Chánh Kiến: Ân nghĩa vợ chồng qua câu chuyện Hàn Diêu 02/02

Ân nghĩa vợ chồng qua câu chuyện Hàn Diêu 02/02 | Khám phá sinh mệnh
Ân nghĩa vợ chồng qua câu chuyện Hàn Diêu 02/02 | Khám phá sinh mệnh

Chuyên mục: Khám Phá Sinh Mệnh

– Kính mời quý đọc giả cùng tìm hiểu và khám phá những bí ẩn về vũ trụ, sinh mệnh và thân thể người, và cùng ôn lại những câu chuyện văn hóa truyền thống, nhằm nâng cao đạo đức, nhân tâm hướng thiện.

– Hôm nay chúng tôi hân hạnh gửi đến quý khán thính giả câu chuyện khám phá sinh mệnh có nhan đề: “Ân nghĩa vợ chồng qua câu chuyện Hàn Diêu 02/02“

Video: Ân nghĩa vợ chồng qua câu chuyện Hàn Diêu 02/02

Ân nghĩa vợ chồng qua câu chuyện Hàn Diêu 02/02 | Khám phá sinh mệnh

Bài viết: Ân nghĩa vợ chồng qua câu chuyện Hàn Diêu 02/02

Ở phần trước, chúng ta đã biết được câu chuyện của Vương Bảo Xuyến trong 18 năm chờ đợi ở “Hàn Diêu”, tiếp theo đây là câu chuyện của Tiết Nhân Quý và câu chuyện của hai người sau khi tương phùng.

6. Tiết Nhân Quý và quan truyền lệnh

Tiết Nhân Quý sau khi rời nhà đã dấn thân nơi quân ngũ, từ lính mà đi lên, dựa vào xung phong liều chết mà trở thành tướng quân. Vào năm thứ sáu sau khi Tiết Nhân Quý đầu quân, trong quân phát sinh dịch bệnh, Tiết Nhân Quý nhiễm bệnh dịch, đau ốm không dậy nổi. Trong hỗn loạn, chàng mơ hồ thấy Bảo Xuyến, nói nguyện thay chàng tiêu nghiệp bệnh này. Rất nhanh, Tiết Nhân Quý hết bệnh. Trong lòng chàng kinh sợ, một mặt chàng cảm thấy việc này là chân thực; mặt khác, chàng lại lo lắng Bảo Xuyến có vượt qua nổi nạn này hay không, bởi vì trong quân có không ít người chết bởi dịch bệnh. Chàng yêu quý thê tử của mình, một mực nhớ thương nàng, việc này khiến chàng hoảng hốt bất an. Nửa tháng sau, Tiết Nhân Quý thân thể đã khỏe mạnh cường tráng, có thể cưỡi ngựa đến một ngôi chùa ở chỗ xa, khấn hỏi xem vợ có bình an, đến lúc rút được lá thăm may mắn thì mới yên lòng. Từ đó về sau, hễ Tiết Nhân Quý gặp chùa đều vào tham bái, khấn hỏi sự bình an của Bảo Xuyến.

Mười một năm sau khi xa nhà, Tiết Nhân Quý gặp một trận ác chiến, đang lúc ra sức tiến lên giết địch, thì một cây thương đâm xéo tới, hướng vào bên hông chàng. Có một người lính anh dũng cản cây thương này cho chàng, kết quả người lính lại bị đâm trúng cánh tay trái. Tiết Nhân Quý đỡ người lính lên, đặt ở trên lưng ngựa mà đánh đỡ, thúc ngựa xông pha trại địch, chém giết đến đỏ cả mắt, tư duy cũng có chút đờ đẫn, chàng chỉ cảm thấy trước mắt tựa hồ có bóng của vợ lướt qua, nhưng hễ cảm giác bóng dáng của vợ ở đâu, thì lại nhằm vào phía đó mà giết địch, vì muốn bảo vệ cho vợ mà bị vây trong một loại trạng thái như điên cuồng, quân địch cũng bị khí thế chiến đấu của chàng làm cho khiếp sợ, trong trận ác chiến này chiến bào trắng của Tiết Nhân Quý đã nhuộm đỏ màu máu tươi.

Tại đây xin được nói một chút, chủ nguyên thần của Tiết Nhân Quý là tướng tinh trên trời hạ phàm, phó nguyên thần là võ linh trên trời hạ thế, hai vị này hợp lực khiến cho con người ta phát huy uy thế cực đại. Một là, Tiết Nhân Quý trấn thủ một phương bình an cho Đại Đường; hai là, phó nguyên thần biết được rằng, Vương Bảo Xuyến là tiên của thiên giới, nàng phát nguyện san sẻ phúc phận giúp tăng uy thế cho chủ thể của Tiết Nhân Quý; ba là, phó nguyên thần biết được rằng, bản thân có sứ mệnh, phải bảo vệ chủ nguyên thần, trợ giúp cho chủ nguyên thần lập nên uy danh và tước vị, cho nên không tiếc công sức phát huy tác dụng.

Đánh trận xong, Tiết Nhân Quý thăng cho người lính cứu mạng chàng là Nãi Nghiêm làm thân binh, đây là anh em vào sống ra chết của Tiết Nhân Quý, lúc không có ai thì gọi nhau là huynh đệ. Sau lần ác chiến đó, uy danh Tiết Nhân Quý truyền xa và được thăng chức.

Người ta nói lúc say thì nói lời thật, Tiết Nhân Quý có mấy lần cùng Nãi Nghiêm uống rượu, vào lúc say có nhắc đến Bảo Xuyến. Chàng nhớ lúc vợ làm cơm cho mình, tay chân luống cuống, mồ hôi khắp mặt; nhớ lúc vợ nướng bánh cháy, đem bánh tốt cho mình ăn, đem bánh xấu cất đi, một mình ăn hết, Tiết Nhân Quý phát hiện ra thấy rất đau lòng; một lần, trên đường về nhà, thấy một người mài dao lẩm bẩm nói: “Mài dao mà lại yêu cầu không mài sắc quá, buồn cười thật”. Sau khi về nhà, phát hiện ra vợ mình yêu cầu như vậy, nắm tay vợ lên nhìn, phát hiện tay của vợ có vài chỗ đứt tay. Lúc mới kết hôn tay của vợ chàng trắng trẻo mềm mại, đến lúc này đã từ từ trở nên thô ráp. Châu ngọc cài trên đầu vợ chàng năm đó đều lần lượt bán cho hiệu cầm đồ, vật phẩm lúc kết hôn, rồi đến lương thực và vật phẩm về sau, đều là vợ chàng chuẩn bị. Lúc bản thân ra đi, tiền mang theo mình, cũng là vợ chuẩn bị chu đáo cho, vợ chàng lại còn sợ không đủ.

Tiết Nhân Quý nói, ngày gặp được vợ chàng, nàng đối với mình có ân có nghĩa, để cho mình cảm nhận được có khái niệm gia đình là thế nào; vợ chàng cao quý trang nhã, mỹ lệ hiền thục, sắm sửa vật dụng, mua lương mua vải, may y phục cho chàng vô cùng vừa vặn. Thê tử chăm lo từng li từng tí vì gia đình, mắt chàng đều thấy rõ, vô cùng cảm động, đồng thời, lúc nào cũng thấy trong lòng bất an, muốn đảm đương chức trách của người đàn ông, muốn bằng năng lực của mình đem đến cho vợ cuộc sống tốt, đem thân báo đáp để không cô phụ nàng. Lúc ly biệt, vợ chàng nói: “Không hai lòng, đợi chàng về!” Chàng nói: “Kiếm được vinh hoa phú quý, áo gấm về quê, còn hơn cả vinh quang của tướng phủ, để cho thê tử hưởng phúc!” Lúc kể chuyện, Tiết Nhân Quý lại rơi lệ.

Những chuyện vụn vặt quá khứ mà Tiết Nhân Quý kể, thân binh Nãi Nghiêm đều ghi tạc trong lòng. Nãi Nghiêm cảm thấy một nữ nhân có thể buông bỏ vinh hoa phú quý, theo vị tướng quân này lúc bần cùng, thì quả là một nữ nhân không tầm thường. Làm binh sĩ, Nãi Nghiêm biết rằng, chiến công có được là phải dùng máu mà đổi lấy, vị tướng quân này liều mạng quên mình chấp hành mệnh lệnh như vậy là muốn có sự đền đáp xứng đáng với thê tử, thê tử của tướng quân xứng đáng để vị tướng quân này làm như vậy. Bất tri bất giác, Nãi Nghiêm nảy ra một ý nghĩ, sau này mình kết hôn, hy vọng cũng gặp được một người vợ như vợ của tướng quân vậy.

7. Thực hiện hẹn ước, vui mừng gặp lại

Năm thứ 18 đến, Bảo Xuyến mơ thấy bà lão ăn mày, bà nói: “Con của ta, ta đem túi trăm mảnh và bát xin cơm tặng cho con, cũng là thuận thiên ý mà làm, bọn chúng ở bên cạnh con chín năm, đã hoàn thành sứ mệnh, đến lúc nên trở về thiên đình rồi. Ngày mai con và chúng nói lời từ biệt nhé!” Sáng hôm sau, ăn xong bữa, nàng thấy hình dạng thật của túi trăm mảnh và bát xin cơm xuất hiện, bọn họ quỳ xuống nói với Bảo Xuyến: “Chúng tôi phải quay trở về, xin từ biệt Tiết nương”. Bảo Xuyến nhất thời cảm động, suýt thì rơi lệ. Hai bảo vật quỳ bất động, nói: “Cung tiễn nương tử ra ngoài đào rau”. Bảo Xuyến không nói gì, buồn rầu cầm giỏ thức ăn, cầm lấy dao đào rau, đi tới ngoài cửa, hai bảo vật đứng lên, khom người tiễn Bảo Xuyến. Bảo Xuyến đi ra phía ngoài, không dám quay đầu lại, chỉ sợ vừa quay đầu lại, không còn nhìn thấy hai bảo vật đâu, lại rơi lệ mất. Vừa vặn, một con chim hỷ thước (chim khách) xuất hiện, sà xuống bên cạnh Bảo Xuyến. Bảo Xuyến nghĩ: “Trở về thiên đình, là chuyện vui, cớ chi mình lại rơi lệ, quả nhiên là người đa tình”.

Vào năm thứ 18, Tiết Nhân Quý công thành danh toại, áo gấm về quê, được phong tước Vương gia, kẻ ở người làm tấp nập. Tiết Nhân Quý mũ mão chỉnh tề muốn đi nghênh đón thê tử của mình, trong khoảnh khắc, tâm tình khẩn trương lẫn xúc động. Nãi Nghiêm làm người hầu cận, cảm thấy trang nghiêm và thần thánh, anh ta xúc động nghĩ: Tôi không chết trên chiến trường, ngày hôm nay tôi nghênh đón Vương gia và thê tử tương phùng, được kiến chứng ngày này quả là sống không uổng đời này! Anh ta thập phần muốn gặp vị nữ nhân mà Vương gia ngày đêm mong nhớ.

Một ngày nọ, sau bữa sáng Bảo Xuyến nghe thấy bên ngoài chim hỷ thước kêu. Nàng liền bày bàn ghế ra sân ngồi may vá xiêm y, may vá một hồi, lấy tay vỗ nhè nhẹ vào cổ, rồi nàng đứng dậy duỗi lưng một chút, phóng tầm mắt nhìn xa xa thấy có đoàn người đang đi, rất có thanh thế. Bảo Xuyến quay lại ghế ngồi, không bao lâu nàng nghe thấy tiếng gõ cửa, nàng nghi hoặc ra mở cửa, thì đầu tiên nhìn thấy một vị tướng lĩnh, ở phía sau người tướng lĩnh, Bảo Xuyến nhìn thấy chồng của mình. Trong thoáng chốc, Bảo Xuyến thấy trăm mối ngổn ngang, tựa hồ muốn nói rất nhiều lời, lại sững sờ đến một câu cũng không nói được. Tiết Nhân Quý cũng rất xúc động, có rất nhiều lời muốn nói nhưng lại thật giống như mọi thứ ùa đến cùng nhau, đè nén nơi cổ họng, nói không nên lời. Lúc này Nãi Nghiêm trái lại nói năng rất lưu loát. Nãi Nghiêm nói: “Vương gia chiến công hiển hách, áo gấm về quê, tới đón Vương phi hồi phủ!” Tiết Nhân Quý nhìn vợ, trong mắt hai người lấp lánh giọt lệ, giờ khắc này, hai vợ chồng cùng nhau thấu hiểu rằng nói gì đều không quan trọng, thấy được nhau là đã hơn tất cả rồi. Tiết Nhân Quý cởi áo choàng, tự tay khoác cho vợ, chàng chú ý thấy bên thái dương vợ đã có mấy sợi tóc bạc. Tiết Nhân Quý cầm tay vợ, nói: “Chúng ta về nhà thôi!”

Bảo Xuyến ở vương phủ, có một ngày muốn hái cây rau dại làm sủi cảo, Nãi Nghiêm dẫn gia đinh theo hầu, đích thân Vương phi đào rau, Nãi Nghiêm ở một bên trông chừng, ánh nắng ấm áp làm Nãi Nghiêm thấy buồn ngủ, anh ta đi lại vài bước, nhìn qua Vương phi, thấy lóe lên một cái, anh nhìn thấy ở bên cạnh Vương phi có thiên binh thiên tướng bảo vệ, muốn nhìn kỹ lại một chút liền không thấy nữa. Nãi Nghiêm kinh động, anh nhớ tới đã từng nhìn tượng hộ pháp trong chùa ở ngoài thành, thật giống như đúc với điều anh ta vừa nhìn thấy.

Nãi Nghiêm hồi tưởng tới cảnh lúc đến chùa. Lúc đó Phương trượng Không Giác Đại Sư dẫn Vương gia đã cải trang vào trong tịnh thất, mời Vương gia cùng ngồi tĩnh tâm. Hồi lâu sau, Phương trượng nói với Vương gia: “Thí chủ có thấy được gì không?” Vương gia nói: “Trong thoáng chốc, chỉ cảm thấy mây trôi mờ ảo, lại thấy cung điện ngọc ngà, có tiếng nói: ‘Tiên nhân hạ giới rồi.” Phương trượng mỉm cười, nói: “Điều thí chủ thấy chính là cảnh quan thiên giới, thí chủ vốn là tướng tinh trên trời hạ phàm, hiện giờ tuy đạt được tước vị, nhưng sát khí nặng nề, trở ngại cho việc về trời; thê tử của thí chủ là tiên tử nhập thế, khổ tu 18 năm, đã qua cả quả vị La Hán, đạt đến Bồ Tát giới. Mong Vương gia tránh xa dục vọng mà cẩn thận tu luyện, cùng với Vương phi truyền rộng việc thiện cho chúng sinh, chuyên cần tu luyện đạt được quả vị, cùng chứng bồ đề, trở về tiên giới.” Vương gia vẻ mặt kính trọng, thành kính gật đầu. Phương trượng còn nói: “Thí chủ cũng biết, trong 18 năm, thê tử của thí chủ nhất tâm hướng Phật, khẩn cầu thí chủ bình an, lại còn san sẻ phúc đức, trợ giúp thí chủ, thí chủ hẳn là cảm thụ được việc ấy”. Vương gia lần thứ hai gật đầu, Nãi Nghiêm thấy chấn động.

Phương trượng nói với Nãi Nghiêm đang chấn động: “Thí chủ năm nay cùng người hữu duyên kết lương duyên, sang năm có được quý tử, thời mạt thế, vẫn cùng người hữu duyên xưa kết duyên”. Nãi Nghiêm càng thêm chấn động, khom người tạ lễ, tuy vậy trong lòng còn có một chút hoài nghi.

Ngày hôm nay, Nãi Nghiêm tận mắt thấy hộ pháp ở bên cạnh Vương phi thoáng hiện ra, đến lúc này, anh ta hoàn toàn tin tưởng Vương phi tuyệt đối không phải người phàm, đối với Vương phi càng thêm tôn sùng. Anh ta cũng hoàn toàn tin phục lời Phương trượng, cảm giác Phương trượng Không Giác Đại Sư thật là cao nhân siêu phàm thoát tục, dự liệu như Thần. Đồng thời đối với hôn sự của bản thân cũng có chút chờ mong.

Bảo Xuyến đem rau đào được rửa sạch, thái nhỏ, bắt đầu làm sủi cảo. Tiết Nhân Quý ăn sủi cảo do chính tay vợ làm, chỉ cảm thấy hương vị không ngon. Nhưng thê tử lần nào cũng vui vẻ nói với chàng: “Những năm đó được ăn sủi cảo như thế này, trong lòng chỉ thấy vui mừng”. Sau khi nghe xong lời ấy, Tiết Nhân Quý yên lặng không nói gì, ra sức ăn, còn thưởng cho Nãi Nghiêm một bát. Nãi Nghiêm ăn trong miệng đắng nghét, nhưng trong lòng lại rất vui vẻ.

Tiết Nhân Quý còn phái Nãi Nghiêm xây “Quảng Thiện đường”, thu nạp cô nhi. Nãi Nghiêm biết hai bí mật của Vương gia, một là Vương gia nhớ kỹ lời Phương trượng nói, học theo Vương phi niệm Phật, phòng ngủ còn có gian trong gian ngoài, Vương gia và Vương phi chia phòng nghỉ ngơi; hai là, trong thư phòng Vương gia cất giữ trang sức trên tóc và ngọc bội tùy thân mà Vương phi đeo năm đó khi gieo tú cầu. Nãi Nghiêm thấy ông chủ Lưu Thiệu Trinh của tiệm cầm đồ Lưu Ký thật là người nghĩa khí, giữ đồ Vương phi đem cầm đến nay, mãi đến khi Vương gia trở về, Lưu Thiệu Trinh mang theo những đồ này tới cửa, nói có “hàng độc đáo”, Vương gia chắc chắn sẽ vui thích. Vương gia xem mấy món đồ xong, quả nhiên vui mừng, giữ chúng lại. Lưu Thiệu Trinh kiên quyết không lấy nhiều tiền, chỉ nói mình năm đó biết chuyện chấn động một thời về thiên kim tiểu thư của tướng phủ ném tú cầu, trực giác mách bảo việc này tất có kết cục tốt đẹp, nguyện ý là kiến chứng cho chuyện lạ này. Vương gia giao Nãi Nghiêm quan tâm đến việc làm ăn của tiệm Lưu Ký.

Một ngày, Bảo Xuyến nói với Nãi Nghiêm: “Ta lúc đau ốm ở ngôi nhà bần hàn, may có Tiểu Bình cứu ta, Tiểu Bình là một đứa nhỏ số khổ, sáu tuổi để tang cha, tám tuổi để tang mẹ, nhà cửa bị gia đình chú chiếm mất, mặc quần áo con trai xin ăn ở ngoài hai năm. Sau khi khỏi bệnh, ta dạy cô bé nữ công, cấp tiền cấp áo cho, lại để cô bé đem thư đến tìm quản lý hàng vải Kim Đô trong thành, kiếm kế sinh nhai, quản lý hàng vải là Vũ Mân a hoàn ngày trước của ta, nàng ấy rất chăm lo cho Tiểu Bình. Tiểu Bình là cô gái tốt, lớn lên xinh đẹp, tuổi đã mười bảy. Ngươi hai mươi chín tuổi rồi, cũng nên thành gia. Ngươi nếu không chê, ta sẽ làm mai mối, Vương gia bỏ vốn, cho các ngươi thành tựu nhân duyên, ngươi thấy được không?” Nãi Nghiêm vội vàng cảm tạ Vương phi, nói xin phó mặc cho Vương phi làm chủ.

Bảo Xuyến cẩn thận tỉ mỉ chuẩn bị vật phẩm trang sức tinh mỹ và áo cưới cho Tiểu Bình, cảm giác giống như gả con gái. Một ngày, Bảo Xuyến vô tình nhìn thấy trang sức từng đeo năm đó ở trong thư phòng, trong lòng thấy rất bình thản. Hai vợ chồng trong lòng đồng cảm, đem những trang sức đó đưa cho Tiểu Bình, Nãi Nghiêm sau khi biết được, rất lấy làm cảm động. Sau khi kết hôn, Nãi Nghiêm thấy Tiểu Bình quả nhiên là người con gái tốt, hiền hậu, tú mỹ, trong lòng rất vui mừng. Năm thứ hai, Tiểu Bình sinh đôi một trai một gái, Nãi Nghiêm đến chùa dâng hương, thành kính lễ Phật.

Năm 859, Tiết Nhân Quý 66 tuổi, Bảo Xuyến 64 tuổi, hai vợ chồng không bệnh mà qua đời.

Lời kết:

Đây là một câu chuyện chân thật không phải hư cấu, Vương Bảo Xuyến lúc 18 tuổi gặp Tiết Nhân Quý lúc đó 20 tuổi, chính là lúc thanh xuân tươi đẹp của đời người. 18 năm sau, chẳng phải chính là lúc tốt đẹp nhất của đời người sao. Hai vợ chồng dùng 18 năm giữ gìn và mong đợi, thực hiện hẹn ước của mình, tạo ra một điều huyền thoại và huy hoàng trong đời người.

Nguyên nhân việc này không được ghi lại trong sử sách là do con người. Một là bởi vì cuộc hôn nhân này tuy rằng danh chính ngôn thuận, nhưng lúc đó cũng không được cha mẹ chúc phúc; hai là bởi vì dính dáng đến vấn đề ăn xin ăn mày, dính dáng đến vấn đề tôn ti đẳng cấp.

Nội dung chính của kịch bản “Hàn Diêu” này đề cao ân nghĩa và sự trung trinh. Về ân nghĩa, Bảo Xuyến tin tưởng thiên ý, vâng theo điểm hoá mà gả cho Tiết Nhân Quý, đó gọi là “Nghĩa”. Tiết Nhân Quý cảm kích thê tử đã đem một đời phó thác cho mình, để cho mình lĩnh ngộ nội hàm của gia đình, thê tử chịu bệnh, nhường phúc, biểu đạt nội hàm vợ chồng là một thể thống nhất, vinh nhục có nhau, Tiết Nhân Quý cho rằng thê tử đối với mình có “Ân”. Tiết Nhân Quý quyết định dùng trách nhiệm đảm đương của người đàn ông để cho thê tử được vinh hoa phú quý, sau khi Tiết Nhân Quý đạt được vinh hoa phú quý, áo gấm về quê, nghênh đón thê tử, đã đền đáp “Ân” của thê tử đối với mình, đó cũng lại thể hiện được “Nghĩa” của người chồng, trong “Nghĩa” này bao hàm trách nhiệm và sự đảm đương.

Về trung trinh, Bảo Xuyến kham khổ ở ngôi nhà bần hàn chờ đợi, “không hai lòng, đợi chàng về”, biểu đạt sự trung trinh của Bảo Xuyến đối với hôn nhân; Tiết Nhân Quý trong lúc ở quân ngũ, những người đồng liêu khác trong lúc rảnh rỗi thì ra bên ngoài phóng túng dục vọng, Tiết Nhân Quý không theo bước họ. Có phú quý rồi, không quên nguồn gốc, cũng là biểu hiện sự trung trinh với thê tử. Hai người đều giữ vững chuẩn tắc đạo đức trong tâm, tuân theo đạo nghĩa, khiến hôn nhân không gì phá vỡ nổi. Hơn nữa vợ chồng đồng tâm, đồng lòng hợp sức, trong công danh của Tiết Nhân Quý có sự phó xuất của Bảo Xuyến.

Chính là điều gọi là: Thiếu niên tử đệ, ma luyện quân ngũ, chiến công hiển hách; hồng phấn giai nhân, khổ thủ hàn diêu, tín thủ thừa nặc. (Người trẻ tuổi, thao luyện trong quân ngũ, chiến công hiển hách; người đẹp má đào, kham khổ đợi ở ngôi nhà bần hàn, giữ gìn hẹn ước). Trong khoảnh khắc một cuộc đại đoàn viên, hai người họ đã khéo sắm vai để triển hiện ra ân nghĩa sâu nặng, trung trinh giữa vợ và chồng.

Trong kịch bản bị sửa đổi của hậu thế, Thần Tiên an bài cho Tiết Nhân Quý lấy công chúa Tây Lương, sự cải biên này là một việc thô vụng, phá hủy an bài của kịch bản nguyên gốc, phá hủy ý nghĩa chính mà kịch bản nguyên gốc muốn biểu đạt là: Ân nghĩa và trung trinh. Khi còn bé nghe câu chuyện này, lúc nghe thấy Tiết Nhân Quý cưới công chúa Tây Lương tôi vô cùng thất vọng; lúc nghe được Tiết Nhân Quý đi kiểm tra sự thuần khiết của Bảo Xuyến thì tức giận vô cùng, nếu không nghe được câu chuyện nguyên gốc này thì trong lòng cũng không cho rằng nên như vậy. Kỳ thực trong kịch bản nguyên gốc thực sự không có những tình tiết đó.

Kịch bản được tạo ra để đảm đương sứ mệnh văn hóa, người sắm vai sẽ đưa văn hóa này truyền lại cho hậu thế, điều được hoàn thành là thiên mệnh. Ở trong câu chuyện được lưu truyền thiên cổ, bạn có nghe được câu chuyện mỹ lệ này chưa, bạn đã lĩnh ngộ được nội hàm của những câu chuyện này chưa, bạn đã hòa nhịp với giai điệu và kết nối với văn hóa truyền thống của câu chuyện này chưa?

Trong “Hàn Diêu”, Tiết Nhân Quý và Vương Bảo Xuyến kiên trì gìn giữ hôn nhân, cũng là lưu lại cho hậu thế một tham chiếu. Kỳ thực trong quá trình diễn dịch câu chuyện kia, không chỉ lưu lại văn hóa cho hậu thế, còn muốn kết duyên cho thời mạt thế. Việc kết duyên cho thời mạt thế này, chẳng những là kết duyên của người tu luyện, mà còn là kết duyên người nhà.

Trong đời này, tôi đã gặp trong những đồng tu xung quanh, những người từng là Tiết Nhân Quý, nha hoàn Vũ Mân, hai vị phụ mẫu, Lưu Thiệu Trinh, Phương trượng. Tôi còn biết Nãi Nghiêm là chồng tôi ở đời này, Tiểu Bình là con gái của tôi trong đời này. Nãi Nghiêm có thể bởi vì kiếp trước trong thâm tâm có chôn giấu nguyện vọng: hy vọng cũng gặp được một người phụ nữ như vợ của tướng quân vậy. Thần ghi nhớ nguyện vọng xưa của anh, ở trong đời này, để cho nguyện vọng của anh ta trở thành sự thật. Lúc tôi và chồng gặp gỡ, tôi đã tốt nghiệp đại học, có công việc ổn định, mà công việc của chồng thì không ổn định, vả lại gia cảnh túng quẫn. Cho nên về sau bạn bè của ông đều thấy kinh ngạc, cũng không chỉ có một người từng hỏi ông rằng: “Vợ anh tốt nghiệp đại học, công việc rất tốt, anh không có công việc, bà ấy thế nào ưng ý anh nhỉ?” Chồng tôi khi nhắc lại cho tôi nghe, trong lòng lại đắc chí. Về duyên người nhà mà nói, ở trong lịch sử, họ đã cùng chúng ta đi qua nhân sinh lâu dài, mặc dù họ ở trong lịch sử không có tiếng tăm gì, thế nhưng họ và chúng ta đã kết duyên sâu nặng, gắn bó mật thiết.

Con người hiện tại cảm thấy câu chuyện “Hàn Diêu” thật khó mà tưởng tượng được, cũng không thể lý giải nội hàm tầng sâu hơn của câu chuyện này. Con người tiếp thụ ảnh hưởng của thuyết tiến hoá và thuyết vô thần, đã không còn tin vào sự tồn tại của Thần Phật, càng không tin tưởng vào sự dẫn dắt của thiên mệnh. Hơn nữa hành vi, quan niệm, ý thức hiện đại đang đưa người ta vào đường cùng, cách người ta suy nghĩ vấn đề đều là vị tư vị ngã. Trong hôn nhân, quá nhiều người không để mắt đến tu dưỡng đạo đức, trong lòng không muốn tiếp thụ ước thúc của trung trinh tiết liệt, chỉ muốn làm sao sống sung sướng, hưởng thụ, phóng túng dục vọng, đấy quả thực là vô cùng nguy hiểm. Nhân thế hỗn độn ô trọc, người ta đang trong vô tri mà tạo nghiệp, không chịu khổ thì làm thế nào trả được nghiệp, làm sao có thể có đời người hạnh phúc?

Chỉ khi nhân loại tin tưởng Thần linh, tin tưởng rằng nhân giới và thiên giới là có liên quan, giữ vững thiện niệm, tuân thủ tiêu chuẩn mà Thần đặt ra cho con người, trở về truyền thống, mới có thể quay trở lại chính lộ, mới có thể có được sự bảo hộ của Thần. Bằng không, điều nhân loại gặp phải chính là hủy diệt và đào thải.

(Hết)

Nguồn: Chánh Kiến

Bài viết liên quan: Ân nghĩa vợ chồng qua câu chuyện Hàn Diêu 01/02

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x