Lời dịch
Người ta giàu có, không được ghét ghen
Tôn trọng người khác, là tôn trọng mình
Chớ học tiểu nhân, ghét người hơn mình
Học người quân tử, thành tựu cho người
Nguyên văn chữ Hán:
他人富者,心不可惡
取重於人,是重其身
莫效小人,惡人勝己
可效君子,成人之美
Âm Hán Việt:
Tha nhân phú giả, tâm bất khả ác
Thủ trọng ư nhân, thị trọng kỳ thân
Mạc hiệu tiểu nhân, ố nhân thắng kỷ
Khả hiệu quân tử, thành nhân chi mỹ (1)
Diễn giải:
Thấy người giàu có, tài hoa thì không được trong lòng ghen ghét đố kỵ.
Tôn trọng người khác thì chính là tôn trọng bản thân, bởi vì có tôn trọng người ta thì người ta mới tôn trọng mình.
Chớ học theo kẻ tiểu nhân, kẻ tiểu nhân thường ghen ghét người hơn mình. Học người quân tử, làm điều tốt cho người khác.
(1): Sách Luận ngữ viết: “Người quân tử thành tựu việc tốt đẹp cho người khác chứ không làm việc xấu cho người. Kẻ tiểu nhân thì trái lại”. (Nguyên văn: “Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác, tiểu nhân phản chi”)
Câu chuyện tham khảo:
Đỗ Dự không ghét tiểu nhân
Thời kỳ Tây Tấn, Đỗ Dự là một đại danh tướng văn võ song toàn. Ông trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, văn có thể an bang, võ có thể định quốc, công trạng thành tích nổi bật, được bách tính tôn kính.
Trong trận chiến Tây Tấn diệt Tôn Ngô (năm 265-317), Đỗ Dự thể hiện tài năng của một nhà quân sự phi phàm, dưới sự chỉ huy của ông nhà Hán đã kết thúc 300 năm cục diện phân chia, một lần nữa lập nên công danh hiển hách.
Mặc dù ông đạt được nhiều chiến công to lớn, là một nhân vật hết sức quan trọng, ông vốn đảm nhiệm chức Thứ sử Kinh Châu, nhưng lại vẫn thường xuyên qua lại với giới quyền quý ở kinh thành Lạc Dương, còn chủ động cùng bọn họ uống rượu, trò chuyện vui vẻ trong các bữa tiệc.
Lúc ấy có một số người tỏ ra nghi ngờ, hỏi Đỗ Dự: “Hiện giờ ông là người có địa vị, là một người ngay thẳng chính trực, tại sao lại còn phải đi nịnh bợ bọn người kia?”
Đỗ Dự nói: “Ta đối bọn họ hoàn toàn không có yêu cầu điều gì, nguyên nhân duy nhất chính là ta sợ bọn họ gây trở ngại cho ta, thậm chí làm hại ta. Nhưng ta có bị hại cũng không quan trọng, chỉ là lo lắng quốc gia triều chính cũng bởi vì đó mà bị tổn thất”.
Đỗ Dự không phải nịnh bợ những kẻ quyền quý kia, mà là ông muốn giữ mối quan hệ tốt với họ, bởi vì ông biết, nếu như biểu hiện quá mức cương trực thì sẽ chuốc tổn hại. Như vậy, không chỉ có hại cho mình, hơn nữa còn nguy hại cho việc gây dựng cơ đồ sự nghiệp quốc gia.
Người có trí tuệ thường biết thời điểm nào nên thể hiện sự chính trực và thông minh. Nếu mình một mực tỏ thái độ không ưa, ghét bỏ người khác, thì dĩ nhiên người ta cũng ghét bỏ mình, như thế cũng đánh mất cơ hội giáo hóa người khác, thành tựu sự nghiệp chung, thậm chí có thể còn gặp tai họa.
Xem tiếp: Bài 28 – Không người quê mùa
Trung Dung
Theo NTD Việt Nam
Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.
- Xem thêm:
- Dạy con sáng Đạo – Bài 36: Họa phúc không cửa
- Dạy con sáng Đạo – Bài 35: Lời tổn hại người
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!