Phật nói: “Ta nay tu thành Phật quả chính giác, tâm như hư không, nên nhớ rằng, hành khổ vóc hình, sẽ náo loạn tâm, vui với xác thân, sẽ tham luyến ái; hai trạng thái này, không phải đường tu chân chính. Khổ, Lạc đều vứt bỏ, cứ vậy mà hành, tâm sẽ an định, có thể tu “Bát chính Đạo”, mà vượt thoát bể khổ sinh tử.”
Người khai sáng Phật giáo, xưng hiệu là Thích Ca Mâu Ni Phật, Kiều Đạt Ma Phật, Phật Đà (Nghĩa là Bậc Giác Ngộ), Thế Tôn, Thích Tôn; cũng gọi tắt là: Thích Ca Văn Phật, Thích Ca Như Lai, Thích Ca Phật, (“Thích Ca” là họ, ý nghĩa là “Người có năng lực”, “Mâu Ni” danh xưng chỉ bậc Thánh Giả của người Ấn Độ cổ, có nghĩa là “Tịch Mặc” Tạm dịch là Vô cùng tĩnh lặng).
Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ra trong gia đình Vương tộc, tại phía Nam Nepal ( ngày nay), dòng Sát Đế Lợi. Trong Phật giáo, Phật Thích Ca Mâu Ni được coi là vị Phật được tôn kính nhất, nên các đệ tử và tín đồ thường tôn xưng là Thế Tôn. Phật không phải là Thần, cảnh giới cao hơn Thần, chư Phật đều sinh ra nơi người thường, “Tăng Đài A Hàm kinh” viết: “Chư Phật Thế Tôn đều tu hành ở nhân gian mà xuất lai, không phải đắc được ở trên Trời.”
Là Thái tử của Ấn Độ, nên câu chuyện tu luyện của Ngài đặc biệt được nhiều người quan tâm. Lúc Thế Tôn tu thành, Ngài dùng Thần thông “Túc mệnh thông” mà thấu tỏ tất cả sự tình của thập phương tam thế (Tam thế gồm: thế giới quá khứ, hiện tại và tương lai), thấy hết các kiếp sống của mình và sinh tử của tất cả chúng sinh.
Sau khi Thích Ca Mâu Ni thành Phật, Ngài lặng ngồi 7 ngày, trong tâm nhớ lại hai vị Tiên nhân là A La La và Già Lam, căn cơ linh mẫn, có thể tiếp thụ chính Pháp của mình, tiếc là họ đã khuất.
Thế Tôn đứng dậy đi đến Lộc Dã Uyển. Trên đường đi, những người ngoại Đạo Ưu Ba Già cũng khen ngợi tán dương. Tại bờ sông A Lao Bà La, Thế Tôn nhập định 7 ngày.
Lộc Dã Uyển từ xưa đã là nơi thanh tịnh tu hành của các Đạo nhân, cây rừng tươi tốt, hoa quả mọng đầy, muông thú thành bầy, hót ca tự tại. Nay chỉ có 5 vị tu khổ hạnh ở đây, khi Phật đến gần, họ bất tri bất giác đứng dậy hành lễ.
Phật nói: “Ta nay tu thành Phật quả chính giác, tâm như hư không, nên nhớ rằng, hành khổ vóc hình sẽ náo loạn tâm, vui với xác thân sẽ tham luyến ái, hai trạng thái này, không phải đường tu chân chính. Khổ, Lạc đều vứt bỏ, cứ vậy mà hành, tâm sẽ an định, có thể tu “Bát chính Đạo”, mà vượt thoát bể khổ sinh tử.”
5 vị nghe được đạo lý, vô cùng bái phục, thi lễ tỏ lòng cảm kích. Phật liền thuyết Pháp cho họ.
(Còn tiếp)
Thái Bình
Theo secretchina
Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.
- Xem thêm:
- Câu chuyện lịch sử: Cao Chi Thụ phỉ báng Phật bị triều đình xử tội trảm ngang lưng (2 câu chuyện)
- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Phần 7): Dưới gốc Bồ Đề, hàng ma thành Đạo [Radio]
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!