Dự báo thần kỳ về một trận động đất

Dự báo thần kỳ về một trận động đất
Hai vị hòa thượng và Đạo sỹ sử dụng từ đồng âm “táo đào” và “tảo đào” để chỉ điểm con người thế gian: “Nhanh chạy sớm đi!” Đó là lời cảnh báo trước khi trận thảm họa động đất xảy ra. (Ảnh AFP)

Động đất là tai họa tự nhiên có sức tàn phá cực to lớn đối với sinh mệnh nhân loại và môi trường sống. Những người dù đã trải qua hay chưa từng trải qua nó đều sẽ hoảng sợ khi nói về chủ đề này. Đứng trước thảm họa lớn như vậy, tất cả các kỹ thuật khoa học hiện đại cũng như mọi học thuyết đấu tranh với thiên tai đều sẽ trở nên mờ nhạt vô nghĩa. Vậy, làm thế nào để thoát khỏi khi gặp phải thảm họa tương tự trong tương lai?

Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu với mọi người về lời cảnh báo thần kỳ trước lúc trận động đất lớn xảy ra cách đây hàng trăm năm trước. Đây là bản ghi chép quý giá được lưu lại bởi hồi ức của những người may mắn sống sót và con cháu của họ sau trận thiên tai, cũng như những cuộc phỏng vấn của các nhà nghiên cứu địa chất và sử học.

Ngày 16 tháng Mười Hai năm 1920 (năm Trung Hoa Dân Quốc thứ chín), một trận động đất lớn có cường độ 8,5 độ richter xảy ra ở huyện Hải Nguyên, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc, với độ sâu tâm địa chấn là 17km. Trận động đất này khiến tổng cộng 288,200 người thiệt mạng và gần 300,000 người bị thương.

Hàng chục huyện và thành phố xung quanh Hải Nguyên gặp phải sự tàn phá nặng nề. Trận động đất mạnh này kéo dài hơn mười phút. Vào thời điểm đó, 96 trạm quan trắc địa chấn trên thế giới đã ghi nhận trận động đất này nên nó còn được gọi là “Đại địa chấn toàn cầu”.

Chỉ điểm đồng âm: 枣桃 Táo đào (Zǎo táo)— 早逃 Tảo đào (Zǎo táo: chạy sớm đi)

Trước khi trận động đất xảy ra, có một vị hòa thượng đi dạo xung quanh huyện Hải Nguyên. Cử chỉ của ông ấy rất khác lạ, tay trái cầm quả táo, tay phải cầm quả đào (đồng âm với chữ: tảo đào – chạy sớm đi). Khi thấy ai đó, ông sẽ đặt hai quả này lại với nhau để họ nhìn, nhưng mọi người không hiểu chúng có ý nghĩa gì.

Một ngày nọ, trước khi trận động đất xảy ra, lại có một vị Đạo sỹ điên có hành động kỳ lạ. Ông cũng một tay cầm quả táo và một tay cầm quả đào, hét lớn: “Táo đào, táo đào (đồng âm với: Chạy sớm, chạy sớm đi).” Tuy nhiên, không ai trong số những người đi đường vội vàng để ý đến “lời nói hồ đồ” này của vị Đạo sỹ điên.

Sau thảm họa mọi người mới nhận ra rằng ý của vị hòa thượng và Đạo sỹ kia chính là sử dụng từ đồng âm táo đào và tảo đào để chỉ điểm con người thế gian: “Tai họa đang đến gần, nhanh ‘chạy sớm đi’”. Đáng tiếc là chỉ có một số ít người hiểu ra thảm họa đang ập đến và thành công chạy thoát khỏi thiên tai. Còn những người đã lăng mạ, chế giễu vị hòa thượng và vị Đạo sỹ giống như một con chuột đi ngang qua đường, cuối cùng đều phải chịu vận hạn này.

dong dat minh chan tuong 1
Quả táo và quả đào đồng âm với “tảo đào”, ngụ ý nhắc nhở cứu con người. (Ảnh: The Epoch Times tổng hợp)

Trẻ em truyền nhau hát ‘Bài ca đong đưa’

Vài tháng trước khi trận động đất xảy ra, những em bé trong huyện Hải Nguyên đều truyền nhau hát “bài ca đong đưa”. Bài hát thiếu nhi này không có lời bài hát cố định, các em nhỏ thấy cái gì thì sẽ hát cái đấy. Ở cuối mỗi câu hát đều sẽ được thêm vào câu “lắc lư”, “đung đưa”, “đang đung đưa”, hoặc là những từ tượng thanh mang tính mô phỏng sự sụp đổ như: “rầm rầm”, “lộp cộp”. Chẳng hạn như hai câu sau:

“Những hạt đậu lớn đang nở hoa, lắc lư lắc lư, cây lúa ra bông;

Không phải lệnh Vương Pháp, đung đưa đung đưa, hai chúng ta sẽ ngủ;

Một bát thịt dê, lắc lư lắc lư, những bông hoa đã trắng;

Tiếng kêu của những người tốt trên thế gian, đung đưa đung đưa, bị tên trộm giết rồi.”

“Sấm gầm một tiếng, lắc lư lắc lư, trời sập rồi, chao đảo, núi đổ rồi. Lạch cà lạch cạch, rầm rầm rầm!”…

Sau thảm họa, người ta truy hỏi những em bé may mắn sống sót mới biết rằng cách đó một hai năm trước khi trận động đất xảy ra, các em đã nhìn thấy những người mặc trang phục kỳ lạ đi vòng quanh Hải Nguyên, ngân nga khúc dao đồng cổ quái này. Các em thấy kỳ lạ nên học hát bài ca này. Một truyền mười, mười truyền trăm, thấy gì hát nấy, không câu nệ gì cả, từ đó hình thành nên nhiều phiên bản khác nhau của “Bài ca đong đưa”.

Cậu bé nhìn thấy có người cắm lá cờ trắng trên lưng

Ở khu vực động đất có một bản làng nhỏ. Người dân trong làng đều yêu thích loại kịch Tần Xoang. Mỗi tối họ đều tập trung trong hầm Khổng Đại Nhai để tập kịch, các phân đoạn trong vở kịch vô cùng sống động. Có một cậu bé ba, bốn tuổi đang quấn quýt với ông nội để được dẫn đi xem kịch.

Ông nội cõng cậu bé, vừa chui vào trong hầm, chưa kịp xem là kịch gì, thì cậu bé lại nói sợ hãi, nằng nặc quay trở về. Ông nội không chịu nổi cháu trai, đành quay người dắt cháu bước ra khỏi hầm. Vừa bước ra, mặt đất đột nhiên rung chuyển, hầm lập tức sụp đổ. Hàng chục người đang diễn và xem kịch không có ai sống sót.

Sau sự việc này, ông nội hỏi cháu trai mình tại sao lại sợ hãi vào đêm hôm đó? Cháu đã nhìn thấy gì? Cháu trai nói: Trên lưng của những người trong hầm đều có cắm một lá cờ trắng, cậu bé không muốn ông nội cũng có thứ ấy cắm trên người.

Theo các ghi chép trong tài liệu lịch sử có liên quan, ở các thời kỳ lịch sử khác nhau, trong thế gian con người đều sẽ xuất hiện một vài người đặc định đảm nhận chức Âm sai ở Địa Phủ. Họ tiết lộ: Mỗi lần trước khi thảm họa xảy ra, Âm phủ đều sẽ lập ra danh sách, dựa vào ác nghiệp ít nhiều của con người để xác định số người cần bị đào thải, và quỷ sai địa ngục sẽ đánh dấu những người này.

Nhưng rất nhiều trẻ em có thiên mục được khai mở, vì thân thể các em thuần khiết, nên có thể nhìn thấy và cảm nhận được sự nguy hiểm. Vậy nên trong lúc nguy hiểm, cậu bé ấy đã cứu ông nội mình thoát được một kiếp nạn.

Thực ra, trong lịch sử loài người, trước khi một thảm họa lớn nào đó sắp xảy ra, Thiên Thượng đều sẽ dùng mọi cách để nhắc nhở con người thế gian tránh xa khỏi thảm họa. Nhưng vì thế gian nơi con người sinh sống là không gian bị mê mờ, mà những người nhìn thấu được thiên cơ (nhìn được những tai họa như động đất,..) lại không thể nói rõ ràng. Vì vậy có thể cứu độ được hay không, thì cần dựa vào ngộ tính của họ (thiện căn).

Vậy nên mới xuất hiện các hình thức chỉ điểm như là “táo đào” và “bài ca đong đưa” như trên. Trong “bài ca đong đưa”, Thiên Thượng còn chỉ ra nguyên nhân xuất hiện thiên tai cho nhân loại: “Không phải lệnh Vương Pháp, đung đưa đung đưa, hai chúng ta sẽ ngủ”, cũng chính là để nói, tâm tính con người đã biến chất, đạo đức con người đã suy thoái, đây mới là nguyên nhân then chốt để dẫn tới tai họa.

Vì vậy, đối diện với các lời cảnh báo thần kỳ về cơn động đất xảy ra ở Hải Nguyên vào hơn một trăm năm trước, chúng ta hãy nhìn xem những thiên tai nhân họa như dịch bệnh, động đất, lũ lụt, cháy rừng,…đang xảy ra xung quanh chúng ta. Lời cảnh báo của Thiên Thượng đã sớm xuất hiện, quý vị tiếp nhận được chưa?

Chính Âm thực hiện

Lãnh Vọng biên dịch

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x