Dạy con sáng Đạo: Bài 13 – Người đi nhường đường

Người đi nhường đường
NTDVN__Người đi nhường đường, người cày nhường bờ (Dạy con sáng Đạo, Minh đạo gia huấn)

Lời dịch

Người đi nhường đường, người cày nhường bờ
Qua cổng xuống xe, qua đền mau bước
Sinh hoạt ra vào, không lễ không chỉnh
Nói năng ăn uống, không lễ không nghiêm

Nguyên văn chữ Hán

行者讓路,耕者讓畔
過闕則下,過廟則趨
出入起居,非禮不整
言語飮食,非禮不肅

Âm Hán Việt

Hành giả nhượng lộ (1), canh giả nhượng bạn (2)
Quá khuyết tắc hạ (3), quá miếu tắc xu (4)
Xuất nhập khởi cư, phi lễ bất chỉnh
Ngôn ngữ ẩm thực, phi lễ bất túc

Diễn giải

(1), (2): Sách Khổng Tử gia ngữ viết: “Vào địa giới nước đó thì thấy người cày nhường bờ, người đi nhường đường”. (Nguyên văn: “Nhập kỳ cảnh, tắc canh giả nhượng bạn, hành giả nhượng lộ”). 

Đi đường thì mọi người nhường đường cho nhau. Người cày ruộng thì nhường bờ cho nhau.

(3) (4): Sách Đại Đới Lễ ký có câu: “Qua cổng thì xuống xe, qua đền thì đi nhanh, đó là đạo của người con hiếu”. (Nguyên văn là: “Quá khuyết tắc hạ, quá miếu khắc xu, hiếu tử chi đạo dã”)

Trong sinh hoạt, vào nhà, ra ngoài, nếu không theo lễ nghi thì không chỉnh tề.

Khi nói năng, ăn uống, nếu không theo lễ nghi thì không nghiêm túc, không trang trọng.

Câu chuyện tham khảo:

Người đi nhường đường, người cày nhường bờ

Người đi nhường đường
Ảnh minh họa: NTD

Thời kỳ cuối nhà Thương, có hai nước chư hầu là Ngu và Nhuế đều ở phía Tây nước Thương. Hai vua vì biên giới ở Điền Dã mà nảy sinh tranh chấp, thế nhưng họ không muốn tìm Trụ Vương để nhờ vả, mà đều ái mộ uy danh của Văn Vương, nên tới nước Chu, cũng là một nước chư hầu nhà Thương để nhờ Văn Vương xem xét định đoạt giúp. 

Trong “Kinh thi” có ghi chép như sau: 

Hai vị vua thấy nước Chu “Vào miền đất này, thì nông dân tránh lối, người đi đường cũng nhường đường”; “vào ấp này, nam nữ đi trên 2 con đường khác nhau, người có tuổi không phải mang vác nặng vì luôn được người trẻ tự nguyện giúp đỡ”; “vào triều đình, quan sĩ nhường quan đại phu, quan đại phu nhường quan khanh”. Tất cả mọi người ở nước Chu đều có tác phong cao thượng của người quân tử. 

Hai vị vua thấy thế thì tự so sánh với nước mình, trong lòng cảm thấy rất hổ thẹn. Họ nói với nhau rằng: “Tiểu nhân như chúng ta, mặt mũi nào dám lên điện diện kiến bậc quân tử để nhờ phân xử đây?”

Thế là còn chưa gặp Văn Vương, họ đã chủ động nhường vùng đất vốn đang tranh giành ấy cho đối phương. Kết quả là hai bên đều nhường nhau không chịu giữ, vùng đất đó thế là để không, người đời sau gọi đó là “nhàn điền” hay là “nhàn nguyên”, tức “mảnh đất để không”. 

Chư hầu xung quanh nghe được chuyện này, đều lấy Văn Vương làm gương mẫu. Họ tấp nập kéo nhau tới xin quy thuận, hình thành cục diện “chia 3 thiên hạ, nhà Chu giữ 2 phần”.

Xem tiếp: Bài 14 – Tu thân giảm dục

Trung Dung

Theo NTD Việt Nam


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x