Một khi bạn chọn ‘tha thứ’, não bộ sẽ giúp bạn xóa sạch mọi nỗi đau

Tha thứ
Một khi bạn chọn ‘tha thứ’, não bộ sẽ giúp bạn xóa sạch mọi nỗi đau. (Ảnh: Pixabay)

“Tha thứ cho người khác, chính là cứu vớt chính mình”. Một nghiên cứu khoa học gần đây phát hiện, câu nói này không phải là “liều thuốc thư giãn” hào nhoáng, mà là một bí quyết sức khỏe thực sự.

Các nhà khoa học cho biết, tha thứ cho người khác sẽ giúp con người dễ dàng quên đi những trải nghiệm đau khổ, giải thoát bản thân khỏi những cảm xúc tồi tệ, khôi phục trạng thái cân bằng cho thể chất và tinh thần.

Lựa chọn tha thứ, dễ dàng quên đi nỗi đau

Một nghiên cứu khoa học được công bố trên tạp chí “Khoa học Tâm lý” (Psychological Science) ngày 21/5 cho thấy, những người chọn cách tha thứ khá dễ dàng quên đi những chi tiết về những tổn thương trong quá khứ. Điều này là do sau khi tha thứ, sẽ sinh ra cơ chế lãng quên những ký ức đau buồn.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học St Andrews ở Vương quốc Anh đã yêu cầu 30 người tham gia thí nghiệm đọc 40 loại nội dung bao gồm: hành vi gây thương tích nghiêm trọng cho người khác sau lưng, hành vi trộm cắp… Sau đó yêu cầu mỗi người cho điểm mức độ tác hại do mỗi hành vi gây ra, đồng thời tưởng tượng nếu như mình là nạn nhân, khả năng tha thứ cho đối phương là bao nhiêu.

Hai tuần sau, nhóm người tham gia thí nghiệm này đọc lại nội dung tương tự, nhưng nội dung đã được đánh dấu màu đỏ hoặc xanh lá cây tương ứng. Các nhà nghiên cứu yêu cầu các đối tượng nhớ lại phần nội dung màu xanh lá cây, không nghĩ đến phần nội dung màu đỏ.

Tác giả của bài báo, Tiến sĩ Saima Noreen, nói rằng khi người tham gia thí nghiệm chọn “tha thứ” ngay từ đầu, sẽ rất khó để nhớ lại các chi tiết của sự việc sau đó. Còn những người đã chọn “không tha thứ” ngay từ đầu, ngay cả khi họ được yêu cầu không nhớ lại các chi tiết trong thí nghiệm, những ký ức đó vẫn còn khá sâu sắc.

Kết quả nghiên cứu cho thấy sau khi một người đưa ra quyết định “tha thứ”, não bộ sẽ kích hoạt cơ chế lãng quên, cho phép con người quên đi những ký ức đau buồn từng không có lợi cho bản thân. Dù cho lập tức làm được thực sự tha thứ rất khó khăn, nhưng chỉ cần bạn chọn cách tha thứ, thì việc quên đi những ký ức đó sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Tiến sĩ Noreen cho biết: “Mối quan hệ giữa tha thứ và lãng quên là hai chiều, và nó sẽ trở nên phức tạp hơn theo thời gian. Từ xưa đến nay, chúng ta đã biết rằng học cách tha thứ cho người khác sẽ có tác động tích cực đến sức khỏe cá nhân”.

Một khi bạn chọn 'tha thứ', não bộ sẽ giúp bạn xóa sạch mọi nỗi đau
” Mối quan hệ giữa tha thứ và lãng quên là hai chiều, và nó sẽ trở nên phức tạp hơn theo thời gian. Từ xưa đến nay, chúng ta đã biết rằng học cách tha thứ cho người khác sẽ có tác động tích cực đến sức khỏe cá nhân”. (Ảnh: Pixabay)

“Không tha thứ” mang đến tai họa nhân sinh

Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã thực hiện rất nhiều thí nghiệm về mối quan hệ giữa “tha thứ” và sức khỏe, và phát hiện ra rằng hoạt động tinh thần của “tha thứ” có thể cải thiện chức năng tim mạch của cơ thể, giảm đau mãn tính, giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Nó là một “liều thuốc tốt” bảo trì sức khỏe.

Còn một người luôn có những đấu tranh và mâu thuẫn canh cánh trong lòng, thì tâm lý của họ thường rơi vào trạng thái căng thẳng. Bởi vì mâu thuẫn nội tâm không được giải tỏa sẽ làm cho não bộ và thần kinh bị hưng phấn cao độ, gây hồi hộp, co mạch, tăng huyết áp, hệ tiêu hóa co thắt, việc tiết dịch tiêu hóa bị ức chế,… do đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh tâm thần và các bệnh khác.

Thực tiễn cuộc sống cũng đã chứng minh rằng, một người không bình tĩnh và không biết tha thứ cho người khác thường sẽ biến việc nhỏ thành việc lớn, kích thích mâu thuẫn và mang lại vô vàn rắc rối cho bản thân.

Trong một cuốn sách tập hợp các trường hợp có thật, “rủi ro thương thân chỉ vì không đành lòng” kể về thảm họa cuộc đời do “không tha thứ” gây ra.

Bệnh nhân trong bài viết tên là Thụy, đến một phòng khám Đông y để điều trị bệnh Parkinson. Bệnh Parkinson được gọi là chứng liệt rung trong Đông y. Thụy có tiền sử bệnh gần 3 năm, tay run, khi ăn thường run rất nặng, cơm chưa đưa đến miệng thì đã hết xuống đất. Sau một thời gian điều trị bằng Trung y, bệnh tình của cô không có nhiều cải thiện, một thời gian sau các triệu chứng lại thường xuyên tái phát. Vị bác sĩ tỏ ra bối rối, sau khi hỏi thăm, Thụy kể về những gì đã xảy ra trong cuộc đời mình.

” Vợ chồng tôi điều hành một công ty vận tải container. Chúng tôi có một biệt thự trên một hòn đảo và đi chung đường với hàng xóm. Chỉ có hai nhà chúng tôi trên đảo. Vì mặt đường đã bị hỏng nên chúng tôi đề xuất hai nhà bỏ tiền ra sửa đường, thế nhưng hàng xóm phản đối nên chúng tôi phải tự bỏ tiền ra sửa.

Những người thợ không để ý, đổ đá ra giữa đường gây bất tiện cho giao thông của hàng xóm. Họ nghi ngờ rằng chúng tôi cố tình làm điều này vì tức giận, thế là họ bịt kín một lối đi thuộc địa phận nhà của họ, khiến chúng tôi đi về nhà phải đi xa thêm mấy dặm”.

“Chồng tôi bắt đầu chửi bới và đóng áp tổng cấp nước trong cơn tức giận. Hệ thống nước là do chúng tôi lắp đặt trước. Để tiết kiệm tiền, họ đã dẫn nước từ chỗ chúng tôi. Nguồn nước bị ngắt, họ gần như phát điên lên. Họ đổ nước bùn và chất đá trên đường, chặn hoàn toàn đường lái xe về nhà của chúng tôi.

Cứ như vậy, chúng tôi đã trở thành kẻ thù không đội trời chung. Cả hai nhà chúng tôi đều tìm luật sư. Vụ kiện này đã kéo dài gần 3 năm, trong 3 năm này chúng tôi không thể về nhà và họ cũng không thể sinh sống được. Hiện tại mâu thuẫn của chúng tôi đã đến mức “ta sống ngươi chết”. Căn nhà không thể bán được do vụ kiện chưa được giải quyết, cũng không thể ở, lại cần phải sửa chữa…”

Trong quá trình kể, Thụy càng lúc càng phấn khích, tay cô bắt đầu run, mặt đỏ bừng, cảm xúc gần như đến tột cùng và sắp sụp đổ. Vị bác sĩ biết nguyên nhân sâu xa khiến bệnh cô tái phát nhiều đợt và không cải thiện.

Người nóng giận sẽ khiến tổn thương gan, khiến can khí đẩy ngược tâm hỏa, khí nghịch mà không thuận, tắc nghẽn mà không thư, mất chí khí, hao tổn tinh thần, thân thể tổn thương.

Trong trường hợp này, các thầy thuốc Đông y thường sử dụng phương pháp mà tâm lý học hiện đại gọi là “liệu pháp vị tha”, để giảng cho bệnh nhân đạo lý “lùi một bước, biển rộng trời cao; nhẫn một chút, liễu ám hoa minh hựu nhất thôn”. Họ hướng dẫn người bệnh nảy sinh cảm nhận tích cực đối với người đã làm tổn thương mình. Khi bệnh nhân nói với bác sĩ, “ông đã giúp tôi nói ra sự ngột ngạt và oán hận trong ba năm qua”, tay cô cũng bắt đầu ngừng run.

Học cách tha thứ

Hàng xóm bất hòa, vợ chồng bất hòa, đồng nghiệp bất hòa… có thể khiến con người rơi vào vũng lầy tình cảm, khiến người ta buồn bã, đau khổ, tức giận, thậm chí là hận thù. Để thoát khỏi tình trạng bế tắc này, cách sáng suốt nhất là học cách tha thứ. Điều này sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho cảm xúc và tâm sinh lý của con người.

Tất nhiên, ở đây không phải là khoan thứ cho một số hành vi trái đạo đức hoặc bào chữa cho một số hành vi trái đạo đức, mà là muốn mọi người gạt bỏ những cảm xúc tiêu cực tột độ đó sang một bên.

Các nhà tâm lý học gợi ý rằng khi gặp xung đột, bạn cũng có thể suy nghĩ về vấn đề từ bốn khía cạnh sau:

(1) Nếu bạn có thể tha thứ cho người khác, bạn có thể giải phóng nhiều cảm xúc tiêu cực.

(2) Tha thứ cho người khác có thể giúp bạn khỏe mạnh và mạnh mẽ hơn.

(3) Ngẫm lại xem, tại sao đối phương lúc trước lại làm như vậy.

(4) Nếu tôi là đối phương, tôi sẽ xử lý như thế nào khi phát sinh sự việc.

Các nhà tâm lý học phát hiện, khi mọi người có thể nhìn xung đột từ góc độ của đối phương, về tâm sinh lý sẽ xuất hiện biến hóa rất lớn, cho dù nhịp tim hay huyết áp cũng đều sẽ thấp hơn, cau mày ít hơn, và độ dẫn truyền da (skin conductance) sẽ cũng giảm – đây là những chỉ số tốt về vai trò của hệ thần kinh giao cảm.

“Tha thứ” khiến chúng ta nhận được lợi ích cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, nếu một số ký ức không vui vẫn khiến bạn cảm thấy tim đập nhanh, huyết áp tăng, rối loạn tiêu hóa… vậy thì ngay bây giờ hãy thử một lần thay đổi góc độ suy nghĩ một chút. Hãy từ vị trí đối phương để suy nghĩ về những xung đột kia, “thông cảm” với tình cảnh của đối phương, thực lòng chúc phúc cho đối phương. Sau đó, quên đi những phiền não kia, và bước tiếp  trên con đường nhân sinh của bạn.

Tha thứ cho người khác chính là cởi trói cho chính mình
Tha thứ cho người khác chính là cởi trói cho chính mình.(Ảnh: Pixabay)

Cảm ngộ: 

“Tha thứ” cho người khác chính là cởi trói cho chính mình. Sợi dây vô hình ấy nếu không cởi bỏ sẽ ngày càng thít chặt lấy tâm hồn người ta, lâu ngày trở thành một thứ oán khí, uất hận, tạo thành thống khổ tinh thần và vô vàn bệnh tật. Cho nên nói, khoan thứ cho người cũng chính là tự cứu mạng mình.

Chuyện xưa kể rằng, Sở Trang Vương một hôm cho bày yến tiệc thết đãi các đại thần. Trong tiệc, gió lớn nổi lên bỗng thổi tắt hết đèn nến. Khi ấy, một quan viên lợi dụng đêm tối kéo áo chọc ghẹo cung nữ của nhà vua. Người cung nữ ấy giật đứt giải mũ của ông này rồi tâu lên Sở Trang Vương, muốn thắp đèn nến lên, tìm xem ai là người đã chọc ghẹo mình và xử tội.

Nhưng Sở Trang Vương gạt đi và tuyên bố: “Hôm nay các khanh uống rượu cùng ta mà không say đến đứt giải mũ thì chưa phải là thực bụng vui vậy!”. Thế là các đại thần văn võ đều giật đứt giải mũ của mình. Nhân thế mà người trêu ghẹo cung nữ kia không bị lộ mặt nữa.

Hai năm sau, nước Sở đánh nhau to với nước Tấn. Qua năm trận kịch chiến, quân Sở có một võ tướng liều mình, tả xung hữu đột, không màng sống chết, luôn đi tiên phong. Quân Sở nhờ vậy đã đắc thắng. Sau này Sở Trang Vương lấy làm lạ, bèn cho gọi đến hỏi ngọn ngành. Người ấy bèn thưa: “Thần chịu nghĩa xưa, đội ơn dày của bệ hạ đã tha cho tội khi quân. Vốn mong muốn liều chết để báo đền ân đức bệ hạ, đến nay thần mới có dịp. Thần là Tưởng Hùng, là người năm xưa trêu ghẹo cung nữ của bệ hạ trong tiệc rượu”.

Sở Trang Vương quả thực có tấm lòng hào hiệp, bụng dạ cũng không chút hẹp hòi, nhỏ nhen. Bởi ông đã tha thứ cho lỗi lầm của Tưởng Hùng trên bàn rượu đêm năm ấy, vậy nên mới có được một võ tướng tiên phong, xông vào mũi tên hòn đạn mà chiến đấu hết mình cho vua.

Không thể tha thứ cho người khác, thực chất chính là mình trong lòng không buông xuống được, mình đang cùng chính mình phân cao thấp. Khoan thứ cho người khác, thực tế chính là buông tha cho chính mình. Bởi vậy mới nói rằng: Tha thứ không phải là ban phát ân huệ cho kẻ khác, mà tha thứ chính là món quà cho tâm hồn của chính chúng ta.


Theo Aboluowang.com

Quỳnh Chi biên dịch

Link bài dịch: NTD Việt Nam

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x