Lịch sử Israel (2): Tổ tiên người Israel và những lời hứa với Thiên Chúa

ntdvn abraham moses minh chan tuong 3
Tổ tiên người Israel và những lời hứa với Thiên Chúa. (Tổng hợp)

Lịch sử là một tấm gương, có thể chiếu sáng cho hiện tại và tương lai. Và lịch sử của người Do Thái chính là nội dung trong Kinh Thánh Cựu Ước. Sách Cựu Ước không chỉ là một cuốn kinh sách trong tôn giáo mà còn ghi lại lịch sử của dân tộc này. Vậy cuốn sách này cho chúng ta biết điều gì?

Lịch sử Do Thái – Thiên Chúa không bao giờ thất hứa

Chúng ta sẽ bắt đầu nói từ Noah. Sau khi trải qua trận Đại hồng thủy ở thời kỳ tiền sử, mặt đất trống không, rộng mênh mông. Khi ấy chỉ có mỗi gia đình Noah sống sót và được Chúa ban phước. Sau đó, gia đình Noah bắt đầu phát triển trên mặt đất.

Noah có ba người con: Shem, Ham và Japheth. Thế nhưng, tính tình của mỗi người con lại khác nhau. Một ngày nọ, gia đình của Noah xảy ra chuyện lớn, đã ảnh hưởng đến tận ngày hôm nay. Trong lần đầu tiên uống rượu say, Noah ngủ khỏa thân trong lều. Khi Ham nhìn thấy chuyện này đã cảm thấy vô cùng buồn cười, bởi vì suốt cuộc đời Noah trang nghiêm kính cẩn thế, nhưng lúc này đây lại không mảnh vải trên người.

Ham chạy ra ngoài và rêu rao rằng: Các anh em mau đến xem. Shem và Japheth nhìn thấy liền vội vàng tìm một bộ quần áo, đi lùi vào trong lều, cung kính đắp lên người cha, cũng không dám xoay mặt nhìn.

Sau khi Noah tỉnh dậy biết được việc này, đã vô cùng tức giận với hành động bất kính của Ham, mắng rằng: “Con là con trai của ta, sao lại làm ra chuyện như vậy với ta. Con trai Canaan của con sẽ phải chịu chửi mắng. Con cháu của nó phải làm tôi tớ cho con cháu của Shem và Japheth”.

ntdvn abraham moses minh chan tuong 8
Noah nguyền rủa Ham. (Miền công cộng)

Vì một chuyện như vậy mà Noah đã nguyền rủa con cháu, có phải là đang làm quá hay không?

Thật ra, khi ấy Noah chính là người phát ngôn của Thiên Chúa trên thế gian. Bất kính với Noah chính là bất kính với Thiên Chúa. Đó không còn là chuyện nhỏ nữa.

Ham có một người con là Cush, Cush sinh ra Nimrod. Nimrod được xưng là anh hùng đứng đầu, mang theo lòng tranh đấu với Thần. Nimrod tập hợp người dân lưu lạc ở khắp nơi lại, có dã tâm dựng nên tháp Babel cao vút tầng mây. Nếu tháp này được xây xong, Nimrod sẽ trở thành anh hùng cao như trời.

Con người rất dễ sùng bái những vị anh hùng có thể nhìn thấy được, nhưng lại không biết tôn kính các vị Thần thực sự. Đây chính là bản chất việc sùng bái hình tượng, khiến con người sùng bái những Thần giả do con người tạo nên.

Điều này đã khiến Đức Yehovah tức giận nên trong chớp mắt Ngài làm cho con người nói những thứ tiếng khác nhau, khiến họ không thể hợp tác với nhau. Tháp chưa xây xong, đã phải bỏ dở giữa chừng. Thế nhưng Nimrod vẫn tự xưng là vua, dựng nên những nước như Babylon, Assyria v.v…

Ham có 4 người con, còn có một người tên là Egypt (Ai Cập). Gia tộc của Ham sau đó dời đến sống ở vùng Canaan và Ai Cập. Bởi vậy, tên gọi của những vùng đất này xuất phát từ tên người.

Tổ tiên của Israel

Chúng ta đã nói về Ham. Thế nhưng nhân vật chính trong câu chuyện là Shem, người con làm được việc công chính trước mặt Noah. Đời sau của Shem có một người tên là Abram. Abram là một người rất chính trực. Khi Abram 75 tuổi, Đức Yehovah hiện ra và nói với Abram rằng, hãy đi đến Canaan, đồng thời hứa rằng: “Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn”.

Khi ấy, lời rủa sả của Noah dường như đã bắt đầu khởi tác dụng. Thiên Chúa còn ban cho Abram tên là Abraham, nghĩa là Tổ phụ của nhiều dân tộc. Tên của vợ Abram được đổi thành Sarah, nghĩa là mẹ của nhiều dân tộc.

Abraham đã vâng lời Chúa, vượt qua muôn vàn gian khổ đến vùng đất Canaan. Người ở đây gọi tộc của Abraham là người Do Thái. Dân Do Thái sinh sống, chăn nuôi tại đây, có một cuộc sống vô cùng giàu có, sung túc.

ntdvn abraham moses minh chan tuong 7
Abraham đã vâng lời Chúa, vượt qua muôn vàn gian khổ đến vùng đất Canaan. (Miền công cộng)

Thế nhưng mãi đến năm 85 tuổi, Abraham vẫn chưa sinh được con nên ông đã lấy một người hầu gái Ai Cập làm vợ, sinh ra được Ishmali. Ishmali chính là tổ tiên của người Ả Rập. Lời dự ngôn của Thiên sứ với đứa trẻ này là: “Đứa trẻ đó sẽ như một con lừa rừng: tay nó sẽ địch cùng mọi người, và tay mọi người địch lại nó. Nó sẽ ở về phía đông, đối mặt cùng hết thảy anh em mình”. (Sáng thế ký 16:12).

Phải chăng hiện trạng khu vực Trung Đông hiện nay giống hệt như lời dự ngôn?

Khi Abram 99 tuổi, Đức Yehovah hiện ra và nói với ông rằng: “Trong độ một năm nữa, ta sẽ trở lại đây với ngươi không sai, và chừng đó, Sarah, vợ ngươi, sẽ có một con trai” (Sáng thế ký 18:10).

Khi Abraham 100 tuổi, Sarah 90 tuổi, hai người quả nhiên sinh được một người con trai là Issac. Sau khi Issac lớn lên, Thiên sứ hiện ra, truyền đạt một yêu cầu vô cùng lạ lùng rằng một lời: Ngài muốn Abraham hiến tế Issac.

Abraham tôn kính Thiên Chúa, không nói nhiều lời mà làm theo yêu cầu. Khi Abraham đưa con dao găm lên chuẩn bị đâm Issac, Thiên sứ hiện ra, ngăn ông lại rồi truyền đạt lời của Đức Yehovah rằng: “Vì ngươi đã làm điều đó, không tiếc con ngươi, tức con một ngươi thì ta lấy chính mình ta mà thề rằng sẽ ban phước cho ngươi, thêm dòng dõi ngươi nhiều như sao trên trời, đông như cát bờ biển, và dòng dõi đó sẽ chiếm được cửa thành quân nghịch.

Bởi vì ngươi đã vâng theo lời dặn ta, nên các dân thế gian đều sẽ nhờ dòng dõi ngươi mà được phước. Ta sẽ cho ngươi cùng dòng dõi ngươi xứ mà ngươi đương kiều ngụ, tức toàn xứ Canaan, làm cơ nghiệp đời đời” (Sáng thế ký 22: 16-18, Sáng thế ký 17:8).

Mọi người hãy nhớ lấy lời này vì đây chính là lời hứa của Thiên Chúa.

Issac sinh ra Jacob. Vào một buổi tối nọ, có một người thần bí đến vật lộn với Jacob. Mãi đến khi trời sáng, Jacob thắng. Người kia chúc phúc Jacob rằng: “Tên ngươi sẽ chẳng là Jacob nữa, nhưng tên là Israel, vì ngươi đã có vật lộn cùng Đức Chúa Trời và người ta; ngươi đều được thắng” (Sáng thế ký 32:28).

Khi ấy, Jacob mới biết đó là một vị Thiên sứ. Tên gọi Israel cũng ra đời từ đây.

Issac và Jacob đều kính sợ Thiên Chúa. Thiên Chúa đã hiện ra, nhắc lại lời hứa với từng người. Jacob có 12 người con. Trong đó, Joseph là người con trai được Jacob yêu mến nhất, vừa thông minh vừa khôi ngô.

Thế nhưng khi Joseph 17 tuổi, những người anh trai ghen tỵ, đã cùng nhau lập mưu, bán Joseph đến Ai Cập. Cuối cùng nhờ sự chính trực của Joseph và sự giúp đỡ của Thiên Chúa, Joseph đã trở thành quan Tể tướng ở Ai Cập. Khi xứ Canaan gặp phải nạn đói, Joseph không nhớ đến những mâu thuẫn trước đó, đồng ý tha thứ cho các anh trai. Sau đó, cả gia đình Jacob chuyển đến Ai Cập, sống sót qua được nạn đói.

Làm nô dịch ở Ai Cập – Mười điều răn của Moses

Dân tộc Israel đã ở lại Ai Cập với số người càng ngày càng đông. Vài trăm năm sau, Pharaon lo rằng người Israel có số lượng quá lớn sẽ tạo thành nguy cơ đối với chính quyền Ai Cập, Vì thế Pharaon đã đã ép người Do Thái làm nô dịch, thậm chí còn ra lệnh giết những đứa con trai mới sinh của dân tộc này.

Trong thời khắc nguy nan, Moses nổi tiếng đã xuất hiện.

Moses ra đời trong thời đại trẻ mới sinh đã bị giết chết thế nhưng ông lại may mắn được con gái của Pharaon nhận nuôi. Sau đó dưới sự dẫn dắt của Thiên Chúa, Moses đã giáng mười tai họa xuống Ai Cập để ép Pharaon cho người Israel rời khỏi. Thiên Chúa còn đích thân hiện ra ở núi Sinai để kết giao ước với người Israel. Đó chính là Mười điều răn của Moses. Trong đó, ba điều răn đầu tiên và quan trọng nhất là:

  1. “Ta là Jehovah Đức Chúa Trời ngươi, đã rút ngươi ra khỏi xứ Ai Cập, tức là khỏi nhà nô lệ. Trước mặt ta ngươi chớ có các Thần khác
  2. “Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống như những vật trên trời cao kia, hoặc ở nơi đất thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất.
  3. Ngươi chớ lấy danh của Jehovah Đức Chúa Trời ngươi mà làm chơi (Phục truyền Luật lệ ký 5: 7-11)

Dân chúng Israel đồng thanh nói rằng: “Chúng tôi sẽ làm mọi lời Đức Jehovah phán dạy” (Xuất Ê-díp-tô ký 24: 3).

Lịch sử Israel (2): Tổ tiên người Israel và những lời hứa với Thiên Chúa
Moses và bảng 10 điều răn. (Miền công cộng)

Thế nhưng người Israel không hiểu rằng giao ước với Thần là điều nghiêm túc như thế nào. Trên đường đi, họ nhiều lần làm trái giao ước, kết quả nhiều lần bị Đức Jehova trừng phạt nghiêm khắc, khiến dân tộc Israel phải lang thang ở vùng sa mạc trong 40 năm. Những người làm trái giao ước đều chết trên đường đi, không ai vào được vùng đất Canaan.

Thiên Chúa đã phán rõ rằng, Ngài đưa họ ra khỏi Ai Cập chính là thực hiện giao ước với tổ tiên của họ, chứ không phải là bởi vì số người Israel đông hay do hoàn cảnh tốt hơn. Ngược lại, Israel lại là một dân tộc cứng đầu, không chịu vâng phục Thiên Chúa, luôn muốn làm theo ý mình.

Thời đại các quan xét

Sau khi Moses qua đời, Joshua tiếp nối nhiệm vụ. Dưới sự hướng dẫn của Chúa, dân tộc Israel anh dũng chiếm được nhiều thành trì. Các dân tộc vốn sống ở vùng đất Canaan gần như diệt vong hoàn toàn.

Các bạn có còn nhớ không? Những dân tộc ở vùng Canaan vốn là con cháu của Canaan từng bị Noah rủa sả. Khi ấy những dân tộc này đã vô cùng bại hoại.

Sau đó, người Israel định cư Canaan, có một cuộc sống ổn định, an cư lạc nghiệp. Tuy nhiên sau khi Joshua qua đời, rất nhanh sau đó người dân Israel đã quên đi Thiên Chúa, bái tà thần Baal của dân tộc khác.

Thiên Chúa đã trừng phạt dân tộc này, cho phép giặc cướp đến xâm phạm, cướp bóc. Dân tộc Israel kêu khổ thấu trời nên Thiên Chúa lại phái các quan xét đến giải cứu người Israel. Bình thường, các quan xét sẽ quản lý những việc kiện tụng dân sự; đến thời chiến, những vị quan này sẽ lãnh đạo quân đội, giúp dân tộc Israel quay lại tôn kính Thượng đế.

Khi vị quan xét cuối cùng là Samuel lớn tuổi, con trai của Samuel trở thành quan xét nhưng người này không noi theo gương cha, tham lam, nhận hối lộ, chấp pháp không công bình. Người Israel liền gặp Samuel yêu cầu lập một vị vua giống những quốc gia xung quanh. Tuy lòng của Samuel không muốn, Đức Yehovah nói với ông rằng: “Hãy nghe theo mọi lời dân sự nói cùng ngươi; ấy chẳng phải chúng nó từ chối ngươi đâu, bèn là từ chối ta đó, hầu cho ta chẳng cai trị chúng nó nữa” (Samuel 8:7).

Thời kỳ Đền thờ thứ nhất

Thông qua Samuel, Đức Yehovah chọn vị dũng sĩ Saul cao lớn anh tuấn. Saul được Samuel xức dầu và trở thành vị vua đầu tiên của Israel.

Xức dầu là một truyền thống tôn giáo của dân tộc Israel. Nghi thức này thể hiện người được xức dầu chính là người được Thiên Chúa chọn.

Lúc đầu Saul rất được lòng dân, nhưng sau đó vị vua này đã nhiều lần phạm tội bất kính khiến Thiên Chúa hối hận. Người được xức dầu trở thành vua tiếp theo là cậu bé chăn cừu David.

David vô cùng thành kính với Thiên Chúa. Ông không chỉ là một dũng sĩ, mà còn là một nhạc sĩ, một nhà thơ. David đã để lại rất nhiều bài thơ ca ngợi Thiên Chúa. Chúa Jesus sau này chính là hậu duệ của dòng dõi David. David không chỉ dẫn dắt dân tộc Israel đánh bại dân ngoại xâm mà còn mở rộng bờ cõi.

Khoảng năm 1000 TCN, David chiếm được một pháo đài quân sự và đổi tên thành Jerusalem, có nghĩa là “Thành phố của hòa bình”. Sau khi David qua đời, người con trai Solomon lên ngôi. Solomon đã đưa dân tộc Israel vào thời kỳ hoàng kim, phát triển kinh tế thương nghiệp. Solomon đã dùng thời gian 7 năm để xây dựng một đền thờ huy hoàng. Lịch sử gọi là Đền thờ thứ nhất. Hòm giao ước chứa hai bảng đá khắc 10 điều răn của Moses được thờ phượng ở đây.

ntdvn abraham moses minh chan tuong 5
El Escorial được thiết kế mô phỏng theo Đền thờ của Solomon. (Wikipedia/Zvonimir Stamenov/SA-4.0)

Tuy nhiên, đáng tiếc rằng, sau đó Solomon sống xa hoa lãng phí, cưới 700 người vợ, thờ hình tượng Thần của các dân tộc khác. Sau khi Solomon qua đời, đất nước Israel đã chia tách làm hai. Mười chi phái ở phía bắc kết hợp với nhau, thành lập Vương quốc Israel. Hai chi phái ở phía nam thành lập Vương quốc Judah, lấy Jerusalem là thủ đô.

Hai quốc gia này đối lập với nhau và đều không có nhiều vị vua giỏi. Hai trăm năm sau, Vương quốc Israel ở phía Bắc bị Assyria tiêu diệt. Người Do Thái trong mười chi phái ở đây bị lưu đày đến các vùng khác và tiêu mất. Vương quốc Judah tồn tại thêm hơn 100 năm và đến năm 586 TCN bị vương quốc Babylon đánh chiếm. Đền thờ thứ nhất bị phá hủy. Đến đây Thời kỳ Đền thờ thứ nhất trong lịch sử Do Thái cũng chấm dứt.

Tù nhân của Babylon (Năm 597 TCN – 538 TCN)

Phần lớn người Do Thái bị bắt đến Babylon làm tù binh. Người Do Thái đau khổ tự hỏi rằng: Tại sao Thiên Chúa không bảo vệ chúng ta? Vì sao những kẻ ngoại bang lại giành được chiến thắng?

Trên thực tế, có nhiều vị tiên tri đã dự ngôn về tai nạn này, lớn tiếng nhắc nhở dân tộc Israel. Thế nhưng những lời “thuốc đắng giã tật” lại được xem là dị đoan, hơn nữa các nhà tiên tri còn bị bức hại. Việc dân tộc Do Thái bị cầm tù ở Babylon được lịch sử gọi là Cuộc ly tán lần thứ nhất.

Cuối cùng người Do Thái đã suy nghĩ lại và ý thức được rằng, đây chính là sự trừng phạt của Thiên Chúa cho tội lỗi của họ. Thế nhưng Thiên Chúa không phải đang vứt bỏ người dân Israel, mà chính là đang sửa trị họ. Tiên tri Elijah đã dự ngôn rằng 70 năm sau, người Israel sẽ trở về Jerusalem.

Thời kỳ Đền thờ thứ hai

Năm 530 TCN, Babylon bị Ba Tư tiêu diệt. Vua Ba Tư cho phép người Do Thái trở về quê hương và xây dựng Đền thờ thứ hai. Thời điểm xây xong Đền thờ thứ hai (năm 516 TCN) cách thời điểm Đền thờ thứ nhất bị hủy vừa đúng 70 năm.

ntdvn abraham moses minh chan tuong 4
Mô hình Đền thờ thứ 2. Wikipedia/ Daniel Ventura/ SA-3.0)

Trong thời kỳ Ba Tư, cuộc sống của người Do Thái tương đối ổn định. Thế nhưng những ngày tháng tốt đẹp không kéo dài quá lâu. Sau đó Alexander Đại đế của Đế chế Macedonia tiêu diệt Ba Tư. Người Do Thái đã phải cúi đầu thần phục đế chế Hy Lạp. Tín ngưỡng của người Do Thái xung đột mạnh mẽ với văn hóa Hy Lạp. Người cai trị của Hy Lạp còn chú ý đến Đền thờ, muốn biến nơi này thành chỗ thờ phượng Thần Zeus.

Điều này đã chạm đến giới hạn của người Do Thái. Họ cầm vũ khí đứng dậy phản kháng và hết lòng tin tưởng rằng Thượng Đế sẽ giúp họ chiến thắng. Tuy nhiên cuộc khởi nghĩa duy trì chưa đến 7 năm. Sau đó là thời kỳ của La Mã. Caesar Đại đế đã cho Vua Herod cai quản vùng đất của người Do Thái. Vua Herod nổi tiếng tàn bạo nhưng lại quyết định mở rộng Đền thờ thứ hai để được lòng dân chúng.

Chúa Jesus đã ra đời trong thời đại của Vua Herod. Tuy rằng Chúa Jesus đã làm rất nhiều phép lạ nhưng muốn người Do Thái thừa nhận Chúa Jesus là con của Đức Yehovah thật không hề dễ dàng. Hơn nữa, các thầy tư tế còn đố kỵ và sợ sức ảnh hưởng của Chúa Jesus. Chúa Jesus cũng không biện hộ cho bản thân mình, bởi vì Ngài cần phải tiêu bỏ tội nghiệp cho những người tin Ngài.

Cuộc ly tán lần thứ hai (Năm 73 đến năm 1948)

Sau đó, các tín đồ Cơ Đốc đã truyền Phúc âm của Chúa Jesus đến La Mã, và chịu khoảng 250 năm bức hại tàn khốc. Từ đó, Cơ Đốc giáo bắt đầu phát triển rực rỡ. Lúc này, người Do Thái ở thành Jerusalem lại bắt đầu một kiếp nạn kéo dài gần 2000 năm. Đó chính là sự trừng phạt cho tội giết hại Chúa Jesus.

Năm 66, quan tổng đốc La Mã vơ vét của dân đã dấy lên sự phản kháng của người Do Thái, nhưng cuộc khởi nghĩa đã bị đàn áp dã man. Jerusalem gần như biến thành bình địa. Đền thờ bị hủy, chỉ còn lại bốn bức tường. Đó chính là Bức tường than khóc ngày nay.

Đến năm 135, khởi nghĩa của người Do Thái lại một lần nữa thất bại khiến gần 600.000 người bị giết chết. Những người Israel còn lại bị cấm vào Jerusalem. Từ đó dân tộc Do Thái bắt đầu hành trình phiêu bạt ở các nơi trên thế giới. Giờ đây điều duy nhất giúp họ gắng gượng chính lời hứa của Thiên Chúa .

Mãi đến năm 1948, người Do Thái phục quốc.

Khi phân tích lịch sử Do Thái, sẽ không khó để chúng ta phát hiện rằng, tư duy và hành vi của người Do Thái cũng như sự hưng thịnh và suy vong của dân tộc này ở thời kỳ TCN không khác mấy so với các dân tộc khác trên thế giới. Thế nhưng điều gì đã khiến người Do Thái lại có thể vượt qua gần 2000 năm phiêu bạt và nhiều cuộc bức hại diệt chủng?

Đó là vì Thiên Chúa vẫn luôn thực hiện giao ước với tổ tiên của họ. Thiên Chúa không bao giờ thất hứa. Và lời hứa này cũng có thể liên quan đến con người trên toàn thế giới. Trong lúc người Do Thái và các tín đồ Cơ Đốc giáo đều đang chờ đợi Đấng Mesiah, Vua của muôn Vua. Phật Thích Ca Mâu Ni cũng thường giảng rằng Phật Di Lặc, vị Phật tương lai sẽ đến.

Nếu so sánh với thời kỳ người Do Thái đóng đinh Chúa Jesus lên Thập tự giá, chẳng phải thế giới hôm nay của chúng ta đang ngày càng mất đi sự tín ngưỡng vào Thần, tràn ngập các loại Thần giả và thiên tai nhân họa không ngừng hay sao?

Khi các tôn giáo lớn đang đợi chờ Đấng Messiah, Vua của muôn Vua giáng lâm, ai có thể nhận ra ngài? Ai là chiên con được Ngài lựa chọn tiến vào tương lai?

Lịch sử của người Do Thái gợi cho chúng ta cuộc xung đột về lãnh thổ và tôn giáo giữa Israel và Palestine, phải chăng đây là một cơ hội giúp con người suy nghĩ lại?

(Còn tiếp)

Tuyết Lợi – wenshidaguanyuan
Đức Nhân biên dịch


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x