẫm nghe nói con người tương hợp với Thiên Đạo, bên trong con người có ngũ tạng, đối ứng với ngũ âm, ngũ sắc, ngũ thời, ngũ vị, ngũ phương vị; bên ngoài con người có lục phủ, đối ứng với lục luật … Vậy nên lục phủ ngũ tạng này ứng với Thiên Đạo”.
Cũng chính là nói, âm nhạc ở nhân gian là đến từ Thiên thượng, nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lục phủ ngũ tạng của con người.
Nếu nói theo ngôn ngữ hiện đại thì lục phủ ngũ tạng của con người đối ứng với quy luật vận hành của thiên thể vũ trụ. Điểm này đã được khoa học hiện đại kiểm chứng. Các nhà khoa học phát hiện rằng, thang âm thời cổ xưa có sự nhất trí về mặt toán học với vũ trụ. Tần số của âm nhạc là một tổ hợp 9 âm điệu của điện từ, chúng có năng lượng chữa bệnh và nâng cao tinh thần. Thang âm cổ xưa này có tiềm lực to lớn và thâm sâu trong việc chữa lành vết thương, cởi mở nhận thức tâm linh, tăng cường các mối quan hệ, sửa chữa ADN (tiếng Anh là DNA)…
Chúng ta đều biết rằng, sự vận động của vạn vật trong vũ trụ là sự dao động và cộng hưởng của các hạt (hạt vật lý, còn gọi là ‘lạp tử’, tiếng Anh là ‘particle’). Sự dao động và cộng hưởng của các hạt tạo ra tần số dao động.
Điều tương tự cũng xảy ra với các hành tinh trong Hệ Mặt trời của chúng ta, chúng cũng có tần số rung riêng, đồng thời có tần số cộng hưởng với vũ trụ.
Đơn vị biểu thị tần số dao động này là Hz. Dải tần số rung động của âm thanh mà tai người có thể nghe được trong một giây là từ 20 Hz đến 20.000 Hz.
Cơ sở của âm nhạc truyền thống cổ xưa được kiến lập dựa trên dải tần của thang âm từ 174 Hz đến 963 Hz. Người xưa cho rằng, những âm tần này có thể có tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người.
Nếu chúng ta quay trở lại thế kỷ thứ 8, sẽ thấy rằng về các bài thánh ca Gregorian được hát bởi các tu sĩ thời Trung cổ, còn cả những bài thánh ca bằng tiếng Phạn của Ấn Độ, tần số của chúng đều giống hệt với các bài thánh ca đơn âm (Mono) của Công giáo La Mã (Mono là âm thanh phát ra từ một nguồn duy nhất, người nghe sẽ cảm nhận được rằng âm thanh ấy đang được phát ra từ một tụ điểm trong không gian).
Nếu chúng ta quay trở lại thế kỷ thứ 9 và thứ 10, sẽ thấy loại thang âm cổ xưa này đã vô cùng thịnh hành trong các tu sĩ Cơ Đốc hay các nhà sư tiếng Phạn ở Ấn Độ.
Tìm lại thang âm cổ nhờ áp dụng toán học vào âm nhạc
Đến những năm 1970, một nhà khoa học không mấy danh tiếng trong một dịp tình cờ đã lại phát hiện ra những tần số thang âm cổ xưa đó. Phát hiện này đã mang đến cơn địa chấn và sự hồi sinh cho thế giới tinh thần của nhân loại.
Nhà khoa học ấy vốn là một bác sĩ, ông tên là Joseph Puleo. Lúc bắt đầu, vì để nghiên cứu Kinh Cựu Ước, Tiến sĩ Puleo đã vận dụng phương pháp quy giản con số về số đơn của Pythagoras (Py-ta-go) và phát hiện ra một mô hình dãy số lặp lại.
Pythagoras là một triết gia, nhà toán học và nhà lý thuyết âm nhạc thời Hy Lạp cổ đại. Ông cho rằng toán học có thể giải thích mọi thứ trên thế giới, bao gồm cả âm nhạc. Hết thảy chân lý đều có thể dùng tỷ lệ, bình phương và hình tam giác vuông để phản ánh và chứng thực. Ông từng sử dụng toán học để nghiên cứu nhạc luật. Từ đó nảy sinh khái niệm âm luật “hài hòa”. Khái niệm này đã có tác động lớn đến các nhà triết học Hy Lạp cổ đại sau này như Plato và Socrates.
Niềm tin rằng ‘toán học có thể giải thích mọi thứ trên thế giới’ cũng có tác động sâu sắc đến Tiến sĩ Puleo.
Trước tiên, Tiến sĩ Puleo cộng các chữ số trong một số lại với nhau rồi giản hóa thành một chữ số. Ví dụ, 18 có thể được tách rời và đơn giản hóa thành 1+8=9.
Nếu sau khi được giản hóa một lần mà số ấy vẫn là số có hai chữ số, vậy chỉ cần lặp lại quá trình này. Ví dụ: 184 có thể được tách rời và đơn giản hóa thành 1+8+4=13, rồi lại lặp lại quá trình trên để có được số có một chữ số là 1+3=4.
Khi Tiến sĩ Puleo áp dụng cách đơn giản hóa này vào câu 12 trong Chương 7 của Kinh Cựu Ước, ông đã phát hiện được một quy luật, đó là cứ mỗi 6 câu sẽ lặp lại cùng một dãy số. Ví dụ các câu 12, 18, 24 và 30 đều lặp lại dãy 4, 1, 7; còn câu 13, 19, 25 và 31 thì lặp lại dãy số 3, 9, 6. Mà 417 và 396 lại là hai thang âm xuất hiện sớm nhất và cổ xưa nhất: 396 Hz = Ut/Do; 417 Hz = Re.
Sau đó bằng cách lặp lại quá trình này, ngoài 6 tần số nguyên bản 396 Hz, 417 Hz , 528 Hz, 639 Hz, 741 Hz và 852 Hz, Tiến sĩ Puleo đã phát hiện thêm 3 tần số mở rộng, bao gồm: 174 Hz, 285 Hz và 963 Hz. Ông còn phát hiện ra một bí mật, đó là mỗi một tần số này có tác dụng chữa bệnh riêng.
Tác dụng chữa lành của mỗi một tần số âm thanh
Ngày nay, tác dụng chữa bệnh của những tần số âm thanh này đã đạt được sự đồng thuận cơ bản từ các nhà khoa học:
- 174 Hz có đặc tính giảm đau và gây mê.
- 285 Hz có thể sửa chữa các tế bào và sửa chữa cơ thể, cải thiện khả năng miễn dịch và có khả năng tái sinh.
- 369 Hz có thể giúp mọi người giải phóng nỗi sợ hãi và cảm giác áy náy.
- 417 Hz có thể giúp mọi người giảm nhẹ tổn thương về tinh thần và tiềm thức, tiêu trừ khó khăn, cải thiện cuộc sống.
- 528 Hz là một tần số kỳ diệu, có thể mang lại sự chuyển biến sâu sắc cho con người, nó thậm chí có thể giúp con người sửa chữa ADN.
- 639 Hz có thể giúp chúng ta chữa lành các mối quan hệ căng thẳng và tạo các mối quan hệ mới, cải thiện các kết nối và mối quan hệ của chúng ta với những người xung quanh.
- 741 Hz có thể giúp chúng ta mở lòng, giãi bày nội tâm, chia sẻ với thế giới xung quanh.
- 852 Hz có thể đánh thức trực giác, cân bằng tinh thần.
- 963 Hz có thể giúp nâng cao và thức tỉnh tâm linh, kết nối với Đạo của vũ trụ.
Theo sau khám phá của Tiến sĩ Puleo, ngày càng có nhiều kết quả nghiên cứu bắt đầu chứng minh những tần số âm nhạc cổ xưa này tác động tích cực đến cơ thể con người.
Một trong số đó là Tiến sĩ Lee Lorenzen – người đã phát hiện ra hiệu ứng cộng hưởng của các tần số đối với các phân tử nước. Tiến sĩ Lorenzen đã sử dụng năng lượng điện từ (rung động) khiến nước kết tụ thành các tinh thể lục giác tuyệt đẹp. Các tinh thể nước này có thể di chuyển tự do qua thành tế bào và vận chuyển chất dinh dưỡng, loại bỏ chất thải và giúp duy trì sự liên lạc thích hợp giữa các tế bào.
Bí mật của các tần số âm nhạc
Nếu chúng ta tiếp tục áp dụng phương pháp đơn giản hóa con số của Pythagoras cho 9 tần số trên, sẽ phát hiện rằng số đơn cuối cùng đều là 3, 6, 9. Cụ thể:
174 hay 471 hay 741 đều = 1+7+4 = 12 = 1+2 = 3
285 hay 528 hay 852 đều = 2+8+5 = 15 = 1+5 = 6
369 hay 639 hay 963 đều = 9+6+3 = 18 = 1+8 = 9
Có không ít nhà khoa học coi 963 Hz là tần số của Thần, vì nó có thể quy chính lại tinh thần của chúng ta và đưa lên cảnh giới cao để khai mở thể tùng quả, cũng tức là mở Thiên nhãn – con mắt thứ ba. Qua đó, tiếp xúc được với sinh mệnh tầng thứ cao ở thời gian và không gian khác, cũng là nói tiếp xúc với Thần.
Còn về việc tại sao nên nghe nhạc ở tần số 432 Hz thay vì tần số phổ biến hiện nay là 440 Hz, có một số giải thích như sau:
Bề mặt Trái đất có một loại cộng hưởng tên là “Cộng hưởng Schumann” (Schumann Resonance). Loại cộng hưởng này có tần số 7,83 Hz. Tim người cũng đập ở tần số 7,83 Hz. Khi sóng não ở mức 7,83 Hz, đó là một trạng thái thoải mái với biểu hiện buồn ngủ mơ màng, đây là trạng thái thích hợp nhất để tế bào tái tạo. Nếu 7,83 Hz được điều chỉnh theo cao độ tiêu chuẩn của nốt A (La), nó sẽ là 432 Hz.
Các nhà khoa học phát hiện, cho dù là người Babylon cổ đại hay người Ai Cập cổ đại, trong những nền văn minh cổ đại đó đều thấy bóng dáng của con số 432.
Ví dụ, trong văn bản của người Babylon cổ đại, con số 432 được sử dụng để mô tả thời gian giữa lúc Sáng thế và Đại hồng thủy, đó là 432.000 năm. Còn người Ai Cập cổ đại sử dụng số 432 để mô tả mối quan hệ giữa kim tự tháp và Trái đất, ví như 43200 chiếc đại kim tự tháp vừa hay bằng với kích thước của Trái đất.
Cuốn “Tăng Hầu Ất Chung Minh” là một cuốn sách quy chuẩn về âm nhạc trong thời cổ đại của Trung Quốc. Theo tính toán trong sách, thập nhị luật trong âm nhạc thời nhà Chu có cao độ tiêu chuẩn là 864,07 Hz, nếu hạ xuống một quãng tám thì nó là 432,035 Hz.
Tần số âm nhạc trong thời cổ đại trên khắp thế giới về cơ bản là 432 Hz, có nghĩa là 432 Hz là tần số thoải mái nhất cho thính giác của con người. Nói cách khác, 432 Hz là tần số của Trái đất, cũng là tần số của nhịp tim con người, là sự cộng hưởng cùng tần số giữa con người và Trái đất.
Nếu tần số của nhịp tim con người thay đổi, hoặc tần số của ý thức con người thay đổi, Trái đất sẽ bị ảnh hưởng.
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ, nhân loại đã trở nên hoàn toàn phụ thuộc vào cái gọi là hệ thống cung cấp điện, thiết bị viễn thông và máy tính “tiên tiến”. Nhưng chính những hệ thống tiên tiến này lại tạo ra trường điện từ mạnh mẽ, những tần số điện từ này gây hại cho tinh thần và thể xác con người, trực tiếp dẫn đến bùng phát các bệnh ung thư, bệnh tim, trầm cảm. Đây chính là nguyên nhân khiến những người sống ở các thành phố lớn dễ dàng bực dọc, tức giận.
Quan trọng hơn là vào năm 1939, trong thế giới âm nhạc của con người đã xảy ra một sự kiện lớn làm thay đổi hoàn toàn tần số âm nhạc có năng lượng chữa bệnh và phục hồi. Năm 1939, Hội nghị Cao độ Tiêu chuẩn Quốc tế được tổ chức ở London đã đặt cao độ tiêu chuẩn thành 440 Hz. Nhưng câu chuyện thực sự bên trong là thế này. Được mời tham dự Hội nghị là những nhạc sĩ, kỹ sư, nhà sản xuất nhạc cụ, nhà vật lý học… những người đã ngầm thống nhất với nhau đưa cao độ tiêu chuẩn về 440 Hz. Còn những người không đồng ý lại hoàn toàn không nhận được lời mời tham dự cuộc họp này.
Ngoài ra, trong thang âm, tần số 528 Hz tương ứng với nốt nhạc thứ ba – Mi – nó bắt nguồn từ cụm từ ‘MI-ra gestorum’ trong tiếng Latinh, có nghĩa là ‘phép lạ’. Đây là nốt nhạc kỳ diệu của vũ trụ – Love (tình yêu thương, lòng từ bi), cho nên nó có tác dụng chữa bệnh cực kỳ mạnh.
Không chỉ vậy, 528 Hz còn có thể được mô tả thành độ dài của sóng ánh sáng và một phần của quang phổ điện từ. Các nhà khoa học đã có một khám phá bất ngờ rằng, 528 Hz rất gần với trung tâm của quang phổ màu. Giống như 432 Hz tương ứng với tần số của Trái đất, 528 Hz tương ứng với tần số của vũ trụ.
Âm nhạc nào chữa bệnh tốt nhất?
Trên thực tế, bản thân âm nhạc là sóng âm thanh được tạo ra bởi sự rung động của các hạt lạp tử. Các hạt vi mô khác nhau tạo ra các sóng âm thanh khác nhau.
Những tần số thang âm cổ xưa ấy, chỉ cần chúng phù hợp với sóng âm thanh của các tần số khác nhau của vũ trụ, dù là cao hay thấp thì đều có lợi cho người, chỉ là mức độ chữa bệnh sẽ khác nhau.
Trong khi đó, tần số 440 Hz được các nhà khoa học coi là không phù hợp với tần số của Trái đất, hay rộng hơn là vũ trụ, cho nên nó có hại cho con người. Vì vậy, khi quý vị chọn nghe nhạc, hãy chú ý một chút xem nhạc phẩm đó ở tần số bao nhiêu.
Nói về chữa bệnh, hiện nay trên Internet có đủ các chủng các loại nhạc chữa bệnh, nhưng loại nhạc nào có tác dụng rõ rệt nhất?
Nếu đứng từ quan điểm của cơ học lượng tử, đối ứng với tần số thấp và tần số cao là những ngôi sao và hành tinh ở thời gian và không gian khác nhau trong vũ trụ.
Không biết quý vị đã từng nghe câu nói “Một ngôi sao trên trời, một con người dưới đất” chưa? Câu này ý nói rằng mỗi một người trên Trái đất này đều đối ứng với một ngôi sao trong vũ trụ, đều là Thần ở trên trời hạ phàm làm người thường.
Nếu như câu nói này đúng, chúng ta không khỏi thắc mắc rằng làm Thần Tiên ắt hẳn rất tiêu diêu tự tại, cớ gì phải làm người bôn ba khổ sở như vậy? Nhân câu hỏi này, xin giới thiệu tới quý vị bài viết “Vì sao có nhân loại”, biết đâu ta có thể tìm thấy đáp án trong đó.
Quay trở lại với chủ đề trên, nếu mỗi một con người đối ứng với một ngôi sao, mà mỗi một ngôi sao lại có tần số riêng, vậy tần số càng cao càng dễ tiếp cận với thế giới Thiên quốc và Thần.
Sự rung động của mỗi một tế bào trong thân thể ở không gian – thời gian ba chiều này của chúng ta lại do hoạt động suy nghĩ của chúng ta tạo ra. Hoặc là nói, sự biến đổi của thân thể này có liên quan chặt chẽ đến những ý nghĩ xuất phát từ tâm trí của chúng ta.
Nếu như phù hợp với đặc tính của vũ trụ, suy nghĩ của con người có thể cộng hưởng với sự dao động của các hạt lạp tử trong các thời gian và không gian khác của vũ trụ. Nếu không phù hợp với đặc tính của vũ trụ, tức là nó đang chạy ngược với tần số vũ trụ, vậy sẽ mang lại bệnh tật cho bản thân.
Mà tư duy của một người có phù hợp với đặc tính của vũ trụ hay không, nó lại phụ thuộc vào chuẩn mực đạo đức của con người. Đặc tính của vũ trụ ấy, Đạo gia gọi là Đạo, Phật gia gọi là Phật Pháp.
Song, các tần số âm thanh khác nhau chỉ có thể cải biến những thứ bề mặt ở thế gian con người, còn để thực sự thay đổi từ căn bản, muốn chữa lành tinh thần, đề cao tâm linh, tu sửa ADN, chúng ta phải bắt đầu từ việc nâng cao đạo đức và cảnh giới tinh thần ở tầng thâm sâu.
Dù là 528 Hz hay 963 Hz, chúng đều phù hợp với tần số của nốt nhạc kỳ diệu Love (tình yêu thương, lòng từ bi) và tạo ra cộng hưởng.
Ở Trung Quốc cổ đại, bản thân âm nhạc là một hình thức trị liệu. Trong chữ Hán, hai chữ Nhạc (樂) và Dược (藥) có sự tương thông, chúng chỉ khác nhau ở bộ thảo (艹, ý chỉ cây cỏ). Âm nhạc Trung Quốc dựa trên thang âm Ngũ cung, đối ứng với Ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) và Ngũ tạng (phế, can, thận, tâm, tỳ – phổi, gan, cật, tim, lách), chúng liên quan mật thiết đến quy luật và đặc tính của vũ trụ
Theo nghiên cứu hơn 20 năm của Phó giáo sư Dương Thạc Anh của Đại học Trung Sơn Đài Loan, âm nhạc không những có loại tốt, loại xấu, mà còn chia thành các tầng thứ. Dựa vào mức năng lượng của Tiến sĩ người Mỹ David R. Hawkins, ông Dương đã hệ thống và phân loại âm nhạc theo các thang đo mức năng lượng như sau:
- Dưới 200 điểm là nhạc Heavy metal, Hip-hop, Rap, Electro, và đại bộ phận nhạc Pop. Chúng thể hiện sự kiêu ngạo, phẫn nộ, tự ti và những trạng thái cảm xúc tiêu cực khác.
- Từ 200 – 300 điểm là âm nhạc thập niên 80, nằm giữa ranh giới Chính và Không Chính. Ở mặt Chính, nó thể hiện đạo đức và dũng khí.
- Tiếp theo, từ 992 – 996 điểm là nhạc Mozart và Beethoven. Chúng thể hiện sự từ bi, thiện lương, lòng nhân ái, khả năng chịu khổ và sự kiên trì nhẫn nại.
- Từ 1.000 điểm cho đến lớn vô hạn là âm nhạc giao hưởng Shen Yun, thể hiện Thần, Thần tính cao độ.
Có lẽ quý vị sẽ thắc mắc nhạc Shen Yun là gì? Đó là âm nhạc do Đoàn Nghệ thuật Shen Yun có trụ sở tại Hoa Kỳ biểu diễn. Shen Yun được thành lập vào năm 2006, với sứ mệnh là phục hồi “Tinh hoa văn hóa 5.000 năm của Trung Hoa” – nền văn hóa vốn gần như bị phá hủy kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc khởi xướng cuộc Cách mạng Văn hóa.
Shen là Thần, Yun là Vận, hay vận vị, thần thái. Shen Yun mang ý nghĩa là vẻ đẹp của những vị Thần đang múa. Âm nhạc của Shen Yun có sức thẩm thấu cao. Sau khi xem buổi biểu diễn của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun, rất nhiều khán giả trong giới thượng lưu Âu – Mỹ đã bày tỏ rằng thân tâm như được gột rửa, đau đớn trên thân thể rõ ràng biến mất, rất nhẹ nhàng, dường như được trở về thiên đường, tràn đầy hy vọng cho tương lai…
Vậy nên, nếu Đoàn Nghệ thuật Shen Yun tới lưu diễn ở đất nước bạn đang sống, đừng bỏ lỡ, biết đâu bạn sẽ có những trải nghiệm tương tự!
Xinbuxinyouni
Nam Phương biên dịch
Nguồn: NTD Việt Nam
Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.
- Xem thêm:
- Hiệu ứng Mozart: Lợi ích cho trẻ em
- Bạn không có thời gian để thiền định? Hãy thử nghe nhạc!
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!