Người có trí tuệ thì chỉ cần nghe qua người khác nói là biết được người ta là người như thế nào, tương lai sẽ ra sao, bởi vì lời nói không những ảnh hưởng đến người nghe, mà còn ảnh hưởng đến vận mệnh và sự nghiệp cũng như tương lai của cả người nói. Trí tuệ đối nhân xử thế qua 10 điều không nên nói giúp chúng ta đón lành tránh dữ, hài hòa các mối quan hệ.
Không nói nhiều, không nói lời đùa cợt
Không nên nói nhiều, nói nhiều dễ mắc sai lầm.
Trong “Kinh Dịch” viết: “Cát nhân chi từ quả, táo nhân chi từ đa”, nghĩ là: Người tốt lành ít nói, người nóng vội lắm lời.
Người có đức hạnh tự biết rằng làm việc thiện chưa đủ nên không nói nhiều lời, người hấp tấp thì ham khoe bản thân nên nói nhiều.
Đừng nên nói đùa mà không để ý chừng mực, nếu không sẽ gây ra xung đột và mang đến tai họa.
Trong vở Kinh kịch “Mười lăm xâu”, Vưu Hồ Lô đã mượn 15 xâu tiền để làm ăn, nhưng ông ta nói đùa với con gái rằng mình bán con gái được giá. Cô con gái tin lời cha là thật nên đã bỏ trốn ngay trong đêm đó, dẫn đến một loạt của các sự cố và một vụ án oan.
Không nói thẳng nói hết
Không nên nói thẳng một cách không kiêng dè mà không nghĩ tới hậu quả, nếu không sẽ gây ra rắc rối. Nói lời nên hàm súc, nên để không gian dư địa cho người khác.
Đôi khi lời không cần phải nói hết, quan trọng ở chỗ điểm đến là dừng, dùng lời gián tiếp cảnh báo.
Đừng nói quá thẳng hoặc quá lộ, gây khó chịu, cái hay là nói vừa đủ, để lại dư âm, lời đã dừng mà ý nghĩa vẫn còn mãi.
Không nói lời kiêu căng ngông cuồng
Khi nói cần biết cân nhắc nặng nhẹ, không nói lung tung hàm hồ, nếu không về sau sẽ hối hận.
Đừng kiêu căng tự mãn và tự cho mình là đúng. Khoe khoang, khoác lác là thể hiện của thiếu hàm dưỡng.
Trên đời luôn có những người thích nói lời ngạo mạn, như thể không nói lời giả dối thì không thể làm được việc lớn, không nói kiêu căng thì không chứng tỏ được bản thân có năng lực. Nhưng không có năng lực, thì dù nói lời cuồng vọng cũng vẫn không có năng lực. Nhưng có những người quen nói lời cuồng vọng, nếu không như vậy, nói lời thật thì ngược lại không có người tin.
Nói khoa trương, khoác lác, ngạo mạn khiến con người sống thật mệt mỏi, người nói mệt mỏi, người nghe cũng mệt mỏi.
Không nói lời công kích
Không nên công kích những khuyết điểm của người khác, không động vào vết thương của người khác. Nếu không sẽ chuốc lấy thù ghét, vừa hại người lại hại chính mình.
Trên đời, con người sống đều cần có sự tôn nghiêm. Ai cũng có sự tự trọng và sĩ diện, vì vậy không nên phơi bày khuyết điểm của người khác hay nói việc riêng tư của họ.
Không hứa tuỳ tiện
Lão Tử: “Phù khinh nặc tất quả tín, đa dị tất đa nan”, nghĩa là: “Dễ dàng hứa thì ắt ít giữ chữ tín, coi dễ dàng thì ắt sẽ khó khăn”.
Đừng nên tuỳ tiện nói lời hứa hẹn. Tuỳ tiện hứa sẽ dễ mất niềm tin.
Không nói lải nhải
Đừng nói lải nhải, người khác không muốn nghe mà cứ nói, khiến người ta phát chán.
Nói nhiều cũng vô ích, quan trọng cần vừa phải.
Không nói lời châm chọc, mỉa mai
Đừng nói những lời mỉa mai người khác.
Lời nói là tiếng nói của trái tim, tướng do tâm sinh. Và những gì một người nói là phản ánh nội tâm của người đó.
Hạ thấp người khác và đề cao bản thân để có được sự thỏa mãn tâm lý, đó là thể hiện của tự ti, thường cái được chẳng bù cho cái mất, hại người và cũng không có lợi cho bản thân.
Không nói lời quá vị trí của bản thân
Lời nói và việc làm không quá với vị trí của bản thân.
Đừng nói những điều không phù hợp với thân phận và địa vị của bạn.
Không nói lời xu nịnh
Đừng nói những điều tâng bốc, xu nịnh người khác. Tâng bốc và xu nịnh người khác là một dấu hiệu của sự kém cỏi.
Tâng bốc cũng có nguy hiểm. Làm người đường đường chính chính là tốt rồi, không nên nói lời xu nịnh.
Không nói lời luồn cúi
Chớ nên thấp kém mà nói lời của kẻ nô lệ và kẻ hầu hạ, vì người có đức hạnh thì chẳng nói lời ti tiện.
Người ta không được kiêu ngạo, nhưng không phải là không có khí chất cứng cỏi! Mọi người nên có tôn nghiêm của riêng mình, làm người không bao giờ được thấp hèn, thể hiện trong ngôn từ dùng một cách đúng mực.
Minh An
Theo Secretchina
Nguồn: NTD Việt Nam
Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.
- Xem thêm:
- Bất ngờ về nguyên mẫu Tôn Ngộ Không: Là Thần khỉ, yêu quái, hay con người?
- Trí tuệ của các viên quan thời xưa khiến người đời thán phục
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!