Việc tu khẩu với những người không tu hành mà nói, liệu có ý nghĩa gì to tát chăng? Kỳ thực, suốt cuộc đời một con người thường hiếm khi làm những việc ác lớn, nhưng đa số việc ác nhỏ lại lặp lại liên miên. Nguyên nhân là do cái miệng quên mất phải “cẩn ngôn”, nói năng cẩn trọng. Tu khẩu là bài học mà con người cần học nhất trong cuộc đời.
Khẩu nghiệp thường gặp nhất là nói dối, tung tin đồn thất thiệt, nhanh mồm nhanh miệng làm tổn thương tới người khác, hoặc vì lợi ích của bản thân, vì thành kiến mà gây ra những mâu thuẫn, xung đột và hiểu lầm không đáng có.
Tu khẩu chính là bài học cần thiết nhất cho mỗi người. Bởi lẽ những người dễ phạm phải khẩu nghiệp thì khó có được một vận mệnh tốt. Sách cổ ghi lại rất nhiều trường hợp nghiệp báo vì không tu khẩu, chỉ là nhiều người hiện đại không tin chuyện nhân quả nên cho rằng người xưa mê tín. Nhưng tôn giáo cũng có thuyết rằng, tin thì mới thấy, không tin thì không được thấy, cho nên càng không tin thì cái có thể thấy được lại càng ít đi. Dẫu là tin hay không, những chuyện chép trong sách cổ vẫn còn đó không thay đổi…
Lời không nói ra vẫn bị cắt giảm phúc báo
Tại vùng Nghi Châu triều Minh có một thư sinh tên là Vương Dụng Dữ. Một lần nọ cậu ta nằm mơ thấy mình gặp một vị quan lớn, vị quan này cai quản công danh lợi lộc. Cậu ta bèn hỏi lần này liệu mình có công thành danh toại hay không. Vị đại quan bèn nói với cậu rằng:
“Ông nội của ngươi làm người vô cùng cẩn trọng, chất phác, đã tích được một chút công đức, vậy nên lẽ ra ngươi cũng đỗ đạt. Nhưng vì mỗi lần tới chùa bái Thần bái Phật, ngươi chỉ đều cầu cho mình được mạnh khoẻ, cầu cho bản thân đỗ đạt công danh, cầu cho vợ mau khỏi bệnh, vợ chồng sống với nhau tới bách niên giai lão.Nhưng nhà ngươi lại chưa hề một lần cầu phúc cho người mẹ già cô quả thủ tiết của ngươi. Vậy nên thần linh rất tức giận, đã hoãn đến 2 lần sau mới cho ngươi thi đỗ.”
Vương Dụng Dữ hỏi: “Thế đỗ đầu bảng lần này là ai?”
“Đó là Chu Cát.”
Vương Dụng Dữ hỏi: “Học vấn của cậu ta cũng không phải thuộc hạng tốt lắm!”
“Nhưng ông tổ của cậu ta đã tích được âm đức vô cùng sâu dày suốt 60 năm qua, đã cho lưu thông rất nhiều sách khuyến thiện khiến con người bỏ ác tu thiện, giúp phong tục cả một phương được cải thiện không ít. Vậy nên cậu ta sẽ thi đầu bảng kỳ thi hương.”
Vương Dụng Dữ vô cùng kinh ngạc, hai người mà cậu cho rằng rất có học vấn đều không thi đậu, một người là Du Lân, một hiếu tử trong vùng. Lẽ nào cậu ấy lại không đậu?
Vị đại quan này bèn giảng giải: “Cậu ta mang danh hiếu tử, nhưng khi phụng dưỡng cha mẹ trong tâm lại thường oán thán. Người này chỉ làm chuyện hời hợt bề mặt, trong lòng chẳng cung kính, không chân thành, mà còn oán trách cha mẹ. Điều này đã phạm phải tội gì? ‘Chửi thầm’ tức là trong lòng mắng nhiếc cha mẹ, oán hận cha mẹ, dần dần tình thân ngày càng xa cách. Đây chính là một tội danh của cậu ta.
Cậu ta mang danh hiếu tử, nhưng thực tế lại chẳng tích phúc. Hưởng cái hư danh trên thế gian này thậm chí còn bị tiêu giảm phúc báo. Hơn nữa khi hành sự cậu ta nói năng hà khắc. Do những nguyên nhân trên, cả đời sẽ phải chịu cảnh nghèo đói túng thiếu, chẳng thể đỗ đạt.”
Người không tu khẩu, lời lẽ ngạo mạn hà khắc nên tự diệt thân
Người còn lại mà Vương Dụng Dữ nghĩ tới là Uất Tòng Chu, người này mười mấy tuổi mà hạ bút đã có thể viết ra những áng văn chương mấy nghìn chữ. Một người giỏi giang như vậy sao có thể không đỗ đạt?
Vị đại quan bèn nói: “Trong số mệnh của Uất Tòng Chu lẽ ra sẽ đỗ tú tài vào năm 17 tuổi. Năm 26 tuổi đỗ tiến sỹ, 45 tuổi làm quan Đại Tư Không, năm 54 tuổi làm Thiếu Bảo (thầy giáo của thái tử), năm 69 tuổi dương thọ mới tận. Được làm thầy giáo của hoàng thượng, thì tổ tông không tích công đức 10 đời thì chẳng thể mơ. Nhưng vì cậu ta văn hay chữ tốt, nên rất kiêu ngạo.
‘Ngạo bất khả trường’, kiêu ngạo chẳng thể dài lâu, ngay phần mở đầu của ‘Khúc Lễ – Lễ Ký’ đã nói vậy rồi. Quá ngạo mạn sẽ cắt giảm phúc báo của bản thân. Đặc biệt là lời lẽ y sắc bén, thường hay mắng nhiếc người khác tới mức họ chẳng có chốn dung thân. Khẩu nghiệp của y thần linh chép lại đã lên tới 2.470 khoản rồi. Nếu cậu ta vẫn không hối cải thì khẩu nghiệp này quá 3.000 khoản mệnh sẽ chẳng còn. Phúc báo bị cắt giảm hết, phúc lộc tận rồi thì người cũng mất.”
Cổ nhân có câu rất hay rằng: “Chỉ một niệm mà khiến quỷ thần phẫn nộ, chỉ một lời mà làm tổn thương hoà khí của đất trời, chỉ một hành vi mà gây hoạ hại cho con cháu, mọi thứ đều nên cẩn trọng.” Vậy nên chúng ta khi nói năng cần vô cùng cẩn trọng, nếu không thì không chỉ rước hoạ vào thân, mà còn gây tai vạ cho con cháu.
Do vậy, điều cần chú ý nhất chính là khẩu đức. Lời nói sắc bén như dao kiếm, đôi khi còn làm tổn thương người khác hơn cả gươm đao. Nhiều lời ắt tổn đức, nhưng không nói cũng tổn đức, giữa nói và không nói, ngoài việc dựa vào trí huệ và kinh nghiệm để phán đoán ra, còn cần phải dựa vào thiện niệm và sự tu dưỡng của bản thân. Muốn tránh tạo ra quá nhiều khẩu nghiệp cho bản thân, nên nói ít và nói chậm lại. Đây là bước đầu tiên tu khẩu đức mà mỗi người cần học.
Những lời đáng giá nhất là những lời mang tính xây dựng, khiến con người nghe xong cảm thấy ấm áp, chân thành. Muốn làm được điều đó cần có trí huệ và sự tu dưỡng cao hơn mới có thể đạt được.
Thiên Cầm từ Trí thức VN
Theo Sound of Hope
- Xem thêm:
- Bất ngờ về nguyên mẫu Tôn Ngộ Không: Là Thần khỉ, yêu quái, hay con người?
- Trí tuệ của các viên quan thời xưa khiến người đời thán phục
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!