Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Phần 3): Nửa đêm vượt thành, vào núi tu học [Radio]

ntdvn thich ca mau ni minh chan tuong 3
Phật Thích Ca giảng Pháp 49 năm chỉ vì một việc này (Ảnh: Miền công cộng)

Năm Thái Tử 19 tuổi, nhân ái phi là Da Du có mang, cũng an ủi phụ vương phần nào, nên Ngài quyết ý yêu cầu phụ vương cho xuất gia. Phụ vương buồn khóc chối từ. Thái tử tâu: “Không muốn con xuất gia cũng được, nhưng phụ vương cần bảo đảm cho con bốn điều kiện: một là, không suy lão; hai, không sinh bệnh; ba, không tử vong; bốn, không biệt ly, con sẽ không xuất gia.”

Thế nhân sao tránh được những điều ấy, Tịnh Phạn Vương (tên vua cha) sao có thể bảo đảm đây? Trong lo buồn, chỉ còn cách cho canh chừng cẩn mật Thái tử, bên ngoài cử 500 lực sĩ nghiêm thủ bốn cửa thành, cửa cung cho khóa lớn, bên trong dặn dò phi tần cung nữ ngày đêm thay nhau theo hầu Thái tử, ca hát mua vui, không rời nửa bước.

Nhưng sao có thể ngăn cản chí nguyện xuất gia của Thái tử, đợi thời cơ đến là tiến hành kế hoạch. Nửa đêm ngày 8 tháng 2, trăng sáng, Thái tử trở dậy, thấy các cung nữ đã ngủ say nằm ngay đơ như khúc gỗ, mũi dãi chảy ra, ô uế khó coi; thấu triệt một điều: Thân người như cái túi da, chứa phân và nước tiểu mà thôi.

Thái tử trong lòng sinh chán ghét, thấy kỳ quái là thế nhân lại cùng cái “Đám dơ bẩn” này mà vọng tham dâm dục! Thái tử gọi người đánh xe tên Xa Nặc, chuẩn bị ngựa khỏe. Xa Nặc khóc to khuyên can, nhằm đánh thức cung nhân, nhưng họ vẫn ngáy khò không tỉnh. Xa Nặc chỉ còn cách dắt ngựa ra. Thái tử lên ngựa, nói lớn: “Ta theo học Pháp xuất gia của chư Phật”, do có sự giúp đỡ của Thần Phật mà Thái tử thuận lợi vượt qua cửa thành phía Bắc ra ngoài.

Đức Phật Thích Ca Mâu N

Thái tử có lời thề: “Nếu ta không thấu lẽ tử sinh, sẽ không quay về cung; nếu tu không thành Phật, không về gặp phụ vương”. Phát thệ xong, chư Thiên đều khen ngợi! Ra khỏi thành, Thái tử đi về phía Đông, đến khi trời sáng thì tới khu rừng rậm bên sông A Bạt Nhĩ, là nơi vị Tiên nhân Bạt Già khổ tu, ở đây rừng núi thâm u tịch mịch, Thái tử thấy vui mừng, liền dừng lại, lệnh Xa Nặc cưỡi ngựa hồi cung. Xa Nặc quỳ xuống khóc, không muốn quay về một mình, đến con ngựa trắng cũng khụy chân rơi nước mắt ra chiều lưu luyến.

Thái tử khuyên Xa Nặc: “Nơi ta muốn đến, đã đến rồi, ông cưỡi ngựa hồi cung đi. Ta gửi ông khăn châu, mũ ngọc đem về cung, thay ta khấu bái phụ vương, nói phụ vương cùng di mẫu phi tần đừng vì ta mà luyến ái buồn đau. Nếu ta ở lại cung, lẽ nào không chết, cuối cùng cũng vẫn chia ly thôi; một khi chết đi, vĩnh viễn không gặp lại. Nay ta học Pháp môn thoát khỏi Sinh, Lão, Bệnh, Tử, nên sẽ không bao giờ ly biệt. Ông hãy thay ta an ủi phụ vương, đợi ta đắc Đạo sẽ quay lại cứu thế nhân; lúc đó sẽ cùng phụ vương tương kiến.”

Xa Nặc khóc mà tâu: “Thái tử sinh trưởng thâm cung, an hưởng tôn vinh, nay chốn rừng sâu cùng trùng, thú đáng sợ, sao có thể chịu được khổ ải hiểm nguy đây?”

Thái tử nói: “Ta ở trong cung, tuy có thể tránh những thứ khổ ải hữu hình, nhưng đâu tránh được Lão, Bệnh, Tử, Khổ vô hình; Vô thường chảy khắp thế gian, đó mới là nơi của khổ đau hiểm nạn. Ta nay muốn giải trừ Lão, Bệnh, Tử, Khổ, thực sự đắc an lạc vĩnh cửu!”

Nói xong, bỏ mũ, rút bảo kiếm tự tay cắt tóc, phát nguyện rằng: “Ta nay y theo Pháp chư Phật, cắt bỏ râu tóc, nguyện với tất cả chúng sinh, đoạn trừ phiền não tập chướng.”

Lúc đó có một thợ săn đi đến, thân khoác cà sa, tay mang cung tên.

Thái tử hỏi: “Các vị là thợ săn, sao lại khoác cà sa?”

Thợ săn đáp: “Đây là Pháp phục của nhà Phật, chúng tôi mặc vào, dã thú tưởng chúng tôi từ bi không sát sinh, nên đến gần, dễ dàng tóm bắt.”

Thái tử nói: “Ta nay thiếu bộ cà sa, có thể dùng toàn y phục của ta mà đổi lấy Cà sa không?”

Thợ săn nghe xong, cả mừng, vội cởi ngay cà sa hoán đổi cho Thái tử. Thái tử khoác Pháp phục, trông hệt một tăng nhân. Xa Nặc biết không thể níu kéo, đành khóc ròng quay về.

(Còn tiếp)

Thái Bình
Theo Vision Times


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x