Vận mệnh tuy đã được định trước, nhưng nếu một người làm những việc tổn đức tổn phúc thì cũng có thể khiến vận mệnh của họ bị thay đổi, khiến cho phúc lộc vốn đáng được hưởng bị cắt giảm hoặc xóa bỏ.
Mọi việc thuận theo tự nhiên là cách làm tiếp cận với chân lý
Cổ nhân thường nói thuận theo tự nhiên. Đời một con người từ khi sinh ra đã có định số. Nếu người ấy vì muốn đạt được một điều gì đó mà tìm mọi cách để có được, không từ bất kỳ thủ đoạn nào để đạt được mục đích mà mình mong muốn; như thế sẽ làm tổn hại âm đức. Trong vận mệnh của cá nhân đó vốn có gì, thì sẽ có như thế thôi.
Một số người thường nói: “Tuân theo mệnh Trời“. Rất nhiều người cho rằng đó là một loại nhân sinh quan tiêu cực, bất lực. Thực ra đây là một cách tiếp cận gần nhất với tự nhiên, tiếp cận gần nhất với chân lý. Đó chính là con đường nhân sinh ưu việt, ít đi đường vòng, trực tiếp đạt đến mục tiêu đáng có mà không gây tổn hại tới vận mệnh của bản thân.
Trong Bắc Đông viên bút lục có ghi chép một trường hợp như sau:
“Thời nhà Thanh có người Nam Xương họ La, tinh thông mệnh lý. Vào những năm Càn Long, ông đoán mệnh cho người, đại đa phần đều ứng nghiệm kỳ lạ. Ông tự toán mệnh cho mình rằng, trong mệnh không có phúc lộc lớn, chỉ có năm Canh Tý thi cử đỗ. Ông cũng toán mệnh giúp bạn học họ Vương, nói rằng cả đời không đỗ đạt.
Mùa đông năm Kỷ Hợi, bên cạnh trường học của họ có một quả phụ cư trú, tuổi trẻ xinh đẹp lại không giữ gìn. Ban đầu cô ta trêu đùa họ Vương, anh ta cực lực cự tuyệt. Sau này cô ta lại đùa bỡn với họ La, anh này vui mừng cho rằng mình số đào hoa, thế là liên tục qua lại với cô ta.
Đến khoa thi mùa thu năm Canh Tý, kết quả họ Vương đỗ, còn họ La trượt. Họ La nghi là mệnh lý không chính xác, nhưng nào có hay rằng vận mệnh đã âm thầm chuyển dịch. Họ Vương cực lực cự tuyệt nữ sắc nên đắc phúc báo, còn họ La tham sắc thất đức, kết quả bị mất công danh. Kiên định thiện niệm, kiên trì giữ quy phạm đạo đức thì có thể tránh không bị thất đức, mất phúc”.
Vận mệnh đã định sẵn từ trước
Trong Bác Đông viên bút lục có một trường hợp ghi rằng:
“Thời nhà Thanh ở Hàng Châu có một vị cống sinh, thường ngày thích uống rượu, say rượu thì hay chửi người, đã thành thói quen. Mồng một Tết năm nọ, vị cống sinh này ra khỏi nhà liền gặp một người phụ nữ ăn mày xin tiền, trông bộ dạng thê thảm khổ sở.
Người ta trông thấy bộ dạng như thế này thì lãnh đạm chẳng để ý, nhưng vị cống sinh này bỗng nhiên phát thiện tâm, cho bà ăn xin một đồng xu rồi ra đi.
Sau này vị cống sinh mắc bệnh nặng, mơ mơ màng màng đến âm phủ, gặp Diêm Vương. Diêm Vương sai phán quan tra sổ thiện ác của cống sinh, thấy việc ác rất nhiều, nhưng việc thiện chỉ có một. Thế là Diêm Vương sai đem cân thì thấy thiện ác cân bằng.
Diêm Vương bèn lệnh phán quan tra rõ xem việc thiện là việc gì. Thì ra cống sinh đã cho bà ăn mày một đồng xu, mà bà ăn mày này lại là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát. Khi mọi người đều ngoảnh mặt chẳng để ý thì duy có vị cống sinh này đã cho một xu; do đó Diêm Vương phê chuẩn cho cống sinh hoàn dương. Sau khi vị cống sinh này sống lại, anh bỏ rượu hành thiện, sống rất nhiều năm sau mới qua đời”.
Phần Viên Thiều truyện trong Tống sử cũng có chép một trường hợp cải biến vận mệnh như sau:
“Phụ thân Viên Thiều là viên quan lại nhỏ trong quận, hai vợ chồng đều đã gần 50 tuổi mà vẫn chưa có con trai. Người vợ đưa tiền cho chồng để đến Lâm An nạp thiếp. Khi cha Viên Thiều đưa người thiếp về nhà thì thấy cô nàng nét mặt u uất và dùng dây đay để buộc tóc, bên ngoài dùng dây màu trang sức, ông bèn hỏi nguyên do.
Người thiếp khóc nói: ‘Thiếp là con gái của Triệu tri phủ đã mất, nhà ở Tứ Xuyên. Sau khi phụ thân mất thì nhà rất nghèo khó. Người nhà vì muốn đưa thi thể phụ thân về quê an táng nên bán thiếp’.
Phụ thân Viên Thiều lập tức đưa cô gái trở về quê cũ. Mẫu thân cô gái khóc nói: ‘Tiền sính lễ (bán con) vẫn chưa đủ lộ phí về quê, hơn nữa đã tiêu hết rồi, lấy gì trả lại cho ông đây?’
Phụ thân Viên Thiều nói: ‘Tiểu lại không dám làm vấy bẩn nương tử, tiền sính lễ xin tặng phu nhân.’
Không chỉ có vậy, ông còn dốc hết tiền trong túi ra trợ giúp.
Sau đó phụ thân Viên Thiều về nhà, người vợ nghênh đón hỏi tình hình. Ông kể lại đầu đuôi ngọn ngành, rồi nói: ‘Tôi nghĩ rồi, mệnh tôi không có con trai, tôi và bà kết hôn đã lâu thế này rồi. Còn nếu mệnh tôi có con trai thì sao mình lại không tự sinh mà phải đợi đến có thiếp mới sinh?’
Người vợ vui mừng nói: ‘Phu quân có thiện tâm như thế này thì sẽ có con trai thôi.’
Quả nhiên không lâu sau người vợ có mang rồi sinh ra Viên Thiều, sau làm quan đến chức Tham tri chính sự.
Làm thế nào để thoát khỏi sự ràng buộc của vận mệnh?
Quyển trung trong sách Lý Hư Trung mệnh thư đã chỉ ra rằng: Người ra ngoài ngũ hành thì sống chết là ở mình. Căn cứ lý luận của mệnh lý học, con người sống chết giàu nghèo là do phối hợp và bố cục của âm dương ngũ hành trong giờ sinh bát tự quyết định. Vì vậy nếu con người có thể ra ngoài ngũ hành, thì thoát khỏi sự ràng buộc của âm dương ngũ hành; như vậy chính là đã thoát khỏi sự ràng buộc của vận mệnh rồi.
Việc này duy nhất chỉ có một con đường – chính là tu luyện, chân chính tu luyện Đại Pháp. Trong quá trình tu luyện, thuận theo việc tâm tính được đề cao, thân thể thuận theo đó cũng có sự biến hóa, dùng vật chất cao năng lượng ở các không gian khác dần dần thay thế các tế bào của nhục thân. Như thế thì không chịu sự chế ước của thời không tại không gian này nữa; tức là có thể thoát khỏi sự ràng buộc của âm dương ngũ hành, cũng đã thoát khỏi sự ràng buộc của vận mệnh.
Lời kết
Trở về với văn hóa truyền thống, đề cao các giá trị đạo đức chân chính mới là sự bảo đảm để con người có thể bước qua đại kiếp nạn tử sinh. Ngày nay các quan niệm biến dị đã tàn phá thuần phong mỹ tục, phá hủy các giá trị truyền thống chân chính, ngụy tạo và thay thế vào đó những cái gọi là “truyền thống” méo mó, giả tạo đầy tính dị đoan, khiến cho bao người không lý trí mê muội trở thành nạn nhân của ngụy thiện lợi dụng tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa truyền thống để kiếm tiền, trục lợi, cầu danh…
Điều này cũng khiến những người có chút lý trí nhưng do thiếu hiểu biết về văn hóa truyền thống lại lầm tưởng văn hóa truyền thống là những điều méo mó dị đoan như thế; từ đó có tâm lý bài xích, thù ghét truyền thống.
Bởi vậy chỉ có người lý trí và bình tâm thanh tỉnh, biết nghiêm túc xem xét nghiên cứu các giá trị đạo đức truyền thống chân chính và văn hóa tu luyện chân chính thì mới có tư tưởng đúng đắn để lựa chọn hướng đi cho mình, cũng chính là lựa chọn tương lai sinh mệnh của bản thân.
Tường Hòa biên dịch
- Xem thêm:
- Bất ngờ về nguyên mẫu Tôn Ngộ Không: Là Thần khỉ, yêu quái, hay con người?
- Trí tuệ của các viên quan thời xưa khiến người đời thán phục
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!