Nhiều người biểu tình Hồng Kông lo sợ họ đang là mục tiêu của việc giám sát bằng công nghệ. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ rất am hiểu công nghệ và đã phát triển các chiến lược độc đáo chống lại việc này.
Trong nhiều năm, chính phủ Trung Quốc đã tăng cường áp dụng công nghệ với những người biểu tình Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Nhờ các công nghệ giám sát kỹ thuật số, chính phủ có thể theo dõi các công dân, giam cầm, đe dọa gia đình của họ và làm xói mòn nền tảng văn hóa của họ.
Nhiều người biểu tình Hồng Kông lo sợ họ hiện là mục tiêu của việc giám sát bằng công nghệ. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ am hiểu công nghệ cao, đã phát triển các chiến lược độc đáo chống lại việc đó.
Trước tiên, cách đơn giản nhất là họ thường sử dụng ô để chặn tầm nhìn của các camera giám sát. Họ cũng sẽ dỡ các camera xuống khi phát hiện ra chúng. Ngoài ra, người biểu tình dùng khẩu trang hoặc mặt nạ để che toàn bộ khuôn mặt. Theo một người biểu tình giấu tên: “Thậm chí tai cũng có thể là bằng chứng để bắt giữ bạn”.
Một chiến thuật khác là sử dụng bút phát laser để làm mù camera, bao gồm cả camera cầm tay của cảnh sát. Theo nhà báo John Lyons của Wall Street Journal: “Có lẽ tất cả những việc này phát xuất từ nỗi sợ bị theo dõi dựa trên danh tính lưu trong một cơ sở dữ liệu của Bắc Kinh”.
Để bảo mật trao đổi thông tin, những người biểu tình am hiểu công nghệ đã sử dụng AirDrop, một ứng dụng chia sẻ tệp ẩn danh và Telegram, một ứng dụng gửi tin nhắn mã hóa. Khi cảnh sát cố gắng xâm nhập vào một cuộc hội thoại nhóm, những người biểu tình có thể phát hiện “tài khoản ma” và đẩy ra khỏi nhóm.
Trường hợp điện thoại bị cảnh sát tịch thu thì sao? Theo giáo sư Loman Tsui đến từ Đại học Hồng Kông, một chuyên gia về bảo vệ và bảo mật dữ liệu cá nhân, cho biết: “Tại Hồng Kông, bạn có quyền không tiết lộ bất kỳ thông tin nào có thể khiến bạn bị buộc tội. Vì vậy, người biểu tình không buộc phải khai mật khẩu hoặc mã pin điện thoại của họ, một quyền cá nhân mà người đại lục không được hưởng”.
Nhiều người ở Hồng Kông sử dụng thẻ căn cước thông minh, được trang bị nhận dạng tần số vô tuyến (RFID). Nhiều thẻ tín dụng và thẻ tàu điện ngầm cũng sử dụng công nghệ RFID và người biểu tình sợ rằng cảnh sát có thể đọc được thông tin của họ. Để chống việc này, nhiều người biểu tình bọc thẻ của họ trong giấy thiếc và trả tiền vé tàu điện ngầm bằng tiền mặt.
Cảnh sát Hồng Kông dường như bế tắc trong việc tìm cách đọc thẻ RFID. Họ nói: các cảm biến chỉ đọc khu vực nhỏ trên thẻ không bao gồm dữ liệu cá nhân. Trong một tuyên bố gần đây, cảnh sát Hồng Kông cho biết họ không muốn liên quan đến Bắc Kinh và đang cố gắng không để tình hình bạo lực leo thang. Tuy nhiên, người biểu tình không tin điều đó và đã yêu cầu điều tra về sự gian dối của cảnh sát.
Theo Mindmatters
Thiện Căn biên dịch
Link bài dịch: NTD Việt Nam
- Xem thêm:
- ‘Mưu cầu hạnh phúc’: Ý nghĩa đích thực đằng sau một tuyên ngôn bất hủ
- Từ đồng minh thành kẻ thù: Điều gì dẫn đến sự kiện Tiệc trà Boston?
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!