Cuộc sống xem ra như quá bình thường, nhưng đều có cơ hội gặp những việc khiến người ta phải suy nghĩ. Quả thực thiện lương khó hơn thông minh, nhưng hành động thiện lương lại không hề khó!
“Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Đây là một câu khái quát sâu sắc mà đã tiền nhân để lại cho hậu nhân. Bất kỳ ai sinh ra đều có bản tính lương thiện và trái tim yêu thương. Tất cả những hành động của cha mẹ đều sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới con trẻ. Từ cách cư xử hàng ngày của cha mẹ cũng có thể nói cho con biết được rằng lòng tốt không phải là việc gì đó quá to lớn, mà là điều lúc nào cũng có thể thấy, có thể làm trong cuộc sống, không phải là sự cố ý tìm kiếm.
Thiện lương khó hơn thông minh
Giám đốc điều hành của công ty Amazon – ông Jeff Bezos đã kể một câu chuyện như sau trong một lần diễn giảng của mình:
Cậu bé Jeff Bezos yêu ông bà của mình và rất kính trọng họ. Năm Jeff Bezos 10 tuổi, trong một lần đi chơi, ông ngoại lái ô tô và bà ngoại ngồi bên cạnh thì hút thuốc lá. Jeff Bezos ghét mùi khói thuốc. Cậu từng nghe có quảng cáo nói rằng hút một điếu thuốc lá sẽ làm giảm đi vài phút tuổi thọ. Vì vậy, cậu ước tính xem bà mình hút bao nhiêu điếu một ngày, mỗi điếu hít vào bao nhiêu khói v.v. rồi đắc ý đưa ra một con số tương ứng.
Jeff Bezos thông báo cho bà ngoại về kết quả các phép tính của mình, những tưởng rằng tài tính toán thông minh của mình sẽ dành được những tràng pháo tay khen ngợi. Nhưng không ngờ, điều cậu nhận được là tiếng khóc của bà ngoại.
Ông ngoại là người thông minh và điềm tĩnh. Ông lặng lẽ đậu xe bên đường, nhìn cậu, im lặng một lúc rồi nhẹ nhàng ôn tồn nói: “Con à, một ngày nào đó con sẽ hiểu được rằng lương thiện khó hơn là thông minh”.
Câu nói của ông khiến Jeff Bezos khắc ghi sâu trong lòng.
Gia đình hẹn gặp nhau uống trà
Vào một ngày nắng đẹp, cha mẹ và cô con gái hẹn nhau uống trà trong công viên, vì con gái họ sau khi tốt nghiệp đại học đã may mắn được một công ty lớn tuyển dụng. Cả gia đình hẹn gặp nhau đi ăn, uống trà để chúc mừng.
Trong thời tiết nắng đẹp, tâm trạng của mọi người càng thêm hân hoan vui vẻ. Công viên đông nghịt người, đâu đâu cũng vang lên tiếng cười nói hạnh phúc. Cuối cùng gia đình cũng tìm được một chỗ, họ pha trà, tự tay bày biện hoa quả và hạt dưa tự mang tới. Họ từ từ thưởng thức hương vị trà và cảm nhận niềm vui sum họp bên gia đình người thân, bình yên và đầm ấm.
Ông già nhăn nheo đen gầy bước vào bức tranh của gia đình
Hình ảnh một ông già nhăn nheo, đen và gầy tiến vào trong bức tranh êm đềm của cả gia đình. Ông mặc bộ quân phục cũ bẩn thỉu, tóc bạc lấm tấm bụi bẩn, đôi mắt vàng đục ảm đạm, da ngăm đen, những vết sẹo khô cứng và xỉn màu của bao năm tháng tung hoành. Trên tay ông vết nứt đen và sẹo, mang theo một cái hộp gỗ nhỏ – không phải loại của thợ đóng giày địa phương sử dụng, mà là một cái túi nhựa, miệng túi bị xé rách, chỗ rách được phủ một lớp thạch cao hắc ám, trông có chút kỳ quái.
Ông già lúng túng cười ngượng ngùng, và hỏi họ bằng một giọng vùng quê ngọng nghịu, rặng liệu họ có muốn đánh giày không?
Cô con gái và người mẹ nhìn ông lão, cô gái nhìn vào đôi giày da đắt tiền bóng loáng của mình mà không khỏi lè lưỡi rùng mình.
Thiện lương là một sự lựa chọn
Người cha ngồi đối diện tháo dây giày, cởi giày ra và luồn chân vào đôi dép ông già đưa qua. Còn đôi dép đó, trong mắt cô con gái, chắc chắn là đồ nhặt từ thùng rác, cô suýt nữa hét lên như thế. Cô con gái lo lắng thấp thỏm, nhìn đôi tay ông lão vụng về đánh đôi giày. Cô lo lắng nói với bố rằng: ‘đôi giày của bố còn bẩn hơn lúc chưa đánh’.
Người mẹ cũng cằn nhằn theo: “Chẳng phải thường ngày anh vẫn tự đánh giày sao? Sao hôm nay lại để người khác đánh giày cho? Mà đánh giày thì cũng phải tìm người thợ tốt chứ!”
Người cha mỉm cười và nói: “Ông già đó rõ ràng là một người mới vào nghề, từng này tuổi rồi mà ông ấy còn phải ra ngoài làm nghề này, nhất định phải có lý do bất đắc dĩ. Đưa tay ra ăn xin là việc không ai muốn và cũng không hay lắm, nên tôi muốn giúp một chút, ít nhất có thể để ông ấy không phải đi ăn xin. Điều này có gì là sai đâu? Không có nhiều tiền cũng có thể mua được vài cái bánh bao cũng đủ cho ông ấy ăn qua ngày”.
Người mẹ và cô con gái đều cảm thấy lời người cha nói cũng hợp lý, đặc biệt là cô con gái từ nhỏ đã thấy cha hay làm những việc giúp người thế này nên cũng không nói gì. Được cha mỉm cười khích lệ , cô thậm chí còn có ý định bỏ đôi giày dưới chân mình ra đánh liều đưa ông lão. Nhưng nhìn đôi dép của ông cụ, cô thực sự không thể hạ quyết tâm được, cô thì thầm vào tai cha, rồi lặng lẽ rời đi.
Ông lão mang đôi giày đã đánh bóng qua. Đôi giày quả nhiên trông như bị bôi bẩn, như bị phủ một lớp dầu đánh xi dày. Người cha nhìn vậy, cười nói: “Ông nhìn này, ông hình như vẫn chưa biết cách đánh giày, để tôi chỉ cho ông nhé!”
Ông già xin lỗi và ngượng ngùng cười, gật đầu. Có thể thấy ông cũng thực sự không hài lòng với khả năng của mình.
Người cha kiên nhẫn tỉ mỉ chỉ từng chút cho ông lão, đồng thời cẩn thận và chậm rãi dùng đôi giày của mình để mô tả cách làm cho ông lão. Sau đó, người cha cởi giày ra khỏi chân vợ và để ông già thực hành lại một lần. Ông lão ngượng ngùng nói: “Cả đời tôi chưa từng đi giày da, nên không biết phải xử lý thế nào”.
Cô con gái quay trở lại, trên tay cầm theo hai đôi dép mới, và đưa chúng cho ông lão, cô nói: “Cháu tặng ông, giờ cháu nhờ ông đánh giúp đôi giày của cháu”.
Ông lão trang trọng, chăm chú dùng kỹ thuật mới học được và đánh đôi giày cho cô gái sạch bong. Trong quá trình đánh giày, cô gái nói với ông lão về tâm lý của các khách hàng. Ví như quần áo, đầu tóc và gương mặt sạch sẽ gây được thiện cảm với khách hàng, v.v. Ông lão vừa đánh giày, vừa lắng nghe và gật gù đồng ý. Cuối cùng ông cũng hiểu lý do tại sao việc kinh doanh của mình không tiến triển được.
Gió rất nhẹ và nắng rất ấm áp, hôm đó mọi người đều rất thân thiện. Ông lão đánh giày rất vui vì may mắn gặp được một gia đình nhân hậu. Và cả gia đình ba người uống trà cũng rất hạnh phúc, họ lại càng hiểu thêm rằng lương thiện không phải chỉ tìm kiếm những việc thật to lớn, mà chính là xảy ra ở xung quanh chúng ta.
Minh An
Theo SOH
Nguồn: NTD Việt Nam
- Xem thêm:
- Trí tuệ của các viên quan thời xưa khiến người đời thán phục
- Đạo lý chân chính trong câu: Cho cá không bằng dạy cách câu cá
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!