Một người ngay khi vừa mới kiêu ngạo thì đã không còn quy phạm và mất đi sự trầm tĩnh, mọi thứ tích lũy từ trước dễ bị tiêu tan thành mây khói.
Nhà tư tưởng xuất sắc thời nhà Minh – Vương Dương Minh từng nói: “Ngàn tội trăm ác đều từ kiêu ngạo sinh ra”.
Không sợ cảnh nghèo túng bần cùng lúc sa cơ lỡ vận, sợ nhất là khi phú quý mà tự cao, tự đại. Thật đáng tiếc là có bao người sau khi đạt được một chút thành tựu, liền bắt đầu ngông cuồng.
Một người ngay khi vừa mới kiêu ngạo thì đã không còn quy phạm và mất đi sự trầm tĩnh, mọi thứ tích lũy từ trước dễ bị tiêu tan thành mây khói.
1. Đối nhân xử thế không được ngông cuồng
Đường Bá Hổ là một trong tứ đại tài tử ở Giang Nam, thi họa kỳ tài, người đời tán thưởng không ngớt. Thật tiếc, anh ta là bậc tài tử và lại là kẻ ngông cuồng.
Năm đó, Nam Kinh tổ chức cuộc khi hương, sau khi cuộc thi kết thúc, Đường Bá Hổ tự tin nói: “Vị trí đứng đầu thi hương, không phải ta thì là ai?”
Sau khi danh sách thi được công bố, Đường Bá Hổ quả thực đứng vị trí đầu bảng.
Năm thứ hai, Đường Bá Hổ đắc ý đến kinh thành, sau khi thi xong liền ngạo nghễ nói: “Đứng đầu bảng lần này, không phải ta thì là ai?”
Sau khi công bố kết quả, Đường Bá Hổ lại đạt vị trí đứng đầu.
Anh ta quên rằng đây là kinh thành của long hổ tụ hội, không phải quê nhà của anh ta. Mọi người trong kinh thành nghị luận rất nhiều về những ngôn luận của Đường Bá Hổ. Họ cho rằng anh ta gian lận nên mới giành được vị trí đứng đầu.
Sự việc này đã kinh động tới hoàng đế, Đường Bá Hổ bị tống vào tù, và bắt đầu một cuộc sống đầy chông gai.
Sách “Lễ ký” viết: “Bậc quân tử không kiêu căng, không tôn vinh công trạng của mình”.
Con chim thò đầu thì bị bắn, nếu cho rằng bản thân mình quá quan trọng, sẽ khơi dậy lòng đố kỵ của người khác.
Thái độ kiêu ngạo không thể nuôi dưỡng vận may, mà ngược lại sẽ đánh mất hết vận may. Bạn cho rằng mình là bầu trời, nhưng suy cho cùng, bạn cũng chỉ là một người phàm chân đi trên mặt đất.
Làm người cần thực tâm, đừng nên bay bổng quá xa, mê mất phương hướng của sinh mệnh.
2. Tự đại quá mức, chiêu mời kết quả tai hại
Trong “Bão Phác Tử”, danh y Cát Hồng nói: “Kiêu căng và ngạo mạn, sẽ mắc bệnh”.
Không ai muốn kết thân với kẻ kiêu ngạo, và kẻ kiêu ngạo không được coi trọng. Mỗi lần ngẩng cao đầu, mỗi lần nói lời kiêu căng đều dẫn đến vận rủi.
Hạng Vũ Tây Sở Bá Vương là một dũng sĩ cái thế, có sức khỏe phi thường ‘bạt sơn cử đỉnh’. Võ lực của ông vô song thiên hạ; sự thông minh của ông cũng có thể được coi là “vô song thiên hạ”.
Đối với Lưu Bang, Hạng Vũ không bao giờ để mắt đến. Phạm Tăng nhiều lần đề nghị việc giết Lưu Bang nhưng Hạng Vũ chẳng màng ngó tới. Tại đại tiệc Hồng Môn, Hạng Vũ dễ dàng tha cho Lưu Bang, Phạm Tăng tức giận đến mức chửi rủa: “Nhãi ranh, không đáng cùng bàn mưu tính kế!”
Sau đó, Lưu Bang trở mặt với Hạng Vũ, khơi mào đại chiến Sở Hán.
Hạng Vũ bướng bỉnh tự cho mình đúng, ông cảm thấy Lưu Bang chỉ là kẻ nông dân, lên làm vua được chẳng qua là do may mắn. Ông đã đánh giá thấp kẻ địch, dẫn đến thất bại liên tiếp, và cuối cùng phải tự sát ở Ô Giang.
Nhà văn Balzac đã nói: “Tự mãn, tự cao tự đại và cả tin là ba tảng đá ngầm cản trở lớn trong cuộc đời”.
Mắt cao hơn đỉnh đầu, không nhìn thấy đường đi dưới chân, huênh hoang tự đại sẽ phải chịu bài học giáo huấn nặng nề từ thực tế.
3. Bông lúa chín cúi đầu, người thành công thấp giọng
Trong “Đạo Đế Kinh” nói: “Đại thành nhược khuyết, kỳ dụng bất tệ, đại doanh nhược xung, kỳ dụng bất cùng”.
Diễn nghĩa: Sự vật hoàn mỹ nhất lại giống như khiếm khuyết nhưng tác dụng của nó vĩnh viễn không giảm; thứ đầy nhất lại giống như trống rỗng nhưng tác dụng của nó không bao giờ cạn.
Kiêu ngạo là bởi vì không biết sự rộng lớn của thế giới; khiêm tốn bởi vì đã nhìn thấy tất cả các màu sắc, phong cảnh đa dạng.
Stephen Covey, tác giả của “Bảy thói quen của những người có hiệu quả cao”, là một bậc thầy quản lý học nổi tiếng thế giới. Ông đã gặp và đào tạo cho 31 nhà lãnh đạo quốc gia, nhiều người trong số họ là tổng thống.
Thành công trong sự nghiệp đã giúp ông đạt được danh tiếng. Về vấn đề này, ông luôn giữ thái độ khiêm nhường.
Ông thường nói rằng: “Mọi người không cần phải khen ngợi tôi. Những nguyên tắc này không phải là do tôi sáng tạo ra. Tôi chỉ khai thác và chỉnh lý chúng lại”.
Trong cuộc sống, ông luôn là người vui tính, hài hước, khiêm tốn và dễ gần.
Sự thật đã chứng minh rằng nhìn thấy thế giới càng rộng lớn, người ta càng biết kính nể.
Nhà tư tưởng Phương Hiếu Nhụ nói: “Hư kỷ giả tiến đức chi cơ” (khiêm tốn là cơ sở của việc tăng tiến đức hạnh).
Một người khiêm tốn sẽ không tự mãn và kiêu ngạo ở trên đỉnh cao, mà chỉ mỉm cười vô tư và tiếp tục tìm kiếm những đỉnh cao tiếp theo.
Sinh mệnh không có kết thúc, và con đường thăng tiến cũng không có kết thúc.
Sự kiêu ngạo sẽ chỉ khiến ta giậm chân tại chỗ, và sự khiêm tốn sẽ cho ta có được mọi thứ.
Theo Secretchina
Minh An biên dịch
Link bài dịch: NTD Việt Nam
- Xem thêm:
- Bất ngờ về nguyên mẫu Tôn Ngộ Không: Là Thần khỉ, yêu quái, hay con người?
- Trí tuệ của các viên quan thời xưa khiến người đời thán phục
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!