Bài học về sự khiêm tốn

Bài học về sự khiêm tốn
Bài học về sự khiêm tốn

1. Câu chuyện bình trà và ly trà

Người thầy hỏi học trò:

– Theo con, giữa bình trà với ly trà, thì cái nào nhận được nước trà?

Người học trò trả lời là ly trà được nhận.

Người thầy lại hỏi:

– Vậy ly trà muốn nhận nước trà thì nó phải nằm cao hơn hay thấp hơn bình trà.

Người học trò lại nói: “Dạ thưa thầy, ly trà phải nằm thấp hơn bình trà”.

Bài học: Biết hạ thấp mình

Sống ở đời cũng vậy, bạn muốn nhận được điều gì, bạn muốn người khác trao cho mình giá trị, chỉ dạy, hướng dẫn cho mình thì bạn phải đặt mình ở vị trí thấp hơn. Đó chính là bài học về sự khiêm tốn!

Nếu bạn luôn tự cao, tự đại, cho rằng mình là nhất, luôn nói “Tôi biết rồi, tôi biết rồi” thì bạn sẽ không nhận được thêm cái gì nữa, vì chính bạn đưa mình lên cao quá, cho mình là ly nước đầy, không ai rót thêm vào được nữa.

2. Câu chuyện giữa nhà thông thái và người lái đò

Nha thong thai nguoi lai do
Câu chuyện giữa nhà thông thái và người lái đò (ảnh freepik)

Ngày xưa, xưa lắm rồi, có một nhà thông thái đi qua sông lớn trên một chiếc đò được lái bởi người đàn ông, trên đường đi nhà thông thái nói rất nhiều chuyện về thiên văn học, toán học, lịch sử và triết học.

Nhà thông thái hỏi người lái đò rằng: – Ông có biết gì về triết học không?

Người lái đò đáp rằng: – Tôi không được học và chỉ quanh năm lái đò trên sông kiếm ăn nên không biết gì về triết học.

Nhà thông thái: – Thế thì ông mất một phần ba đời người rồi.

Nhà thông thái lại hỏi tiếp: – Ông có biết gì về toán học không?

Cũng như câu trả lời trên, người lái đò nói rằng tôi không biết.

Nhà thông thái: – Vậy là ông mất nửa đời người rồi.

Đến đây người lái đò mới hỏi nhà thông thái rằng: – Ông có biết bơi không?

Nhà thông thái đáp rằng: – Tôi biết rất nhiều, từ đông tây kim cổ, thiên văn, địa lý, kiến thức tôi rất nhiều nhưng tôi không biết bơi.

Người lái đò ôn tồn trả lời: – Vậy là ông sắp mất cả cuộc đời rồi vì giông bão sắp đến và tôi chỉ có thể bơi để tự cứu mình mà thôi!.

Bài học: đừng bao giờ nghĩ mình là giỏi, tôn trọng sự khác biệt

Trong cuộc sống này, đừng bao giờ nghĩ là mình giỏi, cũng chớ bao giờ nghĩ mình là uyên bác. Vì bất cứ ai cũng có điểm yếu điểm mạnh của riêng mình, hãy biết tôn trọng sự khác biệt ấy.

3. Bài học cuộc sống về sự khiêm tốn

Đời người cũng vậy, không chỉ vì có chút thành tựu bèn huênh hoang khắp nơi, xem thường người khác, tự cao tự đại.

Nên học cách đối đãi khiêm tốn với mọi người, hòa nhã với mọi người, hãy tu dưỡng tâm tính trở thành một người tốt.

Có câu: “Biển lớn ở chỗ thấp mới có thể dung nạp được trăm sông”. Người càng khiêm tốn càng nhận được nhiều hơn và khả năng bao dung người khác cũng lớn hơn.

Khiêm tốn là một mỹ đức, đồng thời cũng là thể hiện cảnh giới cao trong đối nhân xử thế.

Nguồn sưu tầm

Minh Chân Tướng biên tập

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

4.6 8 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x