Câu chuyện Tào Tháo từ chối để Hoa Đà mổ não vì nghĩ Hoa Đà muốn ám sát ông. Tam Quốc Diễn Nghĩa là bộ tiểu thuyết được rất được người dân Việt Nam và Trung Quốc thích thú và điển tích này cũng được nhiều người chú ý, nêu bật rõ sự đa nghi của Tào Tháo. Cũng không ngẫu nhiên mà người ta hay nói “đa nghi như Tào Tháo”.
Ở đây, trong khuôn khổ bài viết, tôi sẽ chia sẻ cùng các bạn câu chuyện này ở góc độ tình hình hiện tại. Đó là dịch bệnh.
Dịch bệnh lần này theo thống kê là đã chết hơn 4 triệu người trên thế giới, nghĩa là cũng phải hơn 3 triệu gia đình mất đi người thân. Và con số này đang tiếp tục tăng lên hằng ngày. Các nhà khoa học bây giờ cũng chưa có cách nào giải quyết triệt để căn bệnh quái ác này.
Vậy thì, khoa học hiện đại hiện đang chưa đạt được kỳ vọng hoàn toàn trong việc khống chế được đại dịch.
Vậy câu chuyện Tào Tháo ở đây tôi muốn nói đến là gì, và vì sao Tào Tháo lại từ chối Hoa Đà khi ông muốn giúp Tào Tháo, nói xa hơn là thoát chết.
Đa nghi, đa nghi chính đã giết chết Tào Tháo.
Trong quá trình sống, làm việc và tồn tại, con người có những lúc tin tưởng ai đó, và họ đã đúng, nhưng cũng có lúc tin tưởng ai đó nhưng cũng nhầm và thường để lại hậu quả nghiêm trọng.
Nhưng đó là cuộc sống, cuộc sống vốn dĩ như vậy, cũng như làm ăn với nhau thì giữa hai bên có sự tin tưởng lẫn nhau, hoặc yêu nhau cũng có sự tin tưởng nhất định lẫn nhau v.v… trong tất cả các mối quan hệ, thì sự tin tưởng rất được coi trọng, người ta thường ít giao lưu với những người họ ít tin tưởng. Có thể nói đại khái như vậy.
Vậy là một Thần Y như Hoa Đà mà Tào Tháo vẫn cho rằng ông cố tình ám sát Tào Tháo.
Vì sao Tào Tháo lại nghĩ người muốn cứu mình lại muốn giết mình?
Ranh giới ở đâu?
Ví như bây giờ, chúng ta đi tiêm vaccine, hoặc đi phẫu thuật não hay tim, thì tất cả mọi người đều nghĩ rằng bác sĩ, y tá đang muốn giúp mình sống sót và khỏe mạnh, chứ chẳng ai muốn mình chết cả. Nhưng trong tất các các phương pháp trị bệnh đều có xác suất sinh tử, và ai cũng chấp nhận điều này. Mọi người xem chuyện này là chấp nhận được, hay cũng như là chuyện đương nhiên.
Vậy thì có cách gì mà không có xác suất sinh tử đây, có cách gì mà an toàn tuyệt đối đây, thực ra là có và phương pháp ấy đang được lan truyền trong cộng đồng. Tất nhiên sẽ có người tin và không tin nhưng nó hoàn toàn không có hại cho bất cứ ai khi sử dụng. Nghĩa là không có xác suất tử.
Vậy hiệu quả là gì, trong khoa học thì phải có thực chứng. Và đây là các bằng chứng.
Vậy bây giờ bạn đã tin hay chưa? Nhiều người còn cảm thấy ngờ vực, nhưng khoa học là gì, là cần có thời gian, một đề tài khoa học đưa ra mà chấn động thì thường nó tác động đến các niềm tin cũ, nhưng không vì thế mà nó bị ném đi, bây giờ khoa học chưa chứng minh được, thì tương lai sẽ làm điều đó, đó mới là khoa học, chứ không chứng minh được thì gọi là mê tín, thực ra đó là ngụy khoa học. Bởi một nhà khoa học chân chính không đưa cái gì ra kết luận vội vã và hồ đồ khi cái đó trái với ý và sự hiểu biết của họ, mà họ sẽ ghi chú để đó, xem như là một sự tham khảo.
Theo bạn thì cách này nguy hại ở chỗ nào. Trong khi các bệnh nhân áp dụng cách này đều được hướng dẫn thực hiện bằng các phương pháp Tây Y, nghĩa là cách này là sử dụng đồng thời với các biện pháp y tế.
Vậy bây giờ bạn đã muốn sử dụng cách này chưa?
Có rất nhiều phương pháp khoa học ban đầu là vô tình phát hiện rồi sau đó là đi tìm lý thuyết để bổ sung, ví như phát hiện tia X-quang, Penicilin, lò vi sóng….
Đây chỉ nêu ra như thế mặc dù thực chất cách này có chứng minh bằng phương pháp khoa học nhưng có vẻ nó vượt quá khả năng chấp nhận của đa số mọi người. Cũng như ngày xưa lúc Einstein nêu ra thuyết tương đối cũng vậy, cũng có mấy ai chấp nhận, sau này dần dần các nhà khoa học họ mới thừa nhận qua các thí nghiệm kết quả thực tế.
Năm 1915 thuyết tương đối rộng của Einstein nói một cách dễ hiểu rằng ánh sáng đi qua một ngôi thì sẽ bị bẻ cong. Trong khi trước đó Newton nói rằng ánh sáng không có khối lượng nên không bị ảnh hưởng bởi trọng lực nên nó phải chuyển động theo đường thẳng.
Nhiều người lúc đó cảm thấy hoang đường, ánh sáng làm sao mà bị bẻ cong được.
Đến năm 1919, Edditong chứng minh được điều này trong sự kiện nhật thực ngày 25-9.
Nhưng cũng không mấy ai hiểu lý thuyết này ở thời điểm đó và cho đến cả bây giờ.
Nhưng họ lại áp dụng vào đời sống và thấy nó ổn nên họ dùng, chỉ như thế, mặc dù đã lâu rồi, nhưng để ai đó vỗ ngực cho rằng mình hiểu rõ lý thuyết của Einstein thì được mấy người.
Tất cả cái gì mới cũng có sự ngờ vực nửa tin nửa không tin, nhưng hãy nên nhớ cái giá phải trả đó lại là sinh mệnh. Khi hơi thở của bạn đang yếu dần, ý thức đang sắp rơi vào hôn mê, thì điều bạn sợ mất mát đó là gì, mất danh dự hay là mất mạng. Đó là sự lựa chọn của bạn. Ai là trân quý mạng sống của bạn hay không lúc này sẽ thấy rõ nhất. Cũng đừng chắc rằng bản thân bạn trân quý mạng sống của mình, vì có người có chết họ cũng chấp nhận vì họ ban đầu đã từ chối cách làm này, nên họ thấy giờ làm vậy thì không cam tâm, không chịu khuất phục, cảm thấy giống như thua cuộc vậy.
Thôi thì tùy duyên. Phật Pháp vô biên, dùng trí tuệ hạn hẹp và nhỏ bé của con người thì hiểu được bao nhiêu cái vô biên của Phật Pháp đây?
Quay lại sự kiện của Tào Tháo. Tào Tháo sau đó giam Hoa Đà lại, đến khi Tào Tháo đau quá không chịu nổi mới đi tìm Hoa Đà, nhưng Hoa Đà đã chết trong nhà ngục rồi, sau đó Tào Tháo cũng chết vì bệnh này.
Chúc mọi người cân đo được mất mà minh tỏ sự việc.
Dưới đây là video chứng minh bằng phương pháp khoa học cho phương pháp này.
Tác giả: Thanh Thiên Ảnh
- Xem thêm:
- Câu chuyện lịch sử: Tấn Hiếu Vũ Đế uống rượu khinh nhờn Thần nên qua đời
- Tấm lòng nhân hậu đằng sau câu chuyện tình lãng mạn
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!