Chánh Kiến: Năm mới bàn về chữ Phúc

Chánh Kiến: Năm mới bàn về chữ Phúc
Chánh Kiến: Năm mới bàn về chữ Phúc

Chuyên mục: Văn hóa truyền thống

– Kính mời quý đọc giả cùng tìm hiểu và khám phá những bí ẩn về vũ trụ, sinh mệnh và thân thể người, và cùng ôn lại những câu chuyện văn hóa truyền thống, nhằm nâng cao đạo đức, nhân tâm hướng thiện.

– Hôm nay chúng tôi hân hạnh gửi đến quý khán thính giả câu chuyện văn hóa truyền thống có nhan đề: “Năm mới bàn về chữ Phúc“

Video : Năm mới bàn về chữ Phúc

NĂM MỚI BÀN VỀ CHỮ PHÚC | Văn hóa truyền thống

Bài viết: Năm mới bàn về chữ Phúc

Khi Tết truyền thống đến, nhà nhà đều dán chữ Phúc lớn và những câu mang đầy sắc thái vui vẻ lên cổng như “Nghênh xuân chúc phúc”, “Khai môn nghênh phúc”, “Nghênh xuân tiếp phúc”, “Tân xuân thuyết phúc”. Mọi người còn thích dán những chữ Phúc lớn nhỏ đủ kích thước lên cửa, lên tường, trên mi cửa. Chữ Phúc chỉ phúc vận, phúc khí, phúc tinh, phúc phận, phúc chỉ, phúc đến tâm linh, hạnh phúc, là có ý gửi gắm những hy vọng tốt đẹp vào năm mới đang đến.

Văn hóa cầu phúc trong dân gian có nguồn gốc lâu đời, cái gọi là cầu phúc là chỉ mọi người kính Trời bái Thần, nhất là trong lúc gặp nguy nạn, hy vọng được Thần linh bảo hộ, tăng phúc vận, hóa nguy thành an, bình an vượt qua kiếp nạn.

Từ khi có văn tự đến nay là đã có văn tự tượng hình chữ Phúc. Chữ Phúc trong chữ Giáp cốt biểu thị ý nghĩa là “hai tay dâng rượu và thức ăn cúng trước Thần chủ”. Đây chính là miêu tả hình tượng cúng tế thời cổ đại, hàm nghĩa là cúng tế Trời cầu khấn, kính bái Thượng Đế sẽ đem đến bình an và niềm vui bất tận, đó chính là phúc chân chính.

Trong chữ Hán, chữ Phúc (福) gồm bộ Kỳ (示) là chữ tượng hình biểu thị đàn tế, có liên quan đến cúng tế, Thần linh, cầu nguyện, mong muốn. Người cổ đại tiếp cận đàn tế là muốn được sự chỉ dẫn của Thượng Đế và sự khải thị của Thần tính. Sau này ý nghĩa chữ tượng hình này mở rộng là “khải thị”, khi dùng làm bộ thủ, nó đại biểu Thượng Đế hoặc Thần linh. Chữ bên phải được giải thích là “nhất khẩu điền” mà Thần ban cho, cũng có giải thích là mỗi người đều có “nhất khẩu điền” (ruộng lương tâm) mà Thần ban cho, tìm về miền tịnh thổ của tâm linh, thì phúc lập tức đến. Chữ Phúc biểu thị mọi người thành kính tín Thần thì Thần ban phúc. Phúc là “nhất khẩu điền” (ruộng lương tâm) mà Thần ban, ý nghĩa là: mỗi người đều có ruộng lương tâm mà Thần ban, tìm lại “nhất khẩu điền” đó trong tâm thì phúc liền đến.

“Tả truyện” viết: “Phúc, hựu dã” nghĩa là Thần linh bảo hộ, gặp hung hóa cát là phúc. “Tả truyện – Trang Công 10 niên” viết: “Tiểu tín vị phu, Thần phất phúc dã” (Chữ tín nhỏ thì chưa đủ thành tín, thì Thần không ban phúc cho“, chữ Phúc ở đây cũng có nghĩa là phù hộ. Trong Nhã tụng của Kinh Thi có viết: “Báo dĩ giới phúc, vạn thọ vô cương” (Báo đáp bằng phúc lớn, vạn thọ vô cương); “Quân tử vạn niên, phúc lộc nghi chi” (Quân tử thọ vạn năm, phúc lộc an hưởng).

“Thuyết văn giải tự” viết: “Phúc nghĩa là đầy đủ. Đầy đủ là mọi việc thuận lợi. Không nơi nào không thuận lợi gọi là đầy đủ”.

Vậy Phúc cụ thể là chỉ những gì? Người xưa quy kết lại ở 5 phương diện gọi là Ngũ Phúc, tức hạnh phúc, may mắn, trường thọ, yêu chuộng mỹ đức và hòa bình.

Thư pháp Trung Quốc xưa nay có truyền thống viết chữ Phúc, chữ Phúc trở thành nội dung quan trọng của tác phẩm thư pháp của mọi người. Các văn nhân mặc khách trong lịch sử đã viết rất nhiều chữ Phúc để lại cho người đời sau, các thể chữ khải, hành, thảo, lệ, triện đều có đủ, quy cách đa dạng, nội hàm phong phú. Đặc biệt là trong giới thư pháp từ lâu đã lưu truyền “Bách phúc đồ” (bức thư pháp trăm chữ Phúc), “Thiên hy đồ” (bức thư pháp nghìn phúc lành) là kiệt tác vinh dự Trung Hoa và ảnh hưởng đến thế giới. Tương truyền Hoàng đế Khang Hy nhà Thanh viết chữ Phúc, được ca ngợi là “Thiên hạ đệ nhất phúc”. Khang Hy cả đời yêu thích thư pháp, tuy thư pháp của ông cực đẹp những lại rất ít khi đề chữ, nên cũng có câu nói rằng “Khang Hy nhất tự trị thiên kim” (một chữ của Khang Hy đáng giá ngàn lượng vàng). Chữ Phúc do đích thân Khang Hy ngự bút này có bút pháp tròn đầy khỏe khoắn, và dùng ấn ngọc tỉ “Khang Hy ngự bút chi bảo” đóng ở trên, được ca ngợi là đã thể hiện ra phúc khí chính tông của văn hóa truyền thống. Chữ Điền trong chữ Phúc này còn chưa đóng kín, vì vậy mọi người cho rằng đó là “Hồng phúc vô biên” (Phúc lớn vô biên), “Vô biên chi phúc” (Phúc vô biên). Trong dân gian ca ngợi chữ Phúc đó là “Ngũ phúc chi bản, vạn phúc chi nguyên” (Cái gốc của Ngũ phúc, cội nguồn của Vạn phúc).

Mỗi người đều mong muốn có được phúc khí và phúc phận, đón lành tránh họa. Nhưng rốt cuộc làm thế nào mới có được phúc thực sự? Người như thế nào mới được coi là có phúc? Người xưa nói: “Đạo Trời không thân với ai mà thường ban phúc cho người thiện”; “Ông Trời không thân với ai mà chỉ giúp người có đức”. Ý nghĩa là Đạo Trời công bằng, không thân sơ, đối với tất cả mọi người đều coi như nhau, nhưng hành thiện là phù hợp với Đạo Trời, do đó Đạo Trời luôn ở cùng với người thiện lương, khiến người thiện lương khi làm việc như có Thần trợ giúp. Cũng có nghĩa là để mọi người làm nhiều việc thiện, đúng như Phật gia nói: “Thiện có thiện báo, ác có ác báo, không phải không báo mà chưa đến lúc”. Chỉ có những sự tình không ngừng phù hợp với Thiên Đạo thì mới cảm động Trời xanh, mới có thể được Thần trợ giúp. Vì vậy hạnh phúc và chân thành, thiện lương, vô tư là cùng đội ngũ, nó luôn xuất hiện bên thân người có đức hạnh, nó xung khắc với giả dối, gian trá, nham hiểm và độc ác như nước với lửa.

Phúc gắn liền với đức. Phúc đức chính là đạo đức và hạnh phúc, là một phạm trù quan trọng trong văn hóa luân lý truyền thống. Cái gọi là hiếu đức là chỉ bản tính thích đạo đức. Đức là một trong những con đường trọng yếu của chủ thể hành vi để đạt được hạnh phúc, tránh được bất hạnh. Lý giải về quan hệ đức – phúc, chủ yếu bao gồm nội dung hai phương diện. Đầu tiên, con người có hạnh phúc hay không là do Đạo Trời hoặc Thần ở bên ngoài bản thân con người quyết định. Đạo Trời hoặc Thần có ý chí nắm giữ công chính, thưởng thiện phạt ác. Vì vậy mọi người kính sợ mệnh Trời, biết cảm ân, tri ân, báo ân, tu đức, tăng trưởng phúc đức. Như trong Kinh Thi đã nhấn mạnh cần tu dưỡng đức hạnh, hợp với mệnh Trời, đạt được mục tiêu giá trị “hợp với mệnh Trời”, tương hợp với ý chí và mệnh lệnh của Trời, thì kết quả tự nhiên sẽ được “đa phúc”. Thứ hai là, mặc dù Đạo Trời hoặc Thần làm chủ phúc họa của con người, có thể cảm nhận được thiện ác, đức hạnh của con người, nhưng con người ai cũng có thể thông qua tu dưỡng đức hạnh để thay đổi vận mệnh. Đức hạnh tốt đẹp sẽ được Thượng Thiên ban phúc, hành vi vô đức sẽ dẫn đến mất đi phúc phận và tai họa giáng xuống thân. Tất cả phúc họa mà con người nhận được đều không phải ngẫu nhiên. Có câu cổ ngữ rằng: “Phúc họa không có cửa, chỉ là do con người chiêu mời đến”; “Họa do ác tạo ra, phúc do đức sinh ra”. Có thể thấy cội nguồn của phúc họa là ở nhân tâm. Khổng Tử nói: “Quân tử lo Đạo chứ không lo nghèo”; “Quân tử lòng thản nhiên, bình thản, tiểu nhân luôn lo lắng nơm nớp”; “Tự nhìn vào nội tâm phản tỉnh thì không phạm tội lỗi, như thế có gì phải lo có gì phải sợ đâu”. Quan niệm hạnh phúc của Khổng Tử là ở hoàn thiện đức tính nội tại, chỉ có bậc chính nhân quân tử thực hiện đạo nghĩa thì mới có thể được hưởng hạnh phúc vô tận.

Tôn Tư Mạc – y học gia, dưỡng sinh gia đời Đường, đã viết trong “Phúc thọ luận” rằng: “Phúc là tích lũy của việc thiện; họa là tích lũy của việc bất thiện”; “Phúc có thể dùng thiện lấy được”. Ông chỉ ra, phúc là tu được từ thiện, hành thiện tích đức, coi việc giúp người làm niềm vui, không chỉ khiến bản thân tăng thêm phúc phận, mà còn tạo phúc cho con cháu đời sau. Nếu một người không có phẩm hạnh, không có đức hạnh, tác oai tác quái, dục niệm tà ác, thì họa cũng theo đó mà đến, mà không có hạnh phúc đích thực. Do đó vô đức tức là vô phúc, Văn hóa truyền thống đức hạnh là tiền đề của phúc, đề xướng con người cần phải tu đức hướng thiện, không ngừng nâng cao tu dưỡng đạo đức thì sẽ có được hạnh phúc, sẽ có được phúc đức và phúc báo.

Từ xưa đến nay, cầu phúc, chúc phúc là nguyện vọng chung của mọi người. Phúc là mong mỏi và kỳ vọng của con người đối với tương lai tốt đẹp. Ngày nay, Pháp Luân Đại Pháp với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn đang hồng truyền trên thế giới, đem lại hy vọng và tương lai tốt đẹp cho mọi người. Mọi người viết chữ Phúc “Pháp Luân Đại Pháp hảo, thành tâm niệm đắc phúc báo” tặng cho người hữu duyên, đồng thời bảo mọi người ghi nhớ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, khiến người ta minh bạch chân tướng, lựa chọn chính nghĩa và thiện lương, từ đó có được tương lai tốt đẹp, mọi người nhất định cần trân quý thiện duyên và phúc âm này.

Bài viết của Trí Chân

Nguồn: Minh Huệ

Bài viết liên quan: Quan niệm làm chính trị trong văn hóa truyền thống

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x